Phóng viên Ma Cao bị đe dọa, phóng viên Hồng Kông bị từ chối nhập cảnh vào Ma Cao

19/12/19, 17:20 Trung Quốc

Ngày 20/12 là ngày kỷ niệm 20 năm chuyển giao chủ quyền của Ma Cao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đích thân đến nơi này để tổ chức các hoạt động liên quan. Các biện pháp an ninh địa phương đã được tăng cường đáng kể. Không chỉ các nhà báo địa phương ở Ma Cao bị đe dọa và cảnh cáo, mà các nhà báo Hồng Kông cũng bị ngăn cản nhập cảnh vào Ma Cao.

Phóng viên Ma Cao bị đe dọa, phóng viên Hồng Kông bị từ chối nhập cảnh vào Ma Cao (ảnh 1)
Ngày 20/12 là ngày kỷ niệm 20 năm chuyển giao chủ quyền của Ma Cao, Tập Cận Bình sẽ đích thân đến nơi này để tổ chức các hoạt động liên quan. Các biện pháp an ninh địa phương đã được tăng cường đáng kể. (Ảnh: Getty Images)

Gần đây, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã thông báo rằng, Cục Công an thành phố Châu Hải, Trụ sở kiểm tra biên giới nhập cảnh Châu Hải đã phối hợp đưa ra một thông báo công khai vào tối ngày 9/12 rằng, từ ngày 10 đến ngày 22, cơ quan công an sẽ thiết lập một trạm kiểm soát an ninh trên đảo nhân tạo ở phía Đông Cầu Hồng Kông – Châu Hải – Ma Cao, để tiến hành kiểm tra an ninh các nhân viên từ Hồng Kông nhập cảnh vào Macao và Châu Hải thông qua Cầu Hồng Kông – Châu Hải – Ma Cao, và triển khai kiểm tra an ninh các công cụ vận chuyển.

Ngay sau khi ĐCSTQ thiết lập một trạm kiểm soát an ninh, có tin tức ở Hồng Kông nói rằng, một số công dân đã bị “mất tích” khi họ đi qua cây cầu đến Ma Cao.

Công an Châu Hải đã có câu trả lời vào ngày 16/12, vào khoảng 15 giờ ngày 13, Cảnh sát Kiểm tra Biên giới Châu Hải đã tiến hành kiểm tra theo thông lệ một chiếc xe buýt từ Hồng Kông đến Ma Cao, phát hiện một hành khách nghi ngờ là đang bị truy nã. Hiện tại, người Hồng Kông này đã được cơ quan kiểm tra biên giới giao cho cơ quan thụ lý án xử lý.

Nhiều phóng viên bị ngăn cản đi vào Ma Cao

Ngày 16/12, một phóng viên của tờ “Now News” đã bị nhân viên biên phòng của ĐCSTQ trên đảo nhân tạo phía Đông từ chối nhập cảnh, nhân viên cũng không giải thích nguyên nhân, nhưng nói rằng tình trạng này sẽ kéo dài trong vài ngày.

Phóng viên Ma Cao bị đe dọa, phóng viên Hồng Kông bị từ chối nhập cảnh vào Ma Cao (ảnh 2)
Ngày 16/12, một phóng viên của tờ “Now News” đã bị nhân viên biên phòng của ĐCSTQ trên đảo nhân tạo phía Đông từ chối nhập cảnh. (Ảnh: Now News)

Vào ngày 17/12, tờ “South China Morning Post” cũng đăng tin nói rằng, Phila Siu, một phóng viên lâu năm của tòa soạn cũng đã bị giam giữ và thẩm vấn trong 3 tiếng đồng hồ khi anh đang ngồi tàu tiến về Ma Cao, sau đó anh đã bị từ chối nhập cảnh vào Ma Cao và đành phải trở về Hồng Kông.

Lý do nhân viên biên phòng từ chối cho phóng viên này nhập cảnh là vì “có dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy, các bên quan tâm đã cố gắng vào Khu hành chính đặc biệt Ma Cao để tham gia vào các hoạt động gây nguy hiểm cho an toàn hay trật tự công cộng của Đặc khu hành chính Ma Cao”.

Nghe nói, trong lúc nhà báo này bị tạm giam, được yêu cầu điền vào một mẫu đơn liên quan đến một lượng lớn thông tin cá nhân, trong đó bao gồm địa chỉ cư trú, tên của cha mẹ, tình trạng hôn nhân và mục đích của chuyến thăm.

Phóng viên Ma Cao bị đe dọa, phóng viên Hồng Kông bị từ chối nhập cảnh vào Ma Cao (ảnh 3)
Phila Siu, một phóng viên lâu năm của SCMP cũng đã bị giam giữ và thẩm vấn trong 3 tiếng đồng hồ khi anh đang ngồi tàu tiến về Ma Cao. (Ảnh chụp màn hình)

Đối với việc thiết lập trạm kiểm tra an ninh để bắt giữ, ngăn cản công dân và phóng viên Hồng Kông, phe dân chủ Hồng Kông cho rằng, việc thực thi pháp luật của ĐCSTQ trên đảo nhân tạo ở phía Đông cầu Hồng Kông – Châu Hải – Ma Cao là vi phạm nguyên tắc “tam địa tam kiểm”. Theo nguyên tắc này, chính quyền 3 nơi Hồng Kông, Châu Hải và Ma Cao nên xây dựng các cảng độc lập và các cơ sở kiểm tra biên giới trong các lãnh thổ tương ứng của họ.

Ngoài việc nhiều phóng viên Hồng Kông bị từ chối nhập cảnh vào Ma Cao, các nhà báo địa phương cũng đã nhận được lời cảnh cáo và đe dọa, yêu cầu cẩn thận trong hành động của họ.

Theo “Đài Á Châu Tự Do” (RFA), nhà báo địa phương của Tạp chí xuất bản phe dân chủ Ma Cao Thôi Tử Chiêu và một số đồng nghiệp đã lần lượt bị đe dọa bởi những người không rõ danh tính. Thôi Tử Chiêu kể lại quá trính anh bị đe dọa, anh miêu tả mình đã trải qua cuộc khủng bố trắng.

Thôi Tử Chiêu nói, có phóng viên lúc đi ra ngoài dường như đã bị một số người Đại lục theo dõi. Có nhà của một phóng viên đã bị ngắt hệ thống điện, lúc đi ra ngoài, đã có những người Đại lục đứng chờ ở ngoài cổng, quẩn quanh ở gần đó. Cũng có phóng viên bị cảnh cáo, không được đưa tin lung tung những ngày gần đây, không được nói linh tinh, nếu không sự an toàn của người thân có thể bị đe dọa.

Phóng viên Ma Cao bị đe dọa, phóng viên Hồng Kông bị từ chối nhập cảnh vào Ma Cao (ảnh 4)
Ngày 18/12, an ninh sân bay ở Ma Cao được phòng bị rất nghiêm ngặt. (Ảnh: Reuters)

Thôi Tử Chiêu chia sẻ, bản thân anh cũng bị nhắc nhở từ phía những người Đại lục, rằng mấy ngày nay đừng cố gắng đi Châu Hải, còn yêu cầu anh nên ngoan ngoãn công tác trong những ngày này. Có người bạn phóng viên hỏi những người đó là ai, nhưng đối phương không trả lời.

Thôi Tử Chiêu nói thêm rằng, trước kia, các lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ đã từng tham dự các lễ kỷ niệm tương tự ở Ma Cao, nhưng đây là lần đầu tiên có phóng viên bị cảnh cáo. Tình hình hiện nay là nghiêm trọng chưa từng thấy. Anh cảm thấy đó là một loại khủng bố trắng. Hiện tại, các nhà điều hành truyền thông địa phương đang gây áp lực lên phóng viên, lo ngại rằng áp lực vô hình từ Đại lục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do thông tin của báo chí tại Ma Cao.

Đối với những nhà báo bị đe dọa, Hiệp hội Truyền thông Ma Cao đã đưa ra tuyên bố vào ngày 16/12, nhấn mạnh các can thiệp tương tự đã xuất hiện lần đầu tiên sau 20 năm. Hiệp hội lên án bất kì sự đe dọa không rõ lai lịch và bất kì hành động độc ác nào xâm phạm đến tự do tin tức, đồng thời kêu gọi chính quyền trung ương và chính phủ Ma Cao thực hiện lời hứa “Một quốc gia, hai chế độ”, đảm bảo rằng tự do báo chí được bảo vệ bởi Luật cơ bản.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng