Những mẩu chuyện ngụ ngôn hàm chứa đạo lý nhân sinh

24/11/17, 18:15 Đọc & Suy ngẫm

Những câu chuyện ngụ ngôn dưới đây tuy rất ngắn gọn nhưng lại hàm chứa đạo lý nhân sinh sâu sắc, cho ta những bài học quý giá để làm người.

(Ảnh: )
Có tài năng là một lợi thế, tuy nhiên, nếu không thể vận dụng tài năng vào trong cuộc sống thì nó sẽ dần dần bị mai một. (Ảnh: Wowamazing)

Người đàn ông yêu gỗ

Có một người đàn ông rất yêu thích đồ gỗ. Một hôm ông ta nhận được nguyên liệu gỗ rất tốt, nhưng lại không biết nên dùng chúng để làm gì. Ông ta đắn đo: “Nên dùng chúng để làm cột trụ xây nhà hay là đóng thuyền đi chở hàng? Hay dùng chúng để thiết kế đồ dùng phục vụ cuộc sống?”.

Tuy nhiên, sau đó ông ta bị bệnh cấp tính, tình trạng càng ngày càng trầm trọng, cuối cùng đã không qua khỏi. Mọi người vì tưởng nhớ đến ông đã dùng loại gỗ mà ông yêu thích nhất để đóng một cỗ quan tài, cuối cùng đặt chủ nhân vào bên trong và chôn sâu dưới lòng đất.

Cảm ngộ: Có tài năng là một lợi thế, tuy nhiên, nếu không thể vận dụng tài năng vào trong cuộc sống thì nó sẽ dần dần bị mai một.

Lời nói như lưỡi dao dễ làm tổn thương người

Có một người nói chuyện rất chanh chua, đã đắc tội với rất nhiều người. Một hôm, có người bạn đã mời anh ta ăn cơm, trên bàn ăn bày biện đầy những món ngon vật lạ khiến anh ta cảm thấy người bạn này thật quá thịnh tình.

Chỉ có điều, những món ăn này được nêm nếm rất không hợp lý, nếu không phải quá chua thì là quá cay, khiến anh ta không thể nào nuốt trôi được.

Anh ta nói với người bạn: “Gia vị nêm nếm không phù hợp đã phá hỏng đi thịnh tình của bạn”.

Người bạn nói: “Cũng giống như lời nói chanh chua của cậu đã hủy hoại đi ý tốt của chính mình”.

Cảm ngộ: Chất lượng đã tốt rồi, nhưng hình thức nhất định cũng phải làm tốt.

Con lừa đẩy cối xay

Có một họa sĩ rất bảo thủ, không muốn thay đổi thủ pháp vẽ tranh, vậy nên những tác phẩm của anh ta hoàn toàn không có gì mới mẻ. Có một ngày, anh cầm tác phẩm tâm đắc nhất của mình đi hỏi thầy giáo.

Nếu em cứ cố chấp không chịu tìm kiếm những điều mới, thì có khác gì con lừa kia chỉ mãi đạp lên dấu chân của chín mình. (Ảnh: Giadinh)
Nếu cứ cố chấp không chịu tìm kiếm những điều mới, thì có khác gì con lừa kia chỉ mãi đạp lên dấu chân của chính mình. (Ảnh: Giadinh)

Thầy giáo nói: “Em hãy xem con lừa đẩy cối xay đi được bao xa?”.

Họa sĩ nói: “Con lừa chỉ chạy vòng quanh chiếc cối xay, có thể nói rằng chỉ dậm chân tại chỗ”.

Thầy giáo nói: “Nếu em cứ cố chấp không chịu tìm kiếm những điều mới, thì có khác gì con lừa kia chỉ mãi đạp lên dấu chân của chính mình”.

Cảm ngộ: Những thứ tốt ngay lúc ban đầu đều sẽ trở thành chướng ngại cho việc đề cao, chỉ có không ngừng thay đổi thì mới mong tiến bộ.

Người sưu tầm sách

Có một người quyết chí sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng, vậy nên ông bắt đầu đọc rất nhiều sách của các nhà văn trên thế giới. Cứ như vậy qua rất nhiều năm, ông cho rằng tri thức mình tích lũy được đã tương đối phong phú và bắt đầu viết văn.

Thế nhưng, khi viết thì trong đầu ông chỉ nghĩ đến những thứ mà người khác đã viết, ngoài đó ra thì ông không thể viết thêm được gì. Ông một lòng muốn làm nhà văn nhưng cuối cùng lại chỉ có thể làm người thu thập sách vở.

Cảm ngộ: Cuộc sống chính là suối nguồn vô tận cho nghệ thuật.

Sơn dương làm xiếc

Sơn dương ở trên đỉnh núi thực hiện tiết mục xiếc đi dây thành công, mọi người gọi nó là anh hùng, bởi vì nó làm được điều mà không ai có thể làm được.

Lần thứ hai, sơn dương ở trên đỉnh núi làm xiếc đi dây nhưng không thành công, kết cục rơi xuống khe núi mà chết, mọi người nói nó là đồ ngốc, bởi vì nó đã làm chuyện mà không ai nguyện ý làm.

Cảm ngộ: Thành bại luận anh hùng, quan niệm thay đổi chỉ trong một khắc.

Ông lão và con rùa

Có một ông lão đã sống tới 90 tuổi nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ liền đi tới miếu sơn thần cầu nguyện.

Sơn thần hỏi: “Ông chỉ muốn cầu trường thọ thôi đúng không?”

Ông lão nói: “Đúng vậy”.

Sơn thần nói: “Vậy thì ông an tâm trở về đi”.

Khi ông lão đang trở về thì đột nhiên thân thể thu nhỏ lại, biến thành một con rùa đen. Con rùa chầm chậm bò tới một khe đá thì gặp một con rùa khác.

Con rùa kia nói: “Tôi trước đây cũng khẩn cầu sơn thần được trường thọ và Ngài ấy đã biến tôi trở thành một con rùa đen. Trả qua cuộc sống buồn chán 300 năm, ngoại trừ thể xác cứng ngắc và hơi thở yếu ớt này, một chút vui vẻ cũng không có, muốn chết cũng không xong. Đúng là thà được làm người chịu khổ 3 ngày còn hơn phải sống 300 năm làm rùa vô vị”.

Cảm ngộ: Không muốn phụng sự thiên hạ mà chỉ mong tồn tại, thì dù sống được ngàn năm vẫn sẽ vô vị như rùa kia vậy.

Tuệ Tâm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?