Tờ báo uy tín của Úc báo cáo về những tội ác vi phạm nhân quyền tại nhà tù Trung Quốc

31/08/18, 13:53 Trung Quốc

Tội ác vi phạm nhân quyền của chính phủ Trung Quốc – bao gồm việc mổ cướp nội tạng tù nhân lương tâm và người vô tội – đã được báo cáo trên nhiều kênh truyền thông quốc tế. 

Anh Jintao Liu – một học viên Pháp Luân Công từng bị bức hại tại Trung Quốc. (Ảnh từ thesun.co.uk)

News.com.au – tờ báo nổi tiếng của Australia – gần đây đã đưa tin về một phần các hoạt động tra tấn vô cùng tàn bạo của cảnh sát Trung Quốc đối với tù nhân và những người bị giam giữ phi pháp.

Những màn tra tấn tàn bạo lên thân thể anh Jintao Liu

Một ngày trong nhà tù Trung Quốc, Liu bị đánh thức bằng những chiếc ghim nhọn hoắt cắm vào móng tay của mình, sau đó anh phải đứng trong sân khoảng 18 giờ. Nếu di chuyển, anh sẽ bị đánh đập dữ dội.

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các tội ác vi phạm nhân quyền này trên những công dân vô tội trong hai thập kỷ qua. (Ảnh từ thesun.co.uk)

Những trận đòn tra tấn nhừ tử khiến chân anh sưng lên, họ cũng không cho anh đi vệ sinh. Đối với Liu, thời điểm đó ngày dài hơn năm, vô cùng thống khổ nhưng đó vẫn chưa phải là những gì tồi tệ nhất mà anh phải chịu đựng.

Trong suốt 3 năm từ 2006 đến 2009, Liu đã bị giam giữ trong các trại giam ở Bắc Kinh và nhiều nơi khác. Tại đó, anh bị đánh đập, bức thực, bị giật điện, bị tra tấn tình dục cùng vô số màn tra tấn man rợ khác do các cai ngục nghĩ ra để gây nên nỗi đau tột cùng cả về thể xác lẫn tinh thần cho các tù nhân.

Có một hình phạt tàn khốc mà Liu không bao giờ quên được, anh nói với news.com.au:

“Lần tra tấn tàn khốc nhất đối với tôi đó là khi 4 người lính canh cởi sạch quần áo của tôi rồi dùng một chiếc bàn chải nhà vệ sinh để đâm xuyên qua hậu môn tôi và nói rằng sẽ làm vậy cho đến khi tôi trở thành một người đồng tính”.

“Tội” duy nhất mà Liu phạm phải ở Trung Quốc đó là đã tập luyện Pháp Luân Công, một môn khí công thiền định dựa trên nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn”. Nhưng có lẽ điều bất ngờ nhất chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện một loạt các tội ác vi phạm nhân quyền – bao gồm cả tội ác mổ cướp nội tạng – đối với những công dân vô tội và tội phạm bị kết án trong suốt gần 2 thập kỷ qua và nó vẫn đang tiếp tục diễn ra ngay tại thời điểm hôm nay.

Điều gì đang diễn ra ?

Anh Jintao Liu, 36 tuổi, chỉ là một trong số hàng ngàn người đã được báo cáo là từng bị giam tại những trại giam kinh hoàng nhất ở Trung Quốc. Theo nhiều báo cáo khác, trong các trại cưỡng bức lao động và trung tâm giam giữ, thành phần tù nhân chủ yếu là học viên Pháp Luân Công – những người không từ bỏ đức tin “Chân Thiện Nhẫn” của mình vì bất cứ lý do gì.

Pháp Luân Công bắt đầu được phổ biến ở Trung Quốc vào những năm 1990, ước tính vào thời điểm năm 1999 có khoảng 100 triệu người theo học môn khí công này, đông hơn số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính điều đó đã khiến lãnh đạo lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân sinh lòng đố kỵ và phát động cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công, mặc dù họ chỉ là những người tu luyện ôn hòa, không hề có bất cứ hoạt động chính trị nào.

Các học viên Pháp Luân Công phản đối bằng cách giữ chân dung các nạn nhân bị bức hại trong một cuộc biểu tình ở Đài Bắc. (Ảnh từ thesun.co.uk)

Tiến sĩ Sophia Bryskine, phát ngôn viên người Úc của Hiệp hội các Bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) đã nói rằng quy mô cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công thực tế còn lớn hơn các số liệu được công bố rất nhiều, có nhiều người bị giam giữ mà “không hề thông qua các thủ tục pháp lý”.

Tiến sĩ Bryskine nói với news.com.au: “Trong các nghiên cứu và mối ngoại giao gần đây, chúng tôi tập trung chủ yếu vào những tù nhân lương tâm vì quy mô bị bạo hành của những người này vẫn còn rất lớn”.

Bà cho biết Trung Quốc đang là nơi mà quyền con người bị xúc phạm nặng nề và Australia cũng như nhiều quốc gia khác cần phải có hành động lên án tình trạng này. Đối với Australia, Trung Quốc là một thị trường cực kỳ tiềm năng. Lợi nhuận từ thị trường này chiếm ⅓ tổng lợi nhuận hàng hóa xuất khẩu của Australia. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đang liên tục đầu tư nhiều dự án trên chính quốc gia này.

Camaigners tổ chức cuộc biểu tình tại Quảng trường Trafalgar, London để nhấn mạnh sự tham gia của chính phủ Trung Quốc vào việc thu hoạch nội tạng bất hợp pháp giữa các tù nhân bao gồm một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh từ thesun.co.uk)

Trong năm 2015, Úc đã ký một thỏa thuận thương mại tự do mang tính bước ngoặt với Trung Quốc có tổng giá trị gần 160 tỷ USD. Nhưng chính phủ Úc thực sự biết được bao nhiêu về đối tác thương mại lớn nhất của mình? “Thật đáng buồn khi nhận thức của toàn thế giới về cuộc đại thảm sát đang diễn ra tại Trung Quốc vẫn còn đang rất hạn chế”, Tiến sĩ Bryskine nói.

Theo một báo cáo của Ủy ban Quốc hội về Trung Quốc của Hoa Kỳ, kể từ khi lệnh đàn áp Pháp Luân Công được áp dụng ở Trung Quốc, hàng nghìn thậm chí hàng trăm nghìn học viên đã bị bắt giữ.

Một số người đã thoát khỏi cuộc bức hại và tái định cư tại Úc sau khi được cấp tình trạng tị nạn đã chia sẻ những câu chuyện gây sốc của họ. (Ảnh từ thesun.co.uk)

“Có khoảng 122 trang web trực thuộc chính phủ Trung Quốc thường xuyên báo cáo về các vụ bắt giữ những “nghi phạm hình sự” Pháp Luân Công” và một số địa phương thậm chí còn treo mức thưởng lên tới 5.000 NDT (khoảng 15 triệu đồng) cho những ai cung cấp thông tin về những học viên Pháp Luân Công đã trốn thoát khỏi trại giam.

Năm 2006,  Manfred Novak – Báo cáo viên của Liên Hợp Quốc về [tội ác] tra tấn – kết luận rằng 66% tù nhân ở Trung Quốc là học viên Pháp Luân Công. Một báo cáo năm 2014 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng trong khi chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều đạo luật để hạn chế hành hung tù nhân, nhưng việc đó vẫn xuất hiện nhan nhản trong các nhà tù Trung Quốc. Các cảnh sát cố tình vi phạm quy định và tòa án cũng bỏ qua những chi tiết cho thấy phạm nhân đã nhận tội vì bị tra tấn.

Một số luật sư đã tiến hành chứng minh sự vô tội cho các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và giam giữ. (Ảnh từ thesun.co.uk)

>>> ‘Cuộc diệt chủng lạnh’ của chính quyền Trung Quốc

Theo các nhân chứng, những người bị tra tấn tàn bạo nhất và bị giết hại trong các trại cải tạo ở Trung Quốc chính là những người bị buộc phải từ bỏ tín ngưỡng của mình. Một số người đã trốn thoát khỏi cuộc bức hại và sinh sống tại Úc. Sau đó, họ đã kể lại những câu chuyện của mình với news.com.au nhằm vạch trần và kết thúc cuộc bức hại vi phạm nhân quyền này.

Jintao Liu chính là một trong số ấy. Trước đó, Liu vừa tốt nghiệp trường Đại Học Dầu Khí Trung Quốc. Anh đang có một sự nghiệp đầy triển vọng trong lĩnh vực công nghệ hóa học cho đến khi Liu bị tước đoạt tự do và đổi lại bằng những năm tháng tồi tệ nhất trong cuộc đời mình. Mọi thứ với anh giờ đây sẽ không bao giờ được như trước nữa.

“(Cảnh sát) bắt tôi mà không đưa ra bất kỳ lý do gì, họ tìm thấy một số tài liệu về Pháp Luân Công trên máy tính trường học của tôi”, Liu nói. Sau khi bị bắt, Liu bị đưa thẳng đến một trung tâm giam giữ và ở đó một tháng.

“Không có lệnh bắt giữ, không thẩm vấn, cũng không có các thủ tục [pháp lý khác] kèm theo. Màn tra tấn đầu tiên bắt đầu trên một chiếc ghế nhỏ với một thanh nhựa, [rồi họ trói chặt] tôi ở đó, không cho động đậy trong một thời gian rất lâu”, anh nói.

Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công vẫn còn rộng lớn, với nhiều người bị nhốt “không có thủ tục pháp lý”. (Ảnh từ thesun.co.uk)

“Tôi bị buộc vào đó cả ngày mà không được đi vệ sinh. Khi thấy cách này không hiệu quả (không thể thay đổi niềm tin tín ngưỡng của tôi) họ chuyển sang bắt tôi đứng cả ngày đến khi hai chân bị sưng nề. Và khi cách đó vẫn không hiệu quả họ bắt đầu giảm thời gian ngủ của tôi”.

“Họ (cai ngục) đánh thức tôi bằng cách xuyên que nhọn vào đầu ngón tay tôi. Tôi chỉ được ngủ 3 giờ mỗi ngày, sau đó là 2 giờ, 1 giờ, rồi không được ngủ chút nào. Cai ngục tiếp tục hành hạ tôi theo cách này cho đến khi họ chuyển tôi đến một nơi khác”.

“Tôi đã cố gắng tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và không hề có chút ý nghĩ oán hận hay trả thù những người đó”, Liu nói. “Vào lúc nỗi sợ lên đến đỉnh điểm, khi không chịu được những đòn tra tấn và nhục hình, tôi đã bỏ cuộc”.

Liu nói rằng cuối cùng anh đã “không thể chịu đựng được”, và đồng ý ký vào một cam kết sẽ không tập luyện Pháp Luân Công nữa. Tuy nhiên, sau khi thực sự lấy lại lý trí, Liu đa nói: “Tôi không thực sự từ bỏ”. “Điều duy nhất giúp tôi vượt qua [cuộc bức hại] chính là để vạch trần tội ác này cho thế giới”.

Hoàng An, theo thesun.co.uk

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó