Thiên cơ từ bức họa “Những người chăn cừu ở Arcadia”
“Cho dù ở Arcadia thì cũng có sự chết chóc!”. Tại vùng đất thơ mộng thiêng liêng sánh ngang với thiên đường này, cũng có sự khổ đau của luân hồi sinh tử. Và con người ở cảnh giới cao siêu, họ đón nhận điếm báo đó với thái độ ra sao? Điềm nhiên hay sợ sệt?
Cha đẻ của hội họa Pháp, Nicolas Poussin, trong các tác phẩm của ông hàm chứa nhiều thiên cơ rất sâu xa, điều này có lẽ liên quan đến tinh thần cổ điển và tín ngưỡng sâu đậm của ông. Bức họa “Những người chăn cừu ở Arcadia” từ trước đến nay luôn được ca ngợi, nó rất giống với một bài thơ cổ của Trung Quốc, “Xuân giang hoa nguyệt dạ”. Bởi vì chúng có thể hòa quyện giữa cái đẹp và triết lý vào làm một, vậy nên đã lưu danh ngàn đời.
- Xuân giang hoa nguyệt dạ là một thi phẩm của Trương Nhược Hư. Theo Đường Thi tuyển dịch (tập 2), thì đây là một bài thơ tuyệt diệu với ngôn ngữ giản dị mà tươi tắn, thanh tao; âm điệu bàng hoàng, triền miên; hình ảnh sinh động, cảm xúc chứa chan.
Trong truyền thuyết, Arcadia là vùng đất của sự vui vẻ thanh bình, một nơi cách biệt với thế giới bên ngoài, là một vùng đất lý tưởng. Trong bức vẽ, có ba người chăn cừu và một người phụ nữ. Người chăn cừu từ trước đến nay thường mang ý nghĩa tượng trưng cho tôn giáo phương Tây, hoặc chí ít thì ba người chăn cừu này cũng đại biểu cho cuộc sống bình dị tốt đẹp của người Arcadia. Nhưng vấn đề là ba người chăn cừu này đang đọc những chữ khắc trên phiến đá, mà chữ khắc trên đó lại viết: “Cho dù ở Arcadia thì cũng có sự chết chóc!”.
Cũng chính là nói, tại vùng đất thơ mộng thiêng liêng này, cũng có sự khổ đau của luân hồi sinh tử! Đứng ở góc độ một nhà bình luận, bức họa này là dùng tầm nhìn cao mà coi thường sự sống chết, là nói với mọi người rằng, “Chết có gì đáng sợ chứ!”. Và nếu Poussin muốn biểu đạt một loại cảnh giới tư tưởng vượt ra khỏi cái chết, thì sao ông lại chọn nơi trong truyền thuyết là Arcadia?
Tại vùng đất thiêng liêng đầy thơ mộng này, Arcadia được sánh ngang với thiên đường; ba người chăn cừu cùng tụm lại nghiên cứu xem xét thảo luận về các chữ khắc trên phiến đá, điều này cho thấy việc này từ trước đến nay chưa từng xảy ra, mà đây lại là một loại dự ngôn. Trong bức họa, bốn người với vẻ mặt kinh hãi, sửng sốt và trầm tư, cho thấy họ chưa từng thấy cái gọi là “tử vong” được viết trên phiến đá, nếu không họ cũng không tập trung lại nghiên cứu thảo luận và suy ngẫm. Những điều này nói rõ rằng, vùng đất thiêng liêng đẹp đẽ này đã xảy ra vấn đề gì đó. Vấn đề này chính là tử vong! Tử vong chính là đi đến hủy diệt, từ đó người ta cũng không cách nào thưởng thức cảnh đẹp nơi đây nữa.
Chúng ta hãy xem phản ứng của các nhân vật trong bức họa. Tư thái nét mặt của bốn nhân vật cho thấy những suy nghĩ trong lòng họ, nhưng có một điểm khác là tư thái nét mặt của bốn người này không giống với người thường. Nếu là một người bình thường, lúc đối diện với tử vong, họ hoặc là tê liệt hoặc là đau thương. Tuy nhiên trong bức họa, biểu lộ thái độ của bốn người lại rất khác so với người bình thường, mặc dù có chút kinh ngạc, nhưng so với người bình thường có sự khác biệt rất lớn, điều này cho thấy sức chịu đựng vốn có của sinh mệnh ở cảnh giới tốt đẹp.
Đặc biệt là người phụ nữ đứng bên cạnh, từ tư thái và cách ăn mặc đều thể hiện là Thần thái; người phụ nữ này không phải là một người bình thường, thậm chí là so với ba người chăn cừu kia thì vẫn tỏ ra cao quý, sang trọng và tao nhã. Mặc dù không có những trang sức quý giá hoa lệ, nhưng tư thế nhìn xuống và thái độ biểu lộ cũng đủ để thấy rõ người phụ nữ này là nhân vật quan trọng của vùng Arcadia. Từ cách ăn mặc của người phụ nữ này, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn ra được bà rất giống Đức Mẹ. Do đó có thể đoán được, người phụ nữ này là Nữ Thần của Arcadia, cai quản vùng Arcadia.
Còn một điểm nữa đáng để chúng ta suy ngẫm sâu thêm, đó là lời dự ngôn “tử vong” xuất hiện trong các chữ trên phiến đá, điều này cho thấy từ rất lâu số phận của Arcadia đã được định sẵn rồi, đây là tổ tiên của người Arcadia – giống như Moses – lưu lại cho người đời sau. Đây là một loại điềm báo, thường hay dùng để nhắc nhở người đời sau, mang đậm sắc thái thần bí.
Cuối cùng chúng ta trở lại với vị Nữ Thần này, hành động biểu cảm của vị Nữ Thần này đáng để chúng ta suy nghĩ nhất. Đầu tiên là khi đối diện với dự ngôn “tử vong” trong những chữ khắc trên phiến đá, bà rơi vào trạng thái suy nghĩ trầm tư, nhưng kiểu trầm tư này lại rất điềm tĩnh, hoàn toàn không nhìn thấy nét tâm thần mê loạn hay hoảng loạn. Một mặt lộ ra khí phách và trí huệ của bà, mặt khác có lẽ là bà đã biết nên phải làm như thế nào rồi. Bà cùng với con dân của mình – ba người chăn cừu, cùng đọc các chữ khắc trên phiến đá kia; điều này cho thấy bà dám đối diện với sự thật này, mà kiểu trầm tư suy nghĩ và điềm tĩnh kia lại chứng tỏ bà rất muốn gắng sức giải quyết vấn đề này.
Một thiên đường giống như một thế giới tốt đẹp đã xuất hiện vấn đề, chúng sinh không thể không đối diện với mối đe dọa tử vong, dần dần đi đến hoại diệt. Mà lúc này, Nữ Thần của Arcadia trong khi đang suy nghĩ đã làm xong dự định giải cứu con dân của mình. Ngay sau đó, trong phút chốc ý tưởng liền phản ánh vào trong đầu của Poussin, ông thông qua màu sắc và kết cấu bố cục mà biểu hiện ra điều đó trên bức họa.
Màu sắc trong bức họa biểu hiện sự sâu sắc, giống như một loại ký ức. Điểm dừng của bức họa lại là Nữ Thần dẫn ba người con dân của mình cùng đối diện các chữ khắc trên phiến đá hướng về dự ngôn; dự ngôn rằng thế giới này sẽ đi đến hoại diệt. Đây cũng chính là lời nhắn nhủ từ bức tranh. Hoặc có lẽ là Poussin đã biết, hoặc là không biết, chỉ là Thần mượn tài hoa của ông để nhắc nhở người đời thiên cơ này.
Xem thêm: Đi tìm nguyên nhân thật sự Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị
Theo chanhkien.org