Trung Quốc xử kẻ sát nhân thời Cách mạng Văn hóa

21/02/13, 23:52 Cách mạng Văn hóa

Phiên tòa xử một người đàn ông trên 80 tuổi vì tội sát nhân trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) tại tỉnh Chiết Giang làm dấy lại cuộc tranh luận về việc đánh giá lại thời kỳ hỗn loạn này tại Trung Quốc.

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu vào hôm nay, 21.2, tòa án ở thành phố Thụy An đã xét xử vụ án chống lại một người có họ là Khâu, bị cáo buộc giết một bác sĩ họ Hồng năm 1967.

Phiên tòa một ngày hôm 18.2 tiết lộ Khâu cùng một số đồng bọn đã bóp cổ bác sĩ Hồng và sau đó đập gãy chân tay và chôn nạn nhân.

“Các cáo buộc chống lại Khâu được đưa ra từ đầu thập niên 1980 song Khâu đã bỏ trốn trong khi các nghi can khác bị bắt giữ và tuyên án”, một quan chức phụ trách truyền thông ở tòa án nói với tờ Thời báo Hoàn cầu.

Khâu cuối cùng đã bị công an ở Thụy An bắt vào tháng 7 năm ngoái, khép lại 30 năm chạy trốn.

Trung Quốc xử kẻ sát nhân thời Cách mạng Văn hóa
Các hồng vệ binh ở Trung Quốc giơ cao quyển Mao Tuyển vào năm 1966, năm khởi đầu của cuộc Các mạng Văn hóa – Ảnh: AFP

Theo một thẩm phán tại tòa án ở Thụy An, người không tham gia xét xử, phiên tòa diễn ra theo đúng luật bởi cáo trạng được công an đưa ra vào đầu những năm 1980, nên vẫn còn nằm trong thời hiệu 20 năm của vụ án (tính từ 1967).

Vụ án kỳ lạ đã làm dấy lên các phản ứng mạnh mẽ và trái chiều, theo Thời báo Hoàn cầu.

Một số người nói Khâu không nên bị truy tố vì một tội xảy ra cách đây đây hơn 40 năm, trong khi những người khác nói Khâu phải bị trừng phạt theo khung hình phạt cao nhất.

Nhiều người bình luận nói đây là thời điểm để đánh giá lại thời kỳ lịch sử được biết đến như là 10 năm hỗn loạn để tránh lặp lại sai lầm.

“Việc quy trách nhiệm cho các cá nhân trong giai đoạn khi hệ thống pháp lý gần như không hiện hữu là không đúng. Cả thủ phạm và nạn nhân đã bị hy sinh bởi các phe phái chính trị trong thời kỳ đó”, ông Vương Thuận An, Viện trưởng Viện Tội phạm học thuộc Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc nói với tờ Thời báo Hoàn cầu.

Trong một bài bình luận kêu gọi tái đánh giá thời kỳ Cách mạng Văn hóa hôm 20.2, tờ Thanh niên Trung Quốc viết: “Điều sửng sốt nhất về Cách mạng Văn hóa là cuộc tấn công vào phẩm giá con người. Lăng mạ, hành hạ, ngược đãi và giết người là chuyện thường thấy. Trật tự xã hội bị đảo lộn”.

Theo Thanh Niên

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?