Niềm tự hào dưới sân cỏ và cả trên khán đài: Đây là lý do vì sao thế giới nghiêng mình nể phục người Nhật

03/07/18, 22:29 Tin Tổng Hợp

Nhật Bản lại một lần nữa khiến người dân trên toàn thế giới kính phục và hết lời khen ngợi sau trận thua sát nút Bỉ tại vòng đấu loại trực tiếp World Cup 2018. Không chỉ bởi lối chơi đơn giản hiệu quả và nhiệt huyết của họ, mà còn ở những phút giây sau trận đấu và trên khán đài.

Đối diện với một thế hệ vàng của đội tuyển Bỉ, Nhật Bản vẫn dẫn trước 2 bàn khi liên tục bị đội bạn ép sân. Đây cũng là vòng knock-out đầu tiên tại giải vô địch thế giới, đội tuyển Nhật ghi được bàn thắng, và cũng là mùa giải đầu tiên đội Nhật ghi được nhiều bàn thắng đến vậy (6 bàn qua 4 trận).

Có thể nói các cầu thủ người Nhật đã trải qua một giải đấu ấn tượng nhất từ trước tới giờ. Và họ chỉ chịu dừng bước sau khi đã cống hiến cho người hâm mộ quê nhà và người yêu bóng đá thế giới một trận đấu đỉnh cao. Một trận đấu có quá nhiều cảm xúc, như ở tận cùng của các thái cực trái ngược.

Mấy ai dám nghĩ họ có thể dẫn trước 2 bàn cách biệt trước đội bóng mạnh hơn rất nhiều lần. (Ảnh: Ua-football)

Mấy ai dám nghĩ họ có thể dẫn trước 2 bàn cách biệt trước đội bóng mạnh hơn rất nhiều lần. Sau niềm vui vỡ òa, họ lại kiên cường đến phút cuối khi bị gỡ hòa chứ không phải là với tâm thế của kẻ ăn may. Để rồi sau bao nỗ lực, những chiến binh Samurai lại bị đẩy xuống tận cùng của tiếc nuối khi đội bạn ghi bàn vào những phút bù giờ cuối cùng của trận đấu.

Có ở vào hoàn cảnh đó mới hiểu được những thay đổi đột ngột về tinh thần và phần thưởng cho nỗ lực bị tuột khỏi tầm tay qua một khe cửa quá hẹp có thể khiến người ta đau khổ thế nào.

Thường thì trước những xung kích quá mạnh mẽ về tinh thần, người ta sẽ lơi là xung quanh mà chỉ tập trung vào nỗi đau của bản thân, thu mình lại để tiếc nuối, oán trách hay ân hận, day dứt. Nếu cởi mở một chút thì có khi còn muốn tìm kiếm sự cảm thông, an ủi từ những người xung quanh mình, đặc biệt là những người ủng hộ mình.

Nhưng các cầu thủ Nhật Bản lại làm điều ngược lại. Trong nỗi buồn quá khó chấp nhận tại thời điểm đó, họ không quỳ rạp, lăn lộn quá lâu hay bước ngay vào phòng thay đồ để chạy trốn thất bại. Họ vừa khóc rưng rức, vừa cầm tay nhau, đồng loạt cúi chào khán giả, những người đã ở bên cổ vũ, tin tưởng và kỳ vọng vào họ.

Đó là cái dũng khí của kẻ thất trận mà không phải là thất phu, là thế đứng hiên ngang hơn hết thảy cái ưỡn ngực, ngẩng cao đầu.

Đó là cái dũng khí của kẻ thất trận mà không phải là thất phu. (Ảnh: Goal)

Nghĩ đến cảm xúc cũng đau buồn không kém của cổ động viên, nghĩ đến việc phải biết ơn những người đã mua vé vào xem mình thi đấu trong lúc đang nước mắt lưng tròng, là điều không hề dễ dàng nếu nó không phải là một thói quen. Một thói quen biết nghĩ đến người khác, khiêm nhường và biết hàm ơn. Đó là cái gốc của người có giáo dưỡng, cái gốc của văn minh dân tộc, cái gốc làm nên thành công của một quốc gia đã từng nhỏ bé, thiếu thốn trăm bề.

Như để chứng minh thêm rằng, đó không chỉ là hành động lấy lệ và lịch sự cho phải phép, những gì họ để lại trong phòng thay đồ của mình khẳng định rõ ràng hơn nữa tư thế của một đội thua trận nhưng không để nỗi buồn của mình làm ảnh hưởng tới những việc tốt đẹp mà theo họ là đương nhiên phải làm.

“Đây là phòng thay đồ của đội tuyển Nhật Bản sau trận thua Bỉ ở phút thứ 94. Cũng giống như cổ động viên trên sân vận động, họ dọn sạch mọi thứ (băng ghế và phòng thay đồ) và cả cách giao tiếp với giới truyền thông. Trước khi rời đi, họ còn để lại ghi chú với dòng chữ “cảm ơn” bằng tiếng Nga. Quả thật là một tấm gương cho tất cả các đội bóng khác!”, bà Priscilla Janssens, một quan chức của FIFA chia sẻ trên trang mạng Twitter của mình.

Căn phòng sạch như chưa hề có một đội quân hơn 20 chục người vừa trải qua nỗi buồn thất trận ở đây. (Ảnh: Twitter)

Và cũng giống như đội bóng của họ, những cổ động viên Nhật Bản đã tiếp thêm minh chứng cho một tinh thần Nhật khác ở trên các khán đài sân Rostov Arena. Cũng trải qua những cung bậc cảm xúc mãnh liệt cùng đội tuyển dưới sân cỏ, trên khán đài, cổ động viên Nhật Bản thẫn thờ, những tiếng khóc thành lời, những cái rung vai bần bật và những gương mặt úp chặt vào tấm khăn như để kìm nén niềm tiếc nuối.

Nhưng mất đi niềm vui, mất đi một ngày để ăn mừng, mất đi cơ hội để tự hào và hy vọng, người Nhật vẫn không mất đi ý thức văn minh vì cộng đồng, mặc dù đó không phải là tại sân nhà của họ.

Nỗi buồn cho phép người ta buông lơi trách nhiệm với người khác và chăm chút một chút cho sự giải tỏa của bản thân. Nhưng cổ động viên Nhật Bản chọn cách âm thầm nhặt rác trên các khán đài của cả họ và cả đội bạn. Với họ, việc gì phải làm thì bất chấp cao hứng hay không, có đang ở trong hoàn cảnh thuận tiện mà làm việc đó hay không, thì vẫn cứ phải làm.

Và một trong những việc lúc nào cũng phải làm, đã trở thành thói quen của người Nhật, chính là việc nghĩ đến người khác trước rồi mới nghĩ đến mình. Khi ở một mình thì có thể sao cũng được, nhưng khi ở trong cộng đồng, khi bên cạnh chỉ cần có một người, thì cũng phải ưu tiên làm những điều tôn trọng và có lợi cho họ trước.

Dù mất đi niềm vui, mất đi một ngày để ăn mừng, mất đi cơ hội để tự hào và hy vọng, nhưng người Nhật vẫn không mất đi ý thức văn minh đã trở thành thương hiệu của mình. (Ảnh: Sport1)

Chẳng vậy mà anh bạn tôi sau khi làm việc ở Nhật một thời gian, đã không khỏi thán phục. Chuyện là anh ở tập thể cùng với một người đồng nghiệp bản xứ. Người Nhật rất tiết kiệm, và để bớt gánh nặng cho chi phí của công ty, căn hộ tập thể của hai người bọn họ có quy định bất thành văn rằng sẽ chỉ bật một điều hòa trong những ngày giá lạnh.

Anh bạn tôi nhận ra rằng khi nào mình đi làm về sau thì anh bạn cùng nhà, ở bên phòng khác sẽ bật điều hòa từ trước cho ấm rồi tắt ngay khi nghe thấy tiếng anh kia mở cửa vào phòng còn lại. Anh ấy có ý nhường việc bật điều hòa cho người bạn đồng nghiệp của mình ở căn phòng khác, vì không thể bật cả hai chiếc điều hòa một lúc.

Cuối cùng, ở lâu bên hoa lan thì người cũng sẽ được ướp hương thơm, anh bạn tôi cũng không chịu bật điều hòa để nhường phòng kia. Cứ như vậy, hai anh chàng sống trong lạnh giá vì nhường nhịn lẫn nhau. Người được lợi không chỉ là công ty vì chi phí tiền điện thấp, mà là cả hai anh chàng kia, bởi khi nghĩ đến người khác, họ chắc chắn đã tôi luyện được bản thân trở thành người vị tha, nhân từ và biết quan tâm. Người như vậy, ai ở gần cũng sẽ nể trọng mà tự động kính ngưỡng, tin yêu. Chịu lạnh một chút nhưng đổi lại được cách tư duy văn minh, cao thượng, điều nào có giá trị lâu dài và bền vững hơn? Chắc ai có nhân phẩm cũng đều hiểu.

Một trong những việc lúc nào cũng phải làm, đã trở thành thói quen của người Nhật, chính là việc nghĩ đến người khác trước rồi mới nghĩ đến mình. (Ảnh: Sport1)

Chẳng vậy mà người Nhật được tôn trọng và nể phục. Chẳng vậy mà họ có được ý chí kiên cường để chiến thắng nghịch cảnh, bởi chịu nhận cái thiệt về mình, quên đi cái mất của mình vì người khác là thể hiện cái dũng lớn nhất, là hình hài của một sức mạnh ghê gớm nhất.

Theo DKN.tv

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?