TP.HCM vẫn đứng thứ 3 thế giới về nơi đáng sống cho người nước ngoài

18/12/19, 14:28 Việt Nam

Sống ở Việt Nam hơn 20 năm, chứng kiến những đổi thay của TP.HCM, ông Marcel nói rằng dù có kẹt xe, khói bụi nhưng ông vẫn yêu Sài Gòn, yêu sự nhộn nhịp xô bồ, yêu ẩm thực và yêu luôn cả con người thân thiện nơi đây…

TP.HCM xếp thứ 3 thế giới về nơi đáng sống dành cho người nước ngoài. (Ảnh qua vov)
TP.HCM xếp thứ 3 thế giới về nơi đáng sống dành cho người nước ngoài. (Ảnh qua vov)

Mới đây, TP.HCM đã được mạng lưới người nước ngoài toàn cầu InterNations (văn phòng chính tại Đức) xếp hạng 3 về những thành phố đáng sống cho người nước ngoài năm 2019, sau Đài Loan và Kuala Lumpur.

Thành phố của những con người thân thiện và đồ ăn đầy hấp dẫn

Ông Marcel Lannartz người Hà Lan đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1992. Trải qua một thời gian di chuyển qua lại giữa hai nơi, năm 1997 ông chính thức chọn TP.HCM là nơi an cư. Hiện ông đang là chủ Runclub, một câu lạc bộ chạy bộ tại TP.HCM.

“Tôi yêu TP.HCM vì tôi chứng kiến những đổi thay của nó. Từ một thành phố bằng phẳng chỉ có xe đạp đến một thành phố hoàn toàn mới, nhộn nhịp và đông đúc”, ông Marcel nói và nhận định rằng đồ ăn và con người Việt Nam là hai yếu tố khiến nhiều người nước ngoài cảm thấy đây là một nơi đáng sống. 

Đồ ăn và con người thân thiện là một trong những yếu tố khiến TP. HCM thành nơi đáng sống. (Ảnh qua thanhnien)
Đồ ăn và con người thân thiện là một trong những yếu tố khiến TP. HCM thành nơi đáng sống. (Ảnh qua thanhnien)

Đồ ăn thì rất đa dạng, trong khi giá khá rẻ, con người lại thật sự thân thiện, vui vẻ. “Tôi rất yêu họ, những người đang sống ở TP.HCM nói riêng, ở Việt Nam nói chung. Họ thật sự thân thiện, vui vẻ. Tôi có rất nhiều bạn bè ở đây và đó là điều khiến tôi quyết định ở đây lâu đến như vậy”, ông Marcel nói. 

Đồng quan điểm trên, ông Mike Manley (43 tuổi, quốc tịch Mỹ), người đã sống và làm việc ở TP.HCM hơn 10 năm còn liệt kê hẳn một danh sách những món ăn mình yêu thích như bánh mì, phở, bò kho… và đặc biệt là thịt kho trứng. Ông cho biết rất thích tìm những quán cà phê thoáng mát, trang trí đẹp để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Anh Ondra Slowik (Quốc tịch Séc) đã sống 4 năm tại Sài Gòn. Anh đã kết hôn với một cô gái Việt Nam và có một con gái 3 tuổi. “Tôi rất thích bữa ăn của người Việt vì ở nước ngoài mỗi người có 1 đĩa và phần ăn riêng, tôi thấy khá… ích kỷ. Môi trường ở đây rất tốt cho trẻ dưới 3 tuổi vì người Việt rất thích bế và chơi đùa với trẻ em”, anh tâm sự.

Anh Ondra và con gái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trong giải AFC 2018. Nhiều người Việt khi trò chuyện với anh phải ngỡ ngàng về khả năng nói tiếng Việt trôi chảy. (Ảnh qua NVCC)
Anh Ondra và con gái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trong giải AFC 2018. Nhiều người Việt khi trò chuyện với anh phải ngỡ ngàng về khả năng nói tiếng Việt trôi chảy. (Ảnh qua NVCC)

Thành phố của nghĩa tình, của những thùng bánh mì, nước uống miễn phí… 

Riêng đối với những bạn trẻ Việt Nam, TP.HCM đáng sống không chỉ vì đồ ăn ngon và con người thân thiện, đối với họ, Sài thành lại như một người mẹ dang rộng vòng tay đón tất cả những đứa con khắp mọi miền.

Mặc dù là dân tỉnh lẻ lên TP.HCM học tập nhưng với Nguyễn Thị Quỳnh Anh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, thành phố nơi bạn đang học như là quê hương thứ 2 của mình.

“Lúc đầu em sợ nhiều thứ, vì mọi người ai cũng bảo thành phố này rất đáng sợ, phải e dè nhiều thứ. Nhưng sống với nó rồi em mới biết, ở đâu cũng sẽ có những điều rất đáng yêu, đặc biệt ở thành phố rất bao dung khi lúc nào cũng dang rộng vòng tay để đón nhận tất cả người con ở khắp mọi miền…”, Quỳnh Anh bày tỏ.

Những bạn trẻ luôn biết san sẻ yêu thương.
Những bạn trẻ luôn biết san sẻ yêu thương. (Ảnh qua thanhnien)

Với anh Trần Lý Thành, chủ dự án Lớp học hạnh phúc, người chuyên tổ chức những hoạt động nghĩa tình thì thành phố này làm người ta yêu thương nhau hơn bởi bà con cô bác nơi đây sẵn lòng trao đi tình cảm, sự giúp đỡ của mình cho những người khốn khó hơn, dù trong số họ nhiều người không hề khá giả. 

Họ đặt những tủ bánh mì, thùng nước uống miễn phí để san sẻ với người lao động nghèo, sẵn lòng đẩy giùm những chiếc xe khi đường ngập nước hay giúp nhau một tay làm sạch đường phố, kênh rạch…

Là con trai nhưng tôi đã khóc khi phải xa thành phố này là chia sẻ của anh Trịnh Quang Triều, cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Anh Triều cho biết, bản thân đã gắn bó với nơi này từ thời sinh viên với biết bao kỷ niệm.

Chẳng có nơi nào mà mình đi thấy nhiều người cố nhấn ga nhanh hơn một tí để đuổi theo một người hoàn toàn xa lạ chỉ để nhắc bật chân chống xe lên, và hằng đêm vẫn có những nhóm tình nguyện đi phát cơm, phát cháo cho người vô gia cư…”, anh Triều chia sẻ và cho biết sau khi tốt nghiệp, làm việc được một thời gian thì anh phải về quê để cưới vợ do vợ của anh không thể xa quê khiến anh phải xa nơi này.

Người nước ngoài rất thích thú với địa điểm tâm linh ở TP.HCM. (Ảnh qua dantri)
Người nước ngoài rất thích thú với địa điểm tâm linh ở TP.HCM. (Ảnh qua dantri)

Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng

TP.HCM (hay Sài Gòn) nằm ở miền nam Việt Nam. Nổi tiếng với Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện trung tâm được xây dựng vào thế kỷ 19, chợ Bến Thành nhộn nhịp và các quán nằm dọc khắp ngõ nhỏ đường lớn…

Sài Gòn chật chội, đông đúc là vậy nhưng đi xa là nhớ. Những hình ảnh quen thuộc như cà phê bệt, phố phường nhộn nhịp sáng đèn suốt đêm, người người hối hả nhưng thân thiện tươi vui khiến bất cứ ai cũng cảm nhận được sự mến khách của người dân nơi đây.

Luôn đi đầu cả nước trong nhiều phong trào, lĩnh vực và được mệnh danh là ‘Thành phố nghĩa tình’, mới đây, TP.HCM lại tiếp tục nằm trong nhóm đầu các thành phố đáng sống cho người nước ngoài do hơn 20.000 cư dân tại các quốc gia khác nhau bình chọn.

Tuy vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân nơi đây. Theo nhận định của một số người nước ngoài thì tình trạng này nên được cải thiện.

Ùn tắc, kẹt xe và ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá TP.HCM là nơi đáng sống.
Ùn tắc, kẹt xe và ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá TP.HCM là nơi đáng sống. (Ảnh qua thanhnien)

“Tôi nghĩ vấn đề ùn tắc, kẹt xe và ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá đây là nơi đáng sống. Nếu tôi mới đến Việt Nam thì tôi sẽ không chọn TP.HCM để sống, có thể là Đà Nẵng. Vì mọi thứ ở đây thay đổi nhiều so với 20 trước, vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn”.

Hay “may mắn là tôi chưa bị bệnh hay dị ứng xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường. Thời gian gần đây, thành phố có những ngày khói bụi nhưng tạm thời tôi vẫn cảm thấy ổn. Mùa mưa thì không khí tốt hơn và tôi có thể nhìn thành phố từ căn hộ của mình” là một số chia sẻ của người nước ngoài.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?