Gia đình các nạn nhân bị người nhập cư bất hợp pháp giết chết chống lại chính sách nhập cư lỏng lẻo

22/11/17, 10:30 Thế giới

Nhiều công dân Mỹ bị những người cư trú bất hợp pháp giết hại. Và gia đình họ đang không ngừng kêu gọi thắt chặt chính sách nhập cư lỏng lẽo của nước này.

1
Liz Sullivan (ở giữa), mẹ của nạn nhân Kate Steile (bị một người nhập cư trái phép giết ở San Francisco) được an ủi trong buổi điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện tại Washington ngày 21/7/2015. (Ảnh: Getty)

Ký ức về cái chết của người thân sẽ giày vò gia đình các nạn nhân này suốt phần đời còn lại. Và gia đình họ còn vô cùng bức xúc khi những những bị kịch như vậy hoàn toàn có thể phòng tránh được, bởi lẽ hung thủ là những người nhập cư bất hợp pháp vào nước này.

Việc Tổng thống Donald Trump tranh cử cho gia đình các nạn nhân của tội phạm nhập cư bất hợp pháp có phạm vi hoạt động rộng hơn để lên tiếng kêu gọi, và họ đang sử dụng phạm vi hoạt động đó để hỗ trợ thực thi luật nhập cư.

Cô con gái 25 tuổi Casey Chadwick của Wendy Hartling bị một người Haiti định cư bất hợp pháp từ đầu những năm 1990 đâm chết và nhét vào tủ quần áo.

Văn phòng Tổng Thanh tra báo cáo về vụ án này: Jean Jacques đã được ra tù sau 15 năm vì án giết người. Sau đó anh ta đã vi phạm lệnh tạm tha và bị tống giam lần nữa, cuối cùng được thả ra vào tháng 1/2015. Cục Nhập cư và Hải quan Mỹ (ICE) đã cố gắng lấy các tài liệu nhận dạng để trục xuất anh ta, nhưng không thành công. Trong khi đó, Haiti cũng từ chối không cho anh ta về nước. Tháng 6/2015, Jacques đã giết thêm Chadwick .

Theo phán quyết của Tòa án Tối cao năm 2001, ICE không thể bắt giữ một người nhập cư bất hợp pháp hơn 6 tháng nếu “không có khả năng rõ ràng sẽ bỏ đi trong một thời điểm tương lai được dự đoán hợp lý”.

Mỗi một tội ác đó không chỉ có thể ngăn ngừa nếu thi hành luật nhập cư. Nhưng khi thành phố trú ẩn được trông chừng và ICE có thể xử lý được vấn đề người nhập cư thì không bao giờ nên để xảy ra lần thứ 2.

– Kris Kobach, thư ký tiểu bang Kansas

Hartling nói rằng: “Lúc đầu tôi nghĩ chỉ có tôi là nạn nhân của tội phạm nhập cư bất hợp pháp. Nhưng không, đây là dịch bệnh, và nó phải được chặn đứng. Và người ta cũng có áp dụng luật: Hắn đã buộc phải bị trục xuất. Nhưng hắn vẫn không bị trục xuất. Tại sao lại như vậy?”.

Hartling đã lên phát biểu tại sự kiện về Dự án Ký ức ở Washington vào ngày 2/11. Dự án ​​đưa ra để thu hút chú ý về những người bị tội phạm nhập cư bất hợp pháp giết chết.

Dự án này bắt đầu năm 2009 khi 2 người sáng lập Tim Lyng và Maria Espinoza điều tra cái chết của Henry Canales, cảnh sát ở thành phố Houston. Họ phát hiện rằng Canales đã bị một người nhập cư bất hợp pháp bắn chết, và người vợ góa của ông cố gắng kiện thành phố Houston về chính sách bảo vệ công dân. Vài năm sau đó, trong 6 cảnh sát bị giết tại Houston thì có tới 5 người đã chết dưới tay những kẻ nhập cư bất hợp pháp.

Lyng và Espinoza nghiên cứu xem có bao nhiêu người là nạn nhân của tội phạm nhập cư bất hợp pháp trên toàn quốc và họ đã bị sốc.

Một ví dụ là trường hợp Steve Woods, 17 tuổi, đã bị một nhóm thiếu niên người Mexico giết chết ở bãi biển San Clemente, bang California năm 1993. Cậu bé bị đâm cây lăn sơn vào sọ não. Sau đó, bọn chúng ném con lăn sơn vào xe của cậu. Steve qua đời sau 25 ngày hôn mê.

Kathy Woods, mẹ của cậu bé bức xúc: “Tội ác cứ tiếp tục, không dừng lại, không kết thúc. Những điều kinh khủng như thế này không kết thúc. Nhưng tại sao chúng ta phải chiến đấu vất vả như thế này cho quyền lợi (chính đáng) của mình và để có được sự công bằng?”.

Năm 2013, cụ Louise Sollowin, 93 tuổi, đã bị cưỡng hiếp và đánh đập tàn nhẫn trong phòng ngủ của cụ ở Omaha, bang Nebraska. Cụ chết sau 4 ngày.

Người tấn công cụ là Sergio Perez, 18 tuổi, trước đó đã từng bị trục xuất 2 lần.

Bill Hartzell, cháu rể của cụ, làm chứng trước Ủy ban tư pháp Thượng viện vào ngày 3/10 đã nói: “Vụ tấn công tàn bạo này nghiêm trọng đến nỗi trong phòng ngủ rộng 12 foot, dài 14 foot, cao 10 foot của cụ Gram, không có 1 bức tường hoặc trần nhà nào không có vết máu”.

> on August 31, 2016 in Phoenix, Arizona.
Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đứng chung trên sân khấu với gia đình nạn nhân bị những người nhập cư bất hợp pháp giết chết. Ông Trump nêu các điểm chính của chính sách nhập cư của mình tại buổi mít tinh ở thành phố Phoenix, ngày 31/8/2016. (Ảnh: Getty)

Con số 14 %

Ngoại trưởng Mỹ Kris Kobach nói rằng, không có cách nào để biết số lượng người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ là bao nhiêu, mặc dù con số thường sử dụng là 11 triệu.

Kobach cho biết, tội ác của người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ là “cao bất thường” khi so sánh với người nhập cư hợp pháp và công dân Mỹ.

Ông nói: “Chúng ta không bao giờ có thể biết tỷ lệ tội phạm chính xác là bao nhiêu, nhưng chúng ta biết rằng nó cao một cách không cân xứng”. Ông cho rằng, khoảng 3 – 4% dân số Mỹ cư trú bất hợp pháp, chiếm 14% tội phạm.

Con số được đưa ra dựa trên việc xem xét dữ liệu của Cục Đặc trách Nhà tù Liên bang Mỹ. Trong đó, cho biết khoảng 22% tù nhân không phải là công dân Mỹ – cả hợp pháp và bất hợp pháp. Và khoảng ⅔ số này, tức 14% là bất hợp pháp trước khi bị kết án.

Chính sách bảo hộ, sự thực thi lỏng lẻo của chính phủ liên bang và phán quyết của Tòa án Tối cao từ năm 2001 đã dẫn tới hàng ngàn tên tội phạm được trả tự do trở lại cộng đồng nhiều năm nay thay vì bị trục xuất.

Theo một báo cáo của ICE, tính đến tháng 6/2016, đã có 191.161 tên tội phạm bị kết án với những vụ trục xuất chưa xét xử.

Những thành phố trú ẩn

Quyền Giám đốc của ICE Tom Homan cho biết, tính đến ngày 31/7, gần 10.000 tội phạm nhập cư đã được thả ra, thay vì bị chuyển đến ICE đã phạm thêm tội khác.

Kobach nói: “Mỗi một tội ác đó không chỉ có thể ngăn ngừa nếu thi hành luật nhập cư. Nhưng khi thành phố trú ẩn được trông chừng và ICE có thể xử lý được vấn đề người nhập cư thì không bao giờ nên để xảy ra lần thứ 2”.

Quyền bảo hộ ngăn cản việc thực thi pháp luật địa phương có thể hợp tác với ICE, hay gặp nhất là trường hợp từ chối giao nộp tù nhân hình sự mà ICE yêu cầu giam giữ.

Ở các “thành phố trú ẩn” như New York, Chicago và những thành phố lớn ở California, ICE bị cấm vào các cơ sở cải huấn để thẩm vấn người họ quan tâm, và trong hầu hết các trường hợp, việc thực thi pháp luật địa phương bị cấm không được thông báo cho ICE khi một tội phạm nước ngoài bất hợp pháp sắp được phóng thích.

Những người ủng hộ các chính sách bảo hộ nói rằng, các chính sách này thúc đẩy lòng tin vào cộng đồng dân nhập cư, và do đó, những người nhập cư sẽ báo cáo về tội phạm với cảnh sát, làm cho cộng đồng an toàn hơn.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp kiêm Bộ trưởng Tư pháp Kenneth Blanco nói, thường thì người ta không báo cáo vì sợ bọn tội phạm trả thù.

Blanco phát biểu tại phiên điều trần của Quốc hội vào tháng 6: “Có một điều là khi họ sống chung một cộng đồng với những tên tội phạm được thả về, họ rất lo sợ và không dám giúp đỡ cảnh sát”.

Thị thực U (U-visa) dành cho người nhập cư bất hợp pháp là nạn nhân hoặc nhân chứng tội phạm cũng là 1 trong số những bảo hộ. Và các công chức thực thi pháp luật không yêu cầu tình trạng nhập cư của nhân chứng và nạn nhân tội phạm, trừ khi họ bị bắt vì phạm tội.

Về pháp lý

Ông Steve King, thành viên Hạ viện Mỹ cho biết, 3 dự luật nhập cư được Hạ viện Mỹ thông qua vài tháng gần đây là tất cả các bước nhằm thực thi luật nhập cư và kết thúc sự nhập nhằng của chính sách bảo hộ.

3
Ở giữa là bức ảnh của Kate Steinle (cô bị một người nhập cư bất hợp pháp ở San Francisco giết chết). Cha cô, Jim Steinle đang làm chứng tại buổi điều trần của Uỷ ban Tư pháp Thượng viện tại Washington ngày 21/7/2015. (Ảnh: Getty)

Luật Kate’s Law, đặt tên theo Kate Steinle, sẽ  tăng các hình phạt đối với người nhập cư bất hợp pháp tìm cách nhập cảnh Mỹ sau khi bị trục xuất. Năm 2015, Kate Steinle đã bị 1 người nhập cư bất hợp pháp trước đó đã bị trục xuất 5 lần bắn chết tại San Francisco.

Đạo luật No Sanctuary for Criminals (nghĩa là “không bảo hộ cho tội phạm”) sẽ giảm ngân quỹ liên bang cho những nơi ít hợp tác với ICE. Dự luật có những từ ngữ lấy từ Luật Sarah’s Law, được đặt tên theo Sarah Root, người đã bị một tài xế say rượu nhập cư bất hợp pháp giết chết. Sau khi bị bắt, tên này nộp tiền bảo lãnh rồi trốn mất. Luật Sarah’s Law nhằm đảm bảo giam giữ tội phạm ngoại kiều bất hợp pháp gây tử vong hoặc gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.

Và Đạo luật Loại bỏ thành viên bạo lực hình sự (the Criminal Alien Gang Member Removal Act) cố gắng xúc tiến việc loại bỏ các thành viên băng đảng nhập cư.

3 dự luật đã được Hạ viện thông qua chủ yếu bởi các đảng và hiện đang chờ Lãnh đạo đa số Mitch McConnell trình lên Thượng viện.

Trong khi đó, gia đình các nạn nhân tiếp tục tranh đấu cho quyền lợi con em họ.

Hartling nói: “Chúng ta cần mọi người đồng thuận để không có việc như thế này xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào khác”.

Bạch Vân, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi