Trung Đông vẫn loạn, Ai Cập tung “nắm đấm thép”

11/05/11, 21:29 Không đặt tên

font size=2 face=Arial>

Lực lượng an ninh tại Syria và Yemen đã tấn công người biểu tình, trong khi tại Ai Cập, hơn 190 người sẽ phải ra tòa án binh vì “gây rối trật tự công cộng”. Liệu “nắm đấm thép” mà Bộ trưởng Tư pháp Ai Cập đưa ra có thay đổi được thế cục?

Tại Syria ngày 8/5, các lực lượng an ninh đã tiến vào nhiều khu vực tại thành phố Homs, trung tâm của các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Bashar al-Assad. Theo thông tin từ Đài truyền hình nhà nước Syria, tiếng súng máy hạng nặng và đạn pháo đã nổ ra trong thành phố, nơi điện và các phương tiện liên lạc bị cắt đứt gây khó khăn cho 1 triệu người dân đang sinh sống tại đây.

 

 Một cuộc biểu tình kêu gọi mở rộng quyền tự do cá nhân tại Syria

Các chiến dịch của cảnh sát vẫn tiếp tục diễn ra ở Baniyas và Deraa. Tại thành phố duyên hải Baniyas, các nhà hoạt động cho biết 6 người đã bị bắn chết và ít nhất 200 người bị bắt, trong đó có một cậu bé 10 tuổi. Tại thành phố miền Nam Deraa, nơi những cuộc biểu tình phản đối chính phủ nổ ra từ tháng 3, người dân vẫn bị cô lập với các khu vực khác của đất nước.

Trong khi đó, hơn 500 người được cho là đã thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra tại Syria vào giữa tháng 3. Hôm qua (9/5), LHQ đã bày tỏ quan ngại trước tình hình bạo lực tại thành phố phía nam Syria, Deraa.

Những cuộc xung đột tại Syria đã kéo sang tuần lễ thứ 7 đe doạ 11 năm cầm quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Các cam kết cải cách mà ông đưa ra vẫn không giúp cải thiện tình hình. EU đã công bố một lệnh cấm vận vũ khí với quốc gia này. 13 “quan chức và các cộng sự của chế độ Syria” đã bị cấm nhập cảnh tại bất cứ quốc gia nào thuộc liên minh Châu Âu và ra lệnh đóng băng tất cả các tài sản của họ tại đây.

 Một nhà thờ bị hư hại sau các cuộc xung đột sắc tộc tại Cairo

Tại Ai Cập, việc thay đổi chế độ có vẻ không giúp gì cho ổn định chính trị khi xung đột tôn giáo vẫn tiếp tục diễn ra. Những cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Hồi giáo và Thiên chúa giáo (chiếm khoảng 10% dân số) khiến ít nhất 12 người thiệt mạng.

Bạo lực đã xảy ra vào hôm 7/5 sau khi hàng trăm người Hồi giáo bảo thủ tập trung bên ngoài nhà thờ Coptic Saint Mena tại quận Imbaba, thuộc thủ đô Cairo biểu tình để phản đối một cáo buộc cho rằng, một phụ nữ Cơ đốc bị bắt giam vì muốn cải đạo sang tôn giáo của chồng. Người phụ nữ này đã bác bỏ cáo buộc trên trong một cuộc phỏng vấn của một kênh truyền hình Cơ đốc.

Các lực lượng an ninh đã can thiệp để giải tán đám đông và một lệnh giới nghiêm được ban hành ở khu vực này sau khi một nhà thờ trong vùng bị đốt cháy. Hơn 190 người bị bắt giữ sau các vụ đụng độ sẽ phải ra tòa án binh với tội gây rối trật tự công cộng và gây nguy hại cho an ninh quốc gia.

 Đụng độ giữa lực lượng chính phủ và người biểu tình vẫn tiếp diễn

Tình hình phức tạp đã buộc Thủ tướng Ai Cập Essam Sharaf phải hoãn chuyến thăm tới vùng Vịnh để triệu tập một cuộc họp nội các khẩn cấp. Sau cuộc họp, Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập cho biết nhân dân, cảnh sát và quân đội Ai Cập sẽ “sát cánh bên nhau để đẩy lui cuộc phản cách mạng này.”

Ở Yemen, lực lượng an ninh đã bắn chết ba người biểu tình trong khi hàng chục nghìn người xuống đường tại nhiều thành phố và thị trấn đòi Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức. Ngày 8/5, liên minh đối lập gồm sáu đảng ở Yemen đã lên tiếng yêu cầu chính phủ phải từ chức trong vòng hai ngày.

Tại Bahrain, Quốc vương Hamad bin Isa al-Khalifa đã ra lệnh sẽ bãi bỏ tình trạng khẩn cấp vào ngày 1/6 tới.

Đám đông biểu tình tràn ngập Quảng trường Pearl, Bahrain (19/2)

Ít nhất 30 người thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình của người Shia, chiếm đa số tại Bahrain, diễn ra từ tháng 2 năm nay. Được truyền cảm hứng từ các cuộc nổi dậy tại Tunisia và Ai Cập, người Shia tại Bahrain bắt đầu biểu tình từ ngày 14/2 yêu cầu mở rộng tự do cá nhân và các quyền lợi khác.

Lệnh tình trạng khẩn cấp được ban bố từ ngày 15/3 sau khi liên quân vùng Vịnh do Saudi Arabia dẫn đầu vào Bahrain giúp chính quyền trấn áp những nhóm nổi dậy Shiite thiểu số.

Quốc vương Hamad bin Isa Al Khalifah trở thành Tiểu vương Bahrain năm 1999 sau khi cha của ông qua đời và biến quốc gia vùng Vịnh này thành vương quốc 3 năm sau.

Phương Mai (Tổng hợp)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi