Air Mekong và những hàng không tư nhân chết yểu

20/02/13, 10:08 Tin Tổng Hợp

  Sự kiện Air Mekongg ngừng bày với lý do tái cơ cấu khiến người ta không thể không nghĩ đến những cái chết yểu của hàng không tư nhân Việt Nam.

 Vị đắng Air Mekong

Vậy là ngày đen tối của Air Mekong cũng đến. Cục Hàng không Việt Nam đã chấp thuận cho hãng hàng không này ngừng bay kể từ sau ngày 28-2 để tái cơ cấu.

Air Mekong nói sẽ trở lại thị trường nhưng ít ai tin hãng này hồi sinh bởi tình hình kinh doanh còn tiếp tục khó khăn và trước khi hãng này đóng cửa đã có 2 hãng hàng không tư nhân tự khai tử vì không chịu nổi thua lỗ, đó là Indochina Airlines và Trãi Thiên Cargo.

Hàng không giá rẻ là xu hướng tân thời của thế giới, phát triển mạnh tại Việt Nam vài ba năm gần đây với hàng loạt tên tuổi như Jetstar Pacific Airlines, Indochina Airlines, Trãi Thiên Cargo, Air Mekong và VietJet Air. Cạnh tranh với “ông lớn” Vietnam Airlines, các hãng hàng không giá rẻ vừa dè dặt hoạt động vừa tìm kiếm cơ hội trong sự mạo hiểm cao độ. Thách thức lớn nhất không hẳn là chiến lược kinh doanh mà là khả năng… chịu lỗ.

 

Lỗ mỗi năm 50 tỉ đồng, Indochina Airlines đã phải thúc thủ. Trãi Thiên Cargo chưa bay đã dẹp. Air Mekong thì sau thời gian nợ nần triền miên, chịu “đòn” không thấu nên phải chia tay bầu trời. Còn Jetstar Pacific Airlines thì đã tái cơ cấu nhiều lần nhưng hiện vẫn chưa thoát lỗ…

Mạnh được yếu thua là lẽ thường tình trong kinh doanh và điều này được chấp nhận trong một môi trường cạnh tranh toàn diện. Sự cạnh tranh lành mạnh ấy đòi hỏi các nhà cung cấp phải đưa ra dịch vụ thật tốt với chi phí thấp nhất có thể để thu hút khách hàng.

Và đối tượng thụ hưởng lợi ích đầu cuối chính là người tiêu dùng. Sức mua tăng thì các bên bán dịch vụ có thêm lợi nhuận. Cứ thế mà xoay vòng… Chúng ta dễ dàng nhìn thấy điều này trong lĩnh vực viễn thông với cú đột phá của Viettel sau một thời gian dài cùng nhiều hãng viễn thông khác chịu sự “thống trị” của 2 thương hiệu quốc doanh là Mobifone và Vinaphone (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT).

Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh nửa vời – như lĩnh vực hàng không – thì khác. Vietnam Airlines trước nay luôn chiếm thị phần lớn, trên 50% thị trường bay nội địa, lại cộng thêm phần vốn từ Jetstar Pacific chuyển giao sang (khoảng 70%-80%) mới đây, “đất” của Vietnam Airlines càng rộng. Ngoài vốn, Vietnam Airlines còn có ưu thế về hạ tầng, thương hiệu, chuỗi dịch vụ, bộ máy nhờ… trực thuộc Nhà nước trong hàng chục năm!

Những tên tuổi chết yểu

Trong số 5 hãng được cấp phép từ 2007, hiện chỉ còn VietjetAir trụ lại, Indochina Airlines phá sản, Trãi Thiên khai tử, Blue Sky không được nhắc tới, giờ đến lượt Air Mekong khó khăn.

Indochina Airlines là hãng hàng không tư nhân đầu tiên đi vào hoạt động tại Việt Nam, được thành lập vào tháng 5/2008 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Hàng không Tăng Tốc, tên giao dịch quốc tế AirSpeedUp JSC, vốn điều lệ là 200 tỷ đồng. Thời gian ngắn sau đó, ngày 17/10/2008, hãng đã được đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương Indochina Airlines.

Bay chuyến đầu tiên vào ngày 25/11/2008, nhưng chỉ một năm sau, Indochina Airlines lún sâu vào khủng hoảng chủ yếu do suy thoái kinh tế. Đến tháng 9/2009, hãng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng chỉ còn một chặng bay TP HCM – Hà Nội. Năm 2011, hãng dần teo tóp, nợ tiền xăng đối tác, nợ lương nhân viên và xin ngừng cất cánh. Đến cuối năm 2011, Indochina Airlines biến mất khỏi bản đồ bay Việt Nam.

 

Trai Thien Air Cargo là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, nhưng cũng đành phải khép lại giấc mơ bay. Thành lập vào tháng 6/2008, Trãi Thiên được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong nước từ tháng 10/2009 với vốn pháp định là 500 tỷ đồng.

Nhưng sau một năm, hãng vẫn chưa công bố kế hoạch sắm tàu bay, lên lịch bay, trong khi nhân viên liên tục gửi đơn tố cáo về chuyện nợ lơng, cán bộ chủ chốt tản mạn tìm chỗ làm mới.

Đến tháng 12/2011, hãng bị rút giấy phép kinh doanh mà lý do Cục Hàng không đưa ra cũng là Trãi Thiên không có bất cứ dấu hiệu gì về khả năng cất cánh.

Bi đát hơn là Blue Sky Air. Tháng 8/2010, Cục Hàng không đã cấp giấy phép hoạt động cho Hãng hàng không Bầu Trời Xanh, Hãng sẽ khai thác các loại máy bay như trực thăng, thủy phi cơ và tất cả các loại máy bay cánh bằng khác.

Ban đầu hãng đăng ký khai thác hơn 20 tuyến du lịch trong nước. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn không có thêm thông tin nào về hoạt động của hãng này.

PV (TH)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi