Nguyên tổng biên tập viết sách bằng… mắt

07/10/13, 11:42 Tin Tổng Hợp

Dù cơ thể nằm bất động, ông Bauby vẫn cố gắng cử động nháy mắt trái để viết nên cuốn hồi ký nổi tiếng “The Diving Bell and the Butterfly”.

8 năm trước, sau cơn tai biến mạch máu não, nhà báo Jean-Dominique Bauby, nguyên Tổng biên tập tạp chí Elle nổi tiếng đã chìm vào cơn hôn mê sâu và bị liệt hoàn toàn khi bước vào tuổi 43.

Kể từ đó, cuộc sống của ông bị chôn chặt trên chiếc giường bệnh và nhờ hoàn toàn vào sự trợ giúp của máy móc từ những sinh hoạt cơ bản nhất.

viết sách
Ông Jean Dominique Bauby mắc hội chứng bị nhốt trong tiềm thức. 


Theo các bác sĩ, ông Bauby bị mắc hội chứng bị nhốt trong tiềm thức (Locked-in syndrome) – một dạng tai biến tắc nghẽn mạch máu hiếm gặp.

Ngay tại bệnh viện Bauby đang điều trị, có khoảng 1.200 ca tắc nghẽn mạch máu não cùng cấp có biểu hiện liệt toàn thân và sống đời sống thực vật.

Ông Bauby và các con trai trước khi bị bệnh.


Đa phần bệnh nhân dù nằm bất động nhưng vẫn ý thức được mọi hoạt động xảy ra xung quanh và đầu óc hoàn toàn tỉnh táo. Nhưng chỉ có một biểu hiện khác biệt duy nhất ở Bauby so với những người bệnh khác chính là mắt trái của ông còn chuyển động được, dù là rất chậm, yếu.

Sợ dây liên kết duy nhất của ông với cuộc sống và những người xung quanh chính là những cái nháy mắt trái yếu ớt đó. Điều kỳ diệu hơn nữa, ông đã điều khiển đôi mắt và trí tưởng phong phú, tỉnh táo để viết nên cuốn hồi ký nổi tiếng trên toàn thế giới có tên “The Diving Bell and the Butterfly” (Chiếc áo lặn và con bướm).

Từng từ, từng chữ, từng câu được ghép lại thông qua mỗi lần Bauby chớp mắt. Các hàng chữ cái được sắp xếp theo thứ tự dễ biểu hiện nhất đối với ông.

Hai diễn viên chính Mathieu Almaric trong vai Jean Dominique Bauby và Marie Josee Croze trong vai nữ y tá trong bộ phim  “The Diving Bell and the Butterfly


Trợ lý giúp ông hoàn thành cuốn sách này chính là nữ y tá Claude Mendibil được Nhà xuất bản Robert Laffont cử tới.  Cô có nhiệm vụ chỉ lần lượt các chữ cái trong bảng với quy ước: 1 lần nháy mắt có nghĩa là có, 2 nháy mắt là không và ghi lại.

Cứ như vậy, với sự kiên trì đáng nể, suốt 2 tháng ròng, Bauby đã phải nháy mắt tới hơn 200.000 lần, bởi mỗi từ phải khoảng 2 phút để viết ra. “The Diving Bell and the Butterfly” đã ra đời theo cách như vậy, với văn phong độc đáo, lạ kỳ.

Cuốn sách với 132 trang đã thực sự gây xúc động mạnh trên toàn thế giới. Hai ngày sau khi cuốn sách xuất bản, J.D.Bauby qua đời.

Cuốn hồi ký đã trở thành sách bán chạy nhất châu Âu năm 1997, được dịch và phát hành trên 30 nước toàn thế giới.  Hai tháng sau đó, cuốn sách được chuyển thể thành bộ phim do đạo diễn Julian Schnabel thực hiện và liên tiếp nhận được hơn 41 giải thưởng quốc tế.

 Jean-Dominique Bauby và vợ Sylvie trong căn hộ của họ tại Thoiry  6 năm trước khi ông bị bệnh. 


“The Diving Bell and the Butterfly” phác họa lại chân dung của chính ông nằm bất động trên giường bệnh, những cảm giác tiếc nuối cuộc sống, sự cô đơn và nỗi tủi hổ của bản thân.

Có những đoạn ông tưởng tượng bản thân ông trong hoàn cảnh của nhân vật Noirtier de Villefort (tác phẩm Bá tước Monte Cristo của A. Dumas), hay người bị mắc kẹt trong chiếc áo bơi khổng lồ không thể cựa mình nổi dưới đáy nước.

Có đoạn ông so sánh số phận của mình với con cóc trong phim hoạt hình được chiếu trên tivi… Cuốn sách đã khiến người đọc bất ngờ và đầy cảm phục về một tinh thần lạc quan, hài hước và trân trọng cuộc sống của ông.

Hơn nữa, Bauby chính là nhân chứng sống đầu tiên minh chứng cho bí mật trong tiềm thức của những người sống đời sống thực vật và một nghị lực phi thường.

Thiên An (vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi