Điều không còn xa lạ: Con người luôn có một ‘trường hào quang’ bao quanh cơ thể
Dòng năng lượng được đề cập ở Đông y không còn là những chủ đề xa lạ với khoa học phương Tây. Đã từ lâu, giới khoa học phát hiện ra rằng cơ thể người có trường hào quang bao bọc, có liên quan mật thiết đến sức khỏe con người.
Cơ thể con người có thể phát sáng
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, cơ thể người vẫn luôn phát ra một lượng ánh sáng khả kiến. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng đó thấp hơn 1.000 lần so với ánh sáng thông thường. Trên thực tế, hầu như mọi sinh vật sống đều có thể tự phát ra một loại ánh sáng rất nhỏ.
Để tìm hiểu kỹ hơn về luồng ánh sáng kỳ bí này, các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng máy ảnh có độ nhạy cao đủ khả năng phát hiện đến tận những hạt ánh sáng photon (*) đơn lẻ.
5 tình nguyện viên nam trong độ tuổi 20 đã được tiến hành thử nghiệm. Trong phòng tối, cứ cách 3 tiếng, máy ảnh sẽ chụp ảnh ngực trần của họ trong 20 phút.
Theo các nhà nghiên cứu, ánh sáng phát ra có sự thay đổi trong ngày. Lượng ánh sáng phát ra thấp nhất lúc 10 giờ sáng và đạt đến đỉnh điểm lúc 16 giờ chiều, để rồi giảm dần sau đó.
Những phát hiện này cho thấy sự phát xạ ánh sáng có liên quan đến nhịp sinh học và quá trình trao đổi chất trong ngày của cơ thể chúng ta.
Trong số các bộ phận của cơ thể, phần mặt là nơi phát ra nhiều ánh sáng nhất. Có thể giải thích là bởi vì da mặt có màu sẫm hơn và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn những bộ phận khác.
Y học năng lượng – nền tri thức cổ xưa trong thời hiện đại
Đã qua rồi cái thời mà những thuật ngữ như “năng lượng sống” hay “hào quang” chỉ được tìm thấy trong một số tài liệu về tâm linh cũng như khoa học huyền bí. Ngày nay, các nhà khoa học trên khắp thế giới đang thúc đẩy những khám phá mới về năng lượng. Họ cho rằng “hào quang” phát ra trên cơ thể người giống như một điều tất yếu cho sự sống và có những tác động sâu sắc đến sức khỏe của mỗi người.
Nền y học cổ truyền ngàn năm của phương Đông vận hành chủ yếu dựa trên hiện tượng này. Trong khi đó, Tây Y lại tập trung vào phần tế bào xác thịt – những gì mắt có thể thấy, tai có thể nghe. Mãi cho đến ngày nay, khi công nghệ phát triển thì người ta mới chú trọng hơn tới những hoạt động bức xạ trên thân thể người.
Ngày nay đang rộ lên việc các nhà lâm sàng bắt đầu áp dụng một phương pháp tiếp cận điều trị mới thiên về vật lý, chứ không dựa trên những số liệu hóa học như trước đây (xét nghiệm máu, nước tiểu, hóa sinh..).
Nhiều chuyên gia sức khỏe tự nhiên tin rằng cơ thể người không chỉ được cấu tạo từ mô, mạch máu và các cơ quan, mà nó còn có năng lượng, giống như cách gọi của Trung Y là “khí”.
Nguồn năng lượng này được vận chuyển trong cơ thể dọc theo các kênh năng lượng, thường được gọi là kinh mạch và xuất chiếu ra các điểm trên da. Năng lượng lưu thông bất thường sẽ dẫn đến việc các cơ quan nội tạng bị tổn thương.
Phương pháp trị liệu nổi tiếng để kiểm soát dòng chảy của kinh mạch là châm cứu. Tuy nhiên, đó không phải là liệu pháp duy nhất, vẫn còn đó những phương thức khác.
Bên cạnh các thuật ngữ y học “chính thống, thuật ngữ ‘y học năng lượng’ và các thuật ngữ liên quan khác như ‘kỹ thuật khai thông kinh mạch’ ngày càng phổ biến.
Không những vậy, cơ thể chúng ta còn được bao phủ bởi năng lượng (hay ánh sáng)
Như đã đề cập ở trên, cơ thể chúng ta có thể phát sáng với cường độ thấp hơn 1.000 lần so với mức nhìn thấy được của mắt. Tuy nhiên, một số người đặc biệt có thể nhìn thấy loại ánh sáng này và thậm chí vài người còn có thể phân biệt được màu sắc.
Và điều thú vị là, hiện tượng phát xạ ánh sáng này dường như có liên hệ chặt chẽ với nhịp sinh học cũng như quá trình trao đổi chất nhịp nhàng của của cơ thể trong 24 giờ.
Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra các vấn đề sức khỏe bằng cách sử dụng máy chụp ảnh có độ nhạy sáng cao.
“Nếu bạn có thể khảo sát được lượng ánh sáng từ bề mặt cơ thể, thì bạn có thể biết được toàn bộ tình trạng của cơ thể”, Hitoshi Okamura, nhà nghiên cứu sinh vật học tại Đại học Kyoto ở Nhật Bản cho biết.
Ngoài ra hiện nay y học cũng có một số thiết bị khác có thể đo được “hào quang” của cơ thể. Một trong số đó là máy đo xung điện bề mặt da. Đây là thiết bị có thể kiểm tra được dòng chảy của năng lượng trong cơ thể.
Khi đo bề mặt da, nếu phát hiện một số vị trí trên dòng chảy năng lượng có điểm bất thường thì có thể áp dụng các biện pháp can thiệp không xâm lấn như xoa bóp, thảo dược và vi lượng đồng căn… để đưa dòng chảy năng lượng về trạng thái cân bằng.
Trường quang tử sinh học nắm giữ chiếc chìa khóa sức khỏe của cơ thể
Nhiều chuyên gia cho rằng ánh sáng và năng lượng xung quanh cơ thể được tồn tại dưới dạng trường, gọi là trường quang tử sinh học (Biophoton).
Tiến sĩ Dietrich Klinghardt đã trình bày ý tưởng này trong cuốn “The Five Levels of Healing” (tạm dịch: 5 cấp độ chữa bệnh), dựa trên mô hình chữa bệnh có từ 12.000 năm trước. Và mô hình trị bệnh dựa trên năng lượng này đã ảnh hưởng đến nền y học Tây Tạng, y học cổ truyền Trung Quốc và y học Ấn Độ.
Sức khỏe của chúng ta không chỉ phụ thuộc vào những phản ứng hóa sinh của tế bào, mà nó còn liên kết với nhiều hiện tượng vật lý siêu thường khác, chẳng hạn trường quang tử sinh học bao quanh cơ thể.
Nói cách khác trường quang tử sinh học giống như một chiếc máy tính cực kỳ tinh vi. Nó lưu trữ và xử lý thông tin, sau đó được dùng để điều chỉnh các quá trình sinh học của cơ thể.
Bạn có biết rằng, cứ mỗi giây trong tế bào diễn ra hơn 100.000 phản ứng sinh hóa khác nhau? Tất cả được sắp xếp một cách cẩn thận và vô cùng hợp lý.
Nhiều nhà khoa học châu Âu đã bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ kỳ diệu này.
Năm 1974, Tiến sĩ Popp Fritz-Albert đã chứng minh được sự tồn tại của trường quang tư sinh học. Trường này bắt nguồn từ DNA người và chúng có bản chất tương tự như tia laser. Lý thuyết về trường quang tử sinh học của ông còn được dùng để giải thích vai trò sinh học cũng như cách mà trường này kiểm soát các hoạt động hóa sinh của cơ thể.
Trường quang tử sinh học ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?
DNA trong mỗi tế bào cơ thể có tần số dao động lên tới vài tỷ Hz.
Sự dao động này được tạo ra từ việc co lại và nở ra của DNA – với tần suất vài tỷ lần mỗi giây – và mỗi khi co lại DNA sẽ phát ra 1 hạt photon đơn lẻ.
Photon đó chứa đựng tất cả thông tin diễn ra trong DNA tại thời điểm đó. 1 photon mang theo hơn 4 Megabyte thông tin và sau đó nó sẽ chuyển tiếp thông tin này đến các Photon khác trong trường quang tử sinh học mà nó đi qua mãi cho đến khi ra ngoài cơ thể bạn.
Tất cả các photon phát ra từ cơ thể đều có sự tương tác lẫn nhau, tạo nên một cấu trúc trường sinh học bao quanh cơ thể. Trường ánh sáng sinh học này còn có thể điều chỉnh hoạt động của enzyme trong các hoạt động chuyển hóa hóa học.
Quá trình trao đổi thông tin trong trường quang tử sinh học là một dạng hoạt động 2 chiều. Có nghĩa là khi DNA chuyển thông tin của nó đến một photon thì photon đó cũng chuyển trả thông tin ngược trở lại các ống vi thể của tế bào (tubulin) – vốn là các phân tử dẫn điện trong mô liên kết của tế bào.
Các ống tubulin nhận thông tin, lan truyền thông tin khắp cơ thể với tốc độ ánh sáng và điều chỉnh các hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
Những gì bạn hấp thụ hàng ngày rất quan trọng
Tiến sĩ Klinghardt tiến hành một thực nghiệm thú vị. Dựa trên nền tảng lý thuyết trước đó về trường quang tử sinh học, kết hợp với các thiết bị ánh sáng, ông đã kiểm định những lợi ích của trường này đối với các chẩn đoán y học. Ví dụ, thông tin về chất dinh dưỡng từ những gì hôm nay chúng ta ăn sẽ được truyền tải dưới dạng ánh sáng đến trường quang tử sinh học như thế nào.
Hiểu biết về trường quang tử sinh học cũng đặt ra những hướng đi mới trong nghiên cứu về tác động của độc tố môi trường. Chẳng hạn như nhiễm độc thủy ngân sẽ phá hủy các ống vi thể tế bào (tubulin) ở nồng độ cực thấp mà xét nghiệm thông thường khó có thể nhận biết.
Tubulin là các phân tử dẫn truyền ánh sáng trong mô liên kết. Vì vậy khi tubulin tiếp xúc với thủy ngân, sự dẫn truyền thông tin sẽ bị phá vỡ và kết quả là các phản ứng sinh hóa của cơ thể sẽ bị rối loạn.
Có thể đó là một trong những lý do mà chúng ta nên cẩn thận với những mũi tiêm ngừa – vốn chứa rất nhiều tá dược thủy ngân.
Trường hào quang lành mạnh có liên quan đến thực phẩm sạch
Như bạn đã biết, ánh sáng mặt trời là điều kiện không thể thiếu của mọi sinh vật sống. Ví dụ, nếu chúng ta không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một thời gian lâu cơ thể sẽ thiếu Vitamin D, và điều đó sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bổ sung Vitamin D từ thực phẩm.
Tiến sĩ người Đức Johanna Budwig tuyên bố rằng, thực phẩm tươi rất giàu điện tử. Đó là một nguồn cung cấp năng lượng cộng hưởng với ánh sáng mặt trời để hấp thụ, lưu trữ và dẫn truyền năng lượng bên trong cơ thể.
Khi lượng ánh sáng trong cơ thể càng lớn thì sức mạnh của trường điện từ tổng thể càng mạnh. Nhờ việc hấp thụ một lượng thực phẩm tươi, các vấn đề sức khỏe sẽ dễ dàng được giải quyết và sức khỏe được duy trì tối ưu.
Chú thích:
(*) Photon là hạt ánh sáng, được định nghĩa là một bó rời rạc (hoặc lượng tử) của năng lượng điện từ (hoặc ánh sáng). Nó có tính chất của cả hạt và sóng, không có khối lượng, không thể tự phân rã, trung tính về điện. Trong chân không, nó di chuyển với tốc độ ánh sáng.
Hoàng An (Theo Human Are Free)