Tập Cận Bình muốn dùng Ma Cao để thay thế cho Hồng Kông?

23/12/19, 14:21 Thế giới
Tập Cận Bình và một số quan chức cấp cao từ Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao đã tham dự buổi liên hoan văn nghệ được tổ chức tại Sân vận động Đại hội thể thao Đông Á Ma Cao.
Tập Cận Bình và một số quan chức cấp cao từ Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao đã tham dự buổi liên hoan văn nghệ được tổ chức tại Sân vận động Đại hội thể thao Đông Á Ma Cao. (Ảnh: AFP)

Nhân dịp Ma Cao kỷ niệm tròn 20 năm ngày được ‘chuyển giao chủ quyền’, Tập Cận Bình đã công bố một loạt chính sách để hỗ trợ ngành tài chính ở địa phương, muốn chuyển nền kinh tế của Ma Cao từ sòng bạc sang trung tâm tài chính. Ngoại giới lo ngại rằng liệu Ma Cao có đủ điều kiện để trở thành trung tâm tài chính hay không, hay tất cả chỉ là một trò hề chính trị?

Tập Cận Bình muốn dùng Ma Cao để thay thế cho Hồng Kông? (ảnh 1)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Trưởng Đặc khu hành chính Ma Cao Thôi Thế An tại sân bay Ma Cao vào ngày 18/12/2019. (Ảnh: Reuters)

Vào ngày 20/12, Ma Cao kỷ niệm tròn 20 năm ngày chuyển giao chủ quyền, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã đến Ma Cao từ sớm để tham dự sự kiện này.

Để tránh gặp phải những người biểu tình trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ, chính quyền Ma Cao đặc biệt tăng cường an ninh để bảo vệ, thiết lập thêm những trạm kiểm tra an ninh đường bộ, dừng đường sắt, cấm đường thủy, ngừng cung cấp xăng dầu ở trạm xăng, máy rút tiền không được phép rút tiền… gần như đã làm “tê liệt” Ma Cao.

Một số phóng viên đã bị cảnh sát chặn lại khi họ đến Ma Cao, bị từ chối nhập cảnh. Đài phát thanh Pháp (RFI) nhận định rằng, như vậy sẽ không còn vấn đề gì có thể khiến cho Tập Cận Bình không vui.

Khi Tập Cận Bình gặp mặt Trưởng Đặc khu Ma Cao Thôi Thế An (Fernando Chui) đã nói rằng, chính phủ Ma Cao đã thực hiện toàn diện và chính xác phương châm “một quốc gia, hai chế độ”. Ngoại giới lo ngại, dưới sự hỗ trợ của Tập Cận Bình thì liệu Ma Cao, được cho là mô hình điển hình của “một quốc gia, hai chế độ” có thể thay thế cho Hồng Kông hay không?

Bình luận viên thời sự Đường Tịnh Viễn nói rằng: “Thôi Thế An có thể được coi là người chủ động dẫn đầu chính phủ Đặc khu Ma Cao, bán nhân quyền cơ bản của người Ma Cao và lối sống tự do của họ trước khi thực hiện ‘một quốc gia, hai chế độ’ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nói cách khác, lý do khiến Tập Cận Bình hài lòng nhất với Ma Cao là vì Ma Cao đang khoác một tấm da ‘một quốc gia, hai chế độ’ bên ngoài, nhưng thực chất đã là ‘một quốc gia, một chế độ'”.

Tập Cận Bình và một số quan chức cấp cao từ Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao đã tham dự buổi liên hoan văn nghệ được tổ chức tại Sân vận động Đại hội thể thao Đông Á Ma Cao.
Tập Cận Bình và một số quan chức cấp cao từ Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao đã tham dự buổi liên hoan văn nghệ được tổ chức tại Sân vận động Đại hội thể thao Đông Á Ma Cao. (Ảnh: AFP)

Tiết Trì, Học giả nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc cho rằng, địa vị quốc tế của Hồng Kông và Ma Cao có khác biệt rất lớn. Là một thuộc địa của Anh, Hồng Kông đã thay đổi từ một làng chài nhỏ thành một trung tâm tài chính thế giới trong hơn 100 năm. Khách quan mà nói, Ma Cao còn kém ở phương diện này rất nhiều, nó chỉ được biết đến với ngành công nghiệp cờ bạc.

Tiết Trì nói rằng: “ĐCSTQ muốn nâng đỡ ngành tài chính của Ma Cao, muốn chia sẻ địa vị trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông, muốn dùng chuyện này để hạn chế tác động của Hồng Kông, điều này hoàn toàn là mơ mộng hão huyền. Với Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến, sức mạnh của họ như thế, quy mô kinh tế như thế, nhưng họ còn xa mới thay thế được vị thế trung tâm kinh tế, trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông, huống hồ là Ma Cao nhỏ yếu, sao có thể gánh vác nổi trọng trách này?”.

Bình luận viên thời sự Đường Tịnh Viễn cho rằng, Hồng Kông có một sự tách biệt nhất định với Trung Quốc Đại lục, ngược lại, Trung Quốc Đại lục còn phải dựa vào Hồng Kông về mặt thuế quan, tài chính và kỹ thuật.

Đường Tịnh Viễn nói rằng: “Từ giai đoạn Hồng Kông thuộc Anh, Hồng Kông đã trở thành một trung tâm tài chính hoàn thiện, hơn nữa còn là một trung tâm tài chính tầm cỡ thế giới. Điều này thể hiện rằng Hồng Kông có một hệ thống tư pháp độc lập, hoàn chỉnh, cũng như dòng vốn mở cửa tự do cao độ và cơ chế lưu động thông tin. Ngoài ra còn có một số lượng lớn nhân tài liên quan đến ngành tài chính này. Cơ cấu kinh tế của Ma Cao rất đơn giản và phụ thuộc mạnh mẽ vào Đại lục”.

Kể từ khi chuyển giao chủ quyền của Ma Cao vào cuối năm 1999, thể chế của chính phủ Ma Cao, bất kể là hành chính, lập pháp và tư pháp đều hợp tác với phe Kiến Chế thân Bắc Kinh, có rất nhiều quan chức của chính phủ Ma Cao đều liên quan tới Đại lục.

Tập Cận Bình muốn dùng Ma Cao để thay thế cho Hồng Kông? (ảnh 2)
Nền kinh tế của Ma Cao chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp cờ bạc. (Ảnh: Getty Images)

Đường Tịnh Viễn chia sẻ: “Điểm khác biệt lớn nhất giữa Hồng Kông và Ma Cao là Ma Cao đã bị nội địa hóa sâu sắc, cái gọi là ‘một quốc gia, hai chế độ’ chỉ là miếng da bên ngoài. Hồng Kông lại đang từ chối nội địa hóa, Hồng Kông vẫn có một số nội dung hai chế độ thực sự, thứ mà hiện tại người Hồng Kông đang liều mạng giành lấy, chính là một phần cam kết mà ĐCSTQ đã vi phạm”.

Vào tháng 6 năm nay, ở Hồng Kông đã bùng nổ phong trào phản đối dự luật dẫn độ, cuộc phản kháng của người Hồng Kông đã kéo dài liên tục trong hơn nửa năm, khiến cho ĐCSTQ không còn mặt mũi nào. So với Hồng Kông thì Ma Cao nói gì nghe nấy, ngoại giới cho rằng, ĐCSTQ chắc chắn rất vui mừng khi nhìn thấy Ma Cao vẫn ổn định.

Tiết Trì nói rằng: “Như vậy vào lúc này, Trung Quốc Đại lục đến nâng đỡ Ma Cao, dùng Ma Cao để phân hóa tác động của Hồng Kông, thủ đoạn như vậy, thế giới đã có thể nhìn rõ, ĐCSTQ cũng rất rõ ràng. Bởi vì Ma Cao và Hồng Kông không ở cùng một đẳng cấp, vì thế ảnh hưởng của nó cực kỳ nhỏ bé. Chỉ có thể nói rằng chính sách của ĐCSTQ rất ngu ngốc”.

Lật Chiến Thư, Chủ tịch Ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ĐCSTQ đã nói trong một hội nghị có liên quan rằng, đã thực hiện thành công ‘một quốc gia, hai chế độ’ ở Ma Cao, đặc khu hành chính không tồn tại “hệ thống hiến pháp tách rời hiến pháp”“pháp trị tách rời hiến pháp”. Ngoại giới giải nghĩa rằng, lời nói này đang đả kích Hồng Kông.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL