ĐCSTQ phô trương quyền lực mềm qua những buổi nhạc kịch ở Australia

02/11/18, 14:38 Trung Quốc

Chiến lược dùng nghệ thuật để tuyên truyền cho ý thức hệ cộng sản và tự tán dương sự “quang minh chính đại” của ĐCSTQ đã được thực hiện ở Australia từ lâu. Tuy nhiên, nó liên tục bị cộng đồng gốc Hoa tại sứ sở Kangaroo phản đối mạnh mẽ.

ĐCSTQ phô trương quyền lực mềm qua những buổi nhạc kịch ở Australia - Ảnh 1
Một biển quảng cáo của chương trình hòa nhạc hiện đại mang tên Hồng Hồ. (Ảnh qua flipboard.com)

Chính phủ Trung Quốc sắp tổ chức buổi hòa nhạc hiện đại mang tên Hồng Hồ tại thành phố Sydney và Melbourne vào tháng 11/2018.

Cụ thể, chương trình sẽ diễn ra ở nhà hát Opera Sydney (ngày 4/11) và trong 2 ngày tại Trung tâm Biểu diễn Melbourne (7-8/11).

Nội dung xoay quanh cuộc xung đột quân sự giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong những năm 1930 tại tỉnh Hồ Bắc. Đó là một góc nhỏ của cuộc nội chiến Trung Quốc giữa hai đảng kéo dài từ năm 1927 đến 1950.

Tuy nhiên, một số nhà phê bình nói rằng, mục đích chính của các buổi hòa nhạc không chỉ đơn giản ở mức giới thiệu và truyền bá văn hóa Trung Hoa ra hải ngoại. Sự thật là đang “tuyên truyền nghệ thuật” nhằm thúc đẩy ý thức hệ cộng sản và tôn vinh ĐCSTQ.

Vừa qua, nhóm cộng đồng người Úc gốc Hoa, có tên Liên minh giá trị Australia (AVA), đã phản đối tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ tại quốc gia này. Họ đã phát động động kiến nghị trực tuyến và tuyên bố thẳng thừng: “Nhạc kịch Hồng Hồ không phải là tự do và hi vọng”.

Trước đó vào năm 2016, nhóm AVA cũng đã nêu lên những lo ngại về các buổi hòa nhạc kỷ niệm cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông.

Năm 2017, AVA tiếp tục tổ chức biểu tình chống lại buổi biểu diễn “Red Detachment of Women” (Nữ Hồng quân) của đơn vị Vũ Kịch Quốc gia Trung Quốc, tổ chức tại Trung tâm nghệ thuật Melbourne.

Đại diện AVA cho biết: “Hồng Hồ là hệ tư tưởng theo đuôi ĐCSTQ, biện minh cho tình trạng bạo lực, hận thù dưới chủ đề đấu tranh giai cấp” ở Trung Quốc.

Ông Ding Li, biên tập viên đài Voice of America (VOA) phiên bản tiếng Trung, đề cập đến việc tổ chức nhạc hội chính là cách để “tuyên truyền nghệ thuật tại Australia” trong bài báo mà ông viết trên VOA.

Mạng lưới tuyên truyền chằng chịt

Kết quả hình ảnh cho hồng vệ binh
Hình ảnh nữ hồng vệ binh. (Ảnh tư liệu)

Các nhà tổ chức nhạc hội Hồng Hồ lo ngại rằng, vở opera là chiến thuật khác trong bộ các âm mưu của ĐCSTQ.  

Theo ông Trần Dụng Lâm – cựu lãnh sự các vấn đề chính trị tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney, đây có thể là kế hoạch gây ảnh hưởng tại Australia của ĐCSTQ. Ông đã trốn chạy ĐCSTQ để đến Australia vào năm 2005.

Song song đó, MC của cả 2 chương trình nhạc hội ở Sydney và Melbourne đã nói ra tên đơn vị sản xuất là Ausfeng Event Productions (Ausfeng) trên các trang web của nhà hát Opera Sydney và Trung tâm Biểu diễn Melbourne.

Đây là đơn vị tổ chức rất nhiều sự kiện được phương tiện truyền thông của ĐCSTQ và các tổ chức ủng hộ Đảng bảo trợ. Ví dụ điển hình là “Chuỗi lễ hội văn hóa mừng xuân Trung Quốc”, diễn ra gần đây nhất tại các thành phố Sydney, Melbourne và Adelaide. Đi kèm với nó là hàng loạt các sự kiện được trình diễn trong thời gian Tết âm lịch 2018.

Trên trang web chính thức của chuỗi sự kiện, danh sách đối tác gồm các cơ quan của ĐCSTQ như: Bộ văn hóa, Đại sứ quán Australia và Lãnh sự quán Sydney, Melbourne, Adelaide.

Nhà tài trợ truyền thông chính của sự kiện là Nhân dân nhật báo – tờ báo tuyên truyền của ĐCSTQ.

Chủ tịch của Ausfeng là ông Robert Feng (Feng Dunping). Ông cũng là thành viên chủ chốt của Hiệp hội kinh tế, thương mại và văn hóa Australia (ACETCA).

Theo bằng chứng do Giáo sư Clive Hamilto và nhà nghiên cứu Elex Joske nộp lên Quốc hội Australia, ACETCA đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ trong cả thập kỷ với ĐCSTQ. Họ cũng là một trong những nhóm chủ chốt làm việc cho Mặt trận công tác ngoại vụ của ĐCSTQ ở Australia và Hội đồng xúc tiến hòa bình Trung Quốc của Australia (ACPPRC).

Trong đó, Mặt trận công tác ngoại vụ của ĐCSTQ đảm nhận thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng trong cộng đồng người Hoa hải ngoại, gồm cả Australia. Nó cũng chính là một bộ máy chủ chốt trong chiến dịch tuyên truyền chiến tranh của ĐCSTQ kể từ thời Mao Trạch Đông.

Dựa vào đây, ông Trần, thành viên của AVA cáo buộc rằng: Ausfeng đang kiếm tiền từ việc tham gia vào “cái gọi là trao đổi văn hóa, kinh tế, thương mại và du lịch giữa Trung Quốc – Australia, cũng như các cơ quan nhập cư và thị thực”.

Ông cũng tin rằng, lý do nhiều buổi biểu diễn văn hóa được lãnh sự quán Trung Quốc hỗ trợ là vì “những hoạt động này do chính quyền Trung Quốc đầu tư. Ông chủ của nó là chính quyền Trung Quốc. Chắc chắn lãnh sự quán Trung Quốc là đại diện của chính quyền Trung Quốc trong việc hỗ trợ các dự án trên”.

Riêng ông Feng Chongyi, Giáo sư ngành Trung Quốc học tại Đại học Sydney và cũng là thành viên của AVA, cho rằng: Một số tổ chức Trung Quốc đã tiến hành quảng bá và giao lưu văn hóa Trung Hoa – Australia để kiếm lợi nhuận và tuyên truyền.

Ông nói trên Epoch Times là: “Họ biến nó thành hoạt động thương mại và công nghiệp hóa văn hóa. Họ đưa vào đó các chương trình Trung Hoa đến từ Trung Hoa Đại Lục. Theo đó, họ không chỉ thu được lợi nhuận [cho ĐCSTQ và chính bản thân họ], mà họ còn sử dụng các hoạt động này để thể hiện sự trung thành và lòng yêu nước đối với ĐCSTQ”.

Trước những lời cáo buộc liên tục được đưa ra, đơn vị Ausfeng không trả lời bất kỳ yêu cầu bình luận nào của Epoch Times.

Sự kết hợp tinh vi

Một nhóm hồng vệ binh đang bắt giữ 2 giáo viên của mình vào 17/1/196
Một nhóm hồng vệ binh đang bắt giữ 2 giáo viên của mình vào ngày 17/1/1967. (Ảnh: Nhiếp ảnh gia Li Zhensheng)

Theo truyền thông Trung Quốc, cùng với Ausfeng, chương trình đại nhạc hội Hồng Hồ ở Melbourne còn được 3 nhóm hoạt động khác đồng tổ chức. Họ bao gồm Hiệp hội Hồ Bắc ở Australia, Phòng thương mại Australia – Hồ Bắc và Nhóm nghệ thuật Hoạt Hoành của Melbourne.

Chính vì vậy ông Feng đã đặt ra câu hỏi về mối quan hệ của 3 nhóm hoạt động này với ĐCSTQ.

Trước đó, cả 3 tổ chức trên đã nhận được sự ủng hộ từ tổng lãnh sự quán Trung Quốc và Văn phòng giao dịch Trung Quốc ở nước ngoài (OCAO). OCAO cũng chính là văn phòng thuộc Hội đồng nhà nước Trung ương của chính phủ Trung Quốc.

Trong sách Cuộc xâm lược Thầm Lặng (Silent Invasion), học giả và tác gia Clive Hamilton cho biết, OCAO là cơ quan của chính phủ Trung Quốc, chịu trách nhiệm soạn thảo, lập kế hoạch và thực hiện chính sách về các vấn đề hải ngoại.

Thực tế cho thấy cả 3 nhóm hoạt động này đều do cùng một người điều hành. Đó chính là ông Zhou Jiuming.

Nhân vật này được biết đến như là một trong những vị chủ tịch danh dự trong nhiệm kỳ thứ 7 của cơ quan ACPPRC.

Vào ngày 28/2, Nhóm nghệ thuật Hoạt Hoành ở Melbourne đã đồng tài trợ cho chương trình “Gala lễ hội mùa xuân Trung Quốc” tổ chức ở Nhà hát Palais ở Melbourne. Sự kiện được Tổng lãnh sự quán của ĐCSTQ hỗ trợ và cơ quan OCAO tổ chức trình diễn.

Ngày hôm sau, sự kiện được phát sóng trên kênh CCTV4. CCTV là viết tắt cụm từ Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, là đài truyền hình chính thức của Trung Quốc.

Trước thông tin trên, cả 3 nhóm hoạt động đều không trả lời các yêu cầu bình luận của Epoch Times. Ông Zhou Jiuming cũng không đưa ra bất kỳ phản hồi nào về tin tức của báo này.

Gần đây nhất, trang Sydney Morning Herald cho biết: Cơ quan OCAO tại Bắc Kinh đã chi hàng triệu USD cho Nanhai Media (công ty truyền thông có trụ sở ở Sydney) để tổ chức các sự kiện mừng Tết Nguyên Đán tại Sydney.

Theo các tài liệu bí mật về OCAO được viện sĩ New Zealand – James To phát hiện và trích dẫn trong ấn phẩm Cuộc xâm lược Thầm Lặng, thì song song đó, OCAO còn khuyến nghị dùng các lễ hội truyền thống để tuyên truyền và kết nối mạng lưới tuyên truyền.

Trong sách có trích lời của phó giám đốc cơ quan CAOA, ông Há Á Phi rằng: “Khi địa vị của Trung Quốc ở nước ngoài tăng lên… Họ sẽ có khao khát… thâu tóm quyền lực cho mình để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của Trung Quốc”.

Yếu tố “cách mạng” trong chương trình Hồng Hồ

Buổi hòa nhạc Hồng Hồ sắp tới được tuyên bố là vở opera hiện đại mang tính cách mạng của Trung Quốc. Nó có tựa đề “The Red Guards of Lake Honghu” (tạm dịch: Hồng vệ binh của Hồng Hồ).

Được biết, chương trình đầu tiên được tổ chức vào năm 1959 (mặc dù một số nguồn tin cho rằng là năm 1956) tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Sau đó, nó đã được chuyển thể thành phim năm 1961.

Kịch bản gốc nói về một nhân vật hư cấu và quá trình Hồng quân của ĐCSTQ kích động nhân dân địa phương chống lại quân đội Quốc Dân đảng.

Tuy nhiên, nhà hát Omega miêu tả Hồng quân và lãnh đạo Hồng quân là ông Hạ Long dưới ánh hào quang lấp lánh của chủ nghĩa anh hùng, và dùng nhiều bài hát tôn vinh họ.

Vì vậy, AVA đã đặt vấn đề về nội dung của chương trình rằng:

“Rõ ràng Hồng quân đã giết chết hàng loạt thường dân trong 3 tháng trời. Họ đặc biệt nhắm vào địa chủ, mặc dù nhiều người trong số họ là nông dân vô tội”.

“Họ đã giết người… đến mức chống nhân loại”.

“Những vụ giết người này nhắc chúng ta nhớ đến hành động tàn bạo của Đức Quốc xã thảm sát người Do Thái… Nhưng hiện tại Hồng quân lại đang được miêu tả trong buổi hòa nhạc Hồng Hồ như là anh hùng. Điều này có công bằng với những người bị giết hại hay không?”

Họ cũng nói với Epoch Times rằng, các thông điệp và nội dung của vở opera này gợi nhớ đến Cách mạng văn hóa. Đó là cuộc vận động chính trị tàn khốc, trực tiếp gây ra cái chết bất thường cho hàng chục triệu người.

Theo đó, ông Feng phát biểu: “Quay đầu nhìn lại thấy kinh hoàng… Đó là giết người và không tôn trọng nhân quyền một chút nào. Đó là một loại văn hóa đậm chất bạo lực”.

“Tuy nhiên, đây là một phần của văn hóa đảng, và ĐCSTQ đang tiếp tục tuyên truyền loại văn hóa này ở nước ngoài. Tuy nhiên, nó không phù hợp với thế giới ngày nay”.

Xuân Nhạn, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp