Trường mầm non Trung Quốc đổ nước vào sữa để tăng lợi nhuận

07/11/18, 16:44 Tin Tổng Hợp

Hiệu trưởng họ Trần của trường mầm non Wenguzhai ở thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thừa nhận đã yêu cầu các nhân viên nhà bếp đổ nước vào sữa của học sinh 4 ngày một lần, bắt đầu từ tháng 10/2018, SCMP hôm 6/11 đưa tin.

 Trường mầm non Trung Quốc đổ nước vào sữa để tăng lợi nhuận. Ảnh 1
Hiệu trưởng họ Trần của trường mầm non Wenguzhai xin lỗi trong đoạn video do một phụ huynh quay lại. (Ảnh: Weibo)

Trong đoạn video do một phụ huynh quay lại và lan truyền trên mạng, bà Trần cũng thú nhận đã cố tiết kiệm chi tiêu bằng cách mua thực phẩm chất lượng kém và giảm lượng thịt trong bữa ăn của học sinh.

“Đó là lỗi của tôi. Tôi sở hữu 30% cổ phần tại trường mầm non này. Việc chi tiêu ít hơn vào những bữa ăn giúp tôi có nhiều lợi nhuận hơn”, bà Trần cho biết. Bà nói thêm rằng, bà đã sẵn sàng gánh chịu “tất cả sự đổ lỗi, nguyền rủa và trách nhiệm”, đồng thời nộp đơn từ chức và cam kết không bao giờ quay lại làm việc trong ngành giáo dục.

Vụ bê bối được vạch trần sau khi một người mẹ nếm thử sữa con mình nhận được và nhận ra nó không có vị. Người này đã lấy mẫu để đi kiểm tra và phát hiện sữa có hàm lượng protein thấp, sau đó chia sẻ nỗi lo lắng với các phụ huynh khác. Chính quyền thành phố Đại Lý tuần trước đã tuyên bố trên mạng xã hội rằng, bà Trần đã bị sa thải và tất cả trẻ em tại trường mầm non sẽ được kiểm tra y tế.

Trước đó từng xuất hiện một loạt bê bối liên quan đến an toàn thực phẩm tại các trường học ở Trung Quốc. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc các giáo viên và quản lý muốn kiếm thêm tiền bằng cách giảm chất lượng và số lượng thực phẩm của học sinh.

Tháng 10/2018, một trường tư nhân quốc tế ở Thượng Hải bị phát hiện dự trữ rau mốc và các nguyên liệu hết hạn trong bếp. Hiệu trưởng ngôi trường này đã bị sa thải và nhà cung cấp thực phẩm bị điều tra. Hồi tháng 9/2018, một trường tiểu học ở tỉnh Hà Nam cũng bị phát hiện chỉ cho học sinh ăn trưa với nửa bát mì không kèm thức ăn, dù họ cam kết sẽ cung cấp những bữa ăn dinh dưỡng.

Năm 2008, sữa công thức của tập đoàn Tam Lộc, Trung Quốc bị phát hiện chứa melamine, hóa chất công nghiệp độc hại được sử dụng để làm tăng lượng protein trong các cuộc kiểm tra chất lượng. Ít nhất 4 trẻ em thiệt mạng và hơn 10.000 người nhập viện vì nhiễm độc sau khi sử dụng loại sữa này. Sự việc khiến người tiêu dùng ngày càng phẫn nộ với các bê bối liên quan đến thực phẩm và mất niềm tin vào các sản phẩm nội địa.

Theo VNE

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà