Hãy cùng nâng cao trí nhớ với phương pháp Loci của người Hy Lạp cổ đại

07/12/18, 17:24 Khoa học, Tri thức

Những câu chuyện kể thần thoại Hy Lạp vô cùng đặc sắc đã được truyền miệng qua nhiều thế hệ một thời gian dài rồi mới được ghi chép lại. Do đó, có thể thấy những người kể chuyện ở Hy Lạp cổ đại có trí nhớ thật phi phàm. Vậy họ có bí quyết gì?

Hãy cùng nâng cao trí nhớ với phương pháp Loci của người Hy Lạp cổ đại. Ảnh 1
Bí quyết nâng cao trí nhớ của người Hyl lạp cổ đại là gì?

Người Hy Lạp có tôn thờ một vị thần là nữ thần ký ức Mnemosyne. Ngoài ra, người Hy Lạp cũng đã phát minh ra cách để cải thiện trí nhớ của họ. Một trong số đó là Phương pháp Loci mà người phương Tây vẫn hay dùng cho đến nay.

>>> Núi Olympus – Nơi ngự trị của 12 vị thần Hy Lạp

Mnemosyne – Nữ thần ký ức

Mnemosyne là một vị thần Titan, một trong 12 người con của Thiên vương tinh (Bầu trời) và Gaia (Trái đất). Các anh chị em của cô bao gồm Cronus và vợ, Rhea, Oceanus và vợ, Tethys, Iapetus, và Themis. Mnemosyne là mẹ của các vị thần nàng thơ Muse .

Theo thần thoại Hy Lạp, Zeus (cháu trai của Mnemosyne) đã ngủ với Mnemosyne trong chín ngày liên tục. Và vì thế, vị thần nàng thơ Muse đã ra đời. Đây là chín nữ thần đã tạo cảm hứng cho các học giả văn học, khoa học và nghệ thuật. Chín thần nàng thơ Muse có các lĩnh vực tương ứng lần lượt là: Calliope (thơ ca sử thi), Clio (lịch sử), Euterpe (âm nhạc), Erato (thơ trữ tình), Melpomene (bi kịch), Polyhymnia (thánh ca), Terpsichore (vũ nghệ), Thalia (hài kịch) và Urania (thiên văn học).

Mnemosyne – Nữ thần ký ức. (Ảnh: Internet)

Con sông và cung điện ký ức

Ngoài ra, cái tên Mnemosyne cũng được đặt cho một con sông dưới địa ngục. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng trước khi linh hồn của người chết được tái sinh, họ sẽ bị bắt uống nước từ con sông địa ngục có tên Lethe. Tên của con sông này có nghĩa là “sự lãng quên”. Khi uống nước của con sông này, những linh hồn sẽ quên đi cuộc sống quá khứ của họ. Ngược lại, sông Mnemosyne, chảy song song với Lethe, lại khiến người ta nhớ được ký ức. Theo nhà văn Pausanias, uống nước từ hai đài phun nước, một tên là Lethe, và một tên Mnemosyne, là một phần của các nghi thức trong “lời tiên tri của Trophonios ở Lebadeia, Boiotia”.

Một trong những phương pháp được người Hy Lạp cổ đại phát minh để cải thiện trí nhớ của họ là Phương pháp Loci. Kỹ thuật này còn được gọi là Hành trình Ký ức, Cung điện Trí nhớ, hoặc Cung điện Tâm thức. Theo nhà hùng biện người La Mã Cicero, kỹ thuật này được nhà thơ trữ tình người Hy Lạp tên Simonides of Ceos phát hiện ra. Cicero kể rằng, nhà triết học Hy Lạp Simonides of Ceos được mời ngâm một bài thơ trữ tình tại bữa tiệc ở Thessaly. Ngâm thơ xong, người ta liền hô hoán cho Simonides chạy ra ngoài vì mái nhà của phòng tiệc bỗng nhiên sụp đổ. Những vị khách khác bị đè bẹp đến chết, nhiều người không toàn thây.

Đá cẩm thạch tạc Chín thần nàng thơ Muse được tìm thấy bởi Via Ostiense. (Ảnh: wikiwand)

Người ta cần nhận dạng người chết để tiến hành an táng họ theo đúng lễ nghi, nhưng những xác chết không nguyên vẹn như thế kia khiến việc nhận dạng trở nên khó khăn. Bằng cách kể lại những gì mình nhớ về nơi những vị khách đã ngồi quanh bàn tiệc, Simonides đã có thể nhận dạng được người chết. Chính từ kinh nghiệm này, Simonides nhận ra rằng, ta có thể nhớ bất cứ điều gì bằng cách kết hợp ký ức với hình ảnh trong tâm trí về một địa điểm, và từ đó phát triển nên Phương pháp Loci.

Sự mường tượng giúp tăng cường ghi nhớ

Phương pháp Loci dựa trên sự hình dung lại trong đầu những điều mà người ta định nhớ. Các đối tượng hình dung này được đặt theo thứ tự cụ thể ở các vị trí khác nhau dọc theo tuyến đường quen thuộc của một người qua mỗi địa điểm, chẳng hạn như một thành phố, nhà cửa, nơi làm việc,… Người ta thực hiện cuộc hành trình hình dung bên trong tâm trí với một điểm khởi đầu và một điểm kết thúc. Vì vậy, khi bạn muốn nhớ một điều gì đó, ví dụ như một danh sách mua sắm, hoặc các ý chính của một bài phát biểu, bạn chỉ cần áp dụng phương pháp hình dung theo thứ tự này để nhớ lại từng thứ. Kỹ thuật ghi nhớ này có thể được nâng cấp lên bằng cách làm cho hình ảnh trở nên sống động hơn, ví dụ như nhớ lại hình ảnh kèm theo mùi vị và âm thanh.

Phương pháp ghi nhớ Loci đã được ứng dụng phổ biến ở thế giới cổ đại và được sử dụng cho đến giữa thế kỷ 17. Sau đó nó dần được thay thế bởi các hệ thống ngữ âm và đánh dấu. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng kỹ thuật cung điện trí nhớ rất hiệu quả.

Như tờ Guardian đưa tin:

“Sau sáu tuần luyện tập “cung điện trí nhớ” trong đầu, người ta đã tăng gấp đôi số lượng từ mà họ có thể nhớ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và hiệu suất này vẫn tăng ấn tượng sau 4 tháng […] chỉ sau 40 ngày tập luyện, hoạt động não bộ của mọi người gần như giống hệt các nhà vô địch về trí nhớ hàng đầu thế giới, cho thấy việc rèn luyện trí nhớ có thể làm thay đổi hệ thống thần kinh của não bộ theo những cách vừa tinh tế lại vừa mạnh mẽ”.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự rèn luyện trí nhớ theo cách thức như vậy.

>>> Sự tích bốn mùa trong Thần thoại Hy Lạp

Xuân Nhạn, theo OGC

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi