Ấn Độ ký 7 hiệp ước với Bangladesh nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc

07/10/19, 11:31 Thế giới
India's Prime Minister Narendra Modi (R) shakes hands with Bangladesh's Prime Minister Sheikh Hasina prior to a meeting in New Delhi on October 5, 2019. (Photo by PRAKASH SINGH / AFP) (Photo by PRAKASH SINGH/AFP via Getty Images)

Hôm 5/10 vừa qua, Bangladesh và Ấn Độ đã ký 7 văn kiện song phương nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ giữa 2 nước. Điều này cho thấy những nỗ lực đáng kể của Ấn Độ trong việc thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên sân sau của họ.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) bắt tay với Thủ tướng Bangladesh, ông Has Hasina trước cuộc họp tại New Delhi vào ngày 5/10/2019. (Ảnh qua Epoch Times)

Việc ký kết diễn ra sau chuyến thăm của Thủ tướng Bangladesh, Sheikh Hasina tới Ấn Độ vào ngày 5/10. Theo đó, các thỏa thuận bao gồm:

Hiệp ước cung cấp Hệ thống giám sát bờ biển, Quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) về việc sử dụng các cảng Hayogram và Mongla để di chuyển hàng hóa qua lại giữa 2 nước, hiệp ước rút nước từ sông Feni của Ấn Độ cho chương trình cấp nước sinh hoạt ở thị trấn Sabroom, Tripura, thỏa thuận thực hiện hạn mức tín dụng mà Ấn Độ đã cam kết với Bangladesh, Hiệp ước giữa Đại học Hyderabad và Đại học Dhaka, hiệp ước về hợp tác trong các vấn đề thanh niên và đổi mới chương trình trao đổi văn hóa.

Những năm gần đây, Ấn Độ cũng đã có nhiều động thái nhằm chống lại ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc lên khu vực. 

Theo truyền thông Bangladesh, Ấn Độ đang có kế hoạch thiết lập khoảng 20 hệ thống radar nhằm tăng cường giám sát vùng biển gần Bangladesh và Ấn Độ. Hệ thống giám sát mới này sẽ rất hữu ích trong bối cảnh các mối đe dọa khủng bố qua đường biển đang ngày càng gia tăng và sự hiện diện khá thường xuyên của Trung Quốc tại vùng Vịnh Bengal.

Ấn Độ cũng rất cảnh giác trước sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trong khu vực. Năm 2017, trong một cuộc đối đầu quân sự gần lãnh thổ tranh chấp ở cao nguyên Doklam giữa 2 nước, hàng chục tàu chiến và tàu ngầm Trung Quốc đã xuất hiện ở Ấn Độ Dương.

Bên cạnh đó, Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến dấu chân của Bắc Kinh tại Bangladesh, đặc biệt là việc buôn bán vũ khí quân sự của Trung Quốc. Năm 2016, quốc gia này đã rất tức giận sau khi Bangladesh mua lại 2 tàu ngầm có trị giá tới 203 triệu USD của Bắc Kinh.

Cựu đô đốc hải quân Ấn Độ Arun Prakash nhận định, việc buôn bán tàu ngầm là một “hành động khiêu khích”, đồng thời là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm “bao vây Ấn Độ cùng các quốc gia đồng minh”.

Không những thế, theo tờ New Age của Bangladesh, Bắc Kinh còn định giúp Bangladesh xây dựng căn cứ tàu ngầm đầu tiên ở huyện Cox’s Bazar trên bờ biển phía đông nam để đặt cơ sở cho 2 tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất. Ước tính, dự án có trị giá 1,2 tỷ USD do công ty PTI của nhà nước Trung Quốc khởi công xây dựng.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Bangladesh thông qua sáng kiến chính sách đối ngoại “Một vành đai, Một con đường (OBOR)”. Theo truyền thông Bắc Kinh, Bangladesh và Trung Quốc đã ký một số thỏa thuận OBOR trị giá 21,5 tỷ USD bao gồm cả dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống điện.

Trung Quốc tuyên bố triển khai chính sách này là để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trên thế giới nhưng thực chất là đang cố gắng gây dựng ảnh hưởng đến địa chính trị ở nước này.

Video: Ấn Độ và Bangladesh ký 7 văn kiện hiệp ước song phương

Cũng theo truyền thông Bắc Kinh, Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ để trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Bangladesh với tổng vốn đầu tư lên tới 1,03 tỷ USD.

Ngoài ra, gần đây Ấn Độ cũng đang tăng cường hợp tác với Myanmar, quốc gia giáp với Vịnh Bengal, để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc lên khu vực này. Theo đó, Ấn Độ đã ký thỏa thuận chuyển 1 trong các tàu ngầm lớp Kilo của mình cho Hải quân Myanmar sử dụng với mục đích huấn luyện quân sự.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?