Giáo dục Việt Nam có nhiều sự gây cười

15/01/14, 22:16 Tin Tổng Hợp

Từ quy định cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học, đến việc Bộ GD-ĐT cắt thi đua khen thưởng của các trường có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cao… Dư luận thấy … “buồn cười”. Cái sự gây cười ở đây nó thật chua sót!

Cười cái gì?

Nhẽ thứ nhất, cười vì trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Cách đây không lâu, trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”, một phụ huynh hỏi bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: “Con tôi đang phải làm những đề toán theo kiểu: “Nam năm nay 4 tuổi, mẹ Nam gấp 3 lần tuổi của Nam, hỏi mẹ Nam năm nay bao nhiêu tuổi?” – đáp án: “Mẹ Nam năm nay 12 tuổi”. Hay một đề toán “ghê rợn” khác: “Em có 5 ngón tay. Em chặt bớt 2 ngón. Hỏi còn mấy ngón?”.

Thay vì trả lời, ông bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận, những thông tin trên thuộc về sai sót, phi lí, không thực tiễn của những trích dẫn mà phụ huynh đưa ra.

Ông lại còn khẳng định: “Những tài liệu này do người viết không đủ kiến thức về khoa học giáo dục, không có kiến thức về thực tiễn và thiếu trách nhiệm khi biên soạn, được những nhà xuất bản, nhà in chạy theo đồng tiền đơn thuần đưa ra thị trường. Do vậy, nó thâm nhập ở mức độ nhất định vào các nhà trường”.

Đề toán “tảo hôn”, vì mẹ mới 12 đã sinh con.

Vậy là thò ra cái “đuôi” bao biện. Hễ làm sai là tìm mọi cách để che đậy sự bất thường đầy nguy hiểm trong giáo dục của chúng ta.

Nhẽ thứ hai, cười vì sự nhầm lẫn, khi kiểm tra vở Văn, một phụ huynh trường THCS Monoloxop (Hà Nội) “sốc” khi thấy con viết: “tiếng chuông Trấn Vũ” là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn “canh gà Thọ Xương” là món canh gà ở Hồ Tây (Hà Nội). Cô giáo không sửa sai lỗi này mà vẫn cho điểm 8+.

Thực tế, khi đọc cái đề bài về tính tuổi mẹ, tuổi con của học sinh tiểu học, hay bài văn 8+ với những lời phân tích “canh gà Thọ Xương” là món ẩm thực, biết bao người đã “cười” ra nước mắt, vì nó vô cảm và ngớ ngẩn hết chỗ nói. Tuy nhiên, sai sót này có thể khắc phục, nhưng khi đọc đề bài tính trừ bằng cách chặt ngón tay thì ai cũng phải rùng mình.

“Tôi nghe đã thấy buồn cười. Chính cái sự giải thích của ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm người ta buồn cười nhiều hơn. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, việc dạy học như thế là do thiếu kiến thức, thiếu khoa học giáo dục…

Tôi nhận thấy, hình như ông bộ trưởng Giáo dục chưa thấy hết mức trầm trọng của câu chuyện này. Việc ra đề bài cho đến việc chấm bài cho học sinh mà phụ huynh phản ánh nói trên, cho thấy rất rõ lỗi trầm trọng trong bộ phận quan trọng nhất của “cỗ máy” giáo dục. Một cỗ máy sai sót và lỗi như thế thì sản phẩm làm ra chắc chắn sẽ bị lỗi. Có lẽ trong chúng ta, rất nhiều người đang khao khát có được phép màu chui vào trong bộ não của những giáo viên này, để xem cái gì đang diễn ra trong tư duy của họ và đặc biệt trong tâm hồn của họ”, ông Trần Việt Trung, nguyên Cục phó Cục phòng chống tệ nạn ma túy (Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) nói.

Đề toán gây sốc vì yêu cầu học sinh… chặt ngón tay của mình.

Nhẽ thứ 3, cười vì thiếu thực tế. Trong các câu chuyện “cười” ra nước mắt của ngành giáo dục, phải kể đến cái thông tư không chút thực tế nào về việc cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Không hiểu là người soạn ra cái thông tư ấy nghĩ gì, nhưng đọc lên ai cũng muốn cười. 

Cười thêm tí nữa… thành muốn khóc

Còn nhiều sự buồn cười trong ngành Giáo dục, nói thêm tí nữa thì lại thành ra… muốn khóc. Chẳng hạn, tại hội nghị tổng kết năm học 2012 – 2013, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã thông báo một quyết định của Bộ: “Toàn ngành giáo dục đã quyết định tỉ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỉ lệ tốt nghiệp những năm trước”. Vừa nghe thông tin này, nhiều đại biểu về dự hội nghị phải bật cười. 

TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nói: “Chính cái thông báo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm cho người ta buồn cười. Trước đây có một cuộc họp tuyệt mật của Bộ với 63 tỉnh, thành về vấn đề thi tốt nghiệp. Bộ bắt các địa phương cam kết năm nay tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT không được cao hơn năm ngoái. Anh cam kết mà không làm hoặc làm không đúng thì phạt, đó là điều hiển nhiên thôi. Nhưng điều lạ ở chỗ chưa thi mà lại bảo người ta cam kết đỗ bao nhiêu, trượt bao nhiêu. Đưa ra cam kết như vậy vô hình trung Bộ đã công nhận kết quả thì là không thực chất. Trong khi Bộ yêu cầu các Sở GD-ĐT phải cam kết tổ chức thi cử nghiêm túc. Nếu sau khi thi xong, có khâu nào đó không nghiêm túc thì xử phạt. Thế thì dư luận mới thấy thoả đáng chứ”. 

Như vậy, việc các Sở GD-ĐT cam kết tỉ lệ đỗ tốt nghiệp năm sau không được cao hơn năm trước cũng là sai luật. Vì với bao nhiêu tiền đầu tư cho giáo dục, cải tiến chất lượng dạy và học để phát triển lên, cớ làm sao mà lại không cho tỉ lệ tốt nghiệp cao hơn năm ngoái. Chính sự nghịch lí này đã tạo ra “nụ cười”. Nhưng có lẽ nó lại dễ hiểu, là bởi cả hệ thống giáo dục mải miết chạy theo thành tích, nên cái câu chuyện địa phương nào tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cao bị cắt thi đua, bình thường thì là mâu thuẫn, vô lí, bất thường, nhưng xét trong tổng thể cả cái guồng đó, nó lại là điều rất hợp lí. Hợp lí đến chua xót!

Theo quy định mới của bộ GD-ĐT, các Mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học sẽ được cộng 2 điểm.

Trước cái tình huống “cười” ra nước mắt, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, giải thích: “Với các yếu tố của quá trình dạy học còn nhiều hạn chế hiện nay, ai cũng hiểu được rằng tỉ lệ tốt nghiệp THPT tăng chạm ngưỡng tối đa là thực chất hay chưa thực chất. Nếu tỉ lệ quá cao của năm trước đã không thực chất thì việc tiếp tục tăng thêm nữa vào năm sau càng thể hiện sự thiếu quyết tâm “thi thực chất”. Bởi vậy, việc Bộ GD-ĐT bàn bạc trao đổi và thống nhất không tăng tỉ lệ tốt nghiệp là không hề vô lí. Tuy nhiên, dư luận lại cho rằng, nếu còn giữ mãi cách làm này, câu chuyện “cười” ra nước mắt của ngành Giáo dục sẽ vẫn cứ còn mãi.

Phương Đoàn Thế
Theo Nguoiduatin 

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp