Kỳ bí lời “sấm truyền” bên thành Cổ Loa
Cách trung tâm thủ đô chừng 20 cây số, hai làng Cổ Loa, Dục Tú (huyện Đông Anh) vẫn mang trong mình những nét riêng vốn có của làng quê Việt…Đáng chú ý và lạ lùng nhất là lời nguyền đưa đến định mệnh: Trai – gái hai làng không được lấy nhau.
“Lời sấm truyền” bên thành cổ
Men theo QL3, chúng tôi tìm về di tích Cổ Loa – nơi phát tích của câu chuyện xửa xưa, nay còn lưu lại trong tâm trí của người làng. Qua cầu Ngòi, nơi xưa là ranh giới của Cổ Loa – Dục Tú, chúng tôi đã được bà Nguyễn Thị Hậu – một người dân sống tại xã Cổ Loa – cho biết, dưới kia là sông Hoàng Giang – nơi từng “nóng” bởi những cuộc xô xát, đụng độ của dân hai làng Cổ Loa – Dục Tú, mà nguyên nhân bắt nguồn từ lời nguyền xưa.
Vào năm 938, sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền một lần đi qua bến Hoàng Giang, ngắm địa thế Cổ Loa thành, thì chợt nghe tiếng hát thánh thót, mượt mà vọng lại từ bên sông. Thấy lạ, vua tìm đến tận nơi, thì thấy một cô gái cắt cỏ. Hỏi ra mới hay, cô gái ấy quê ở làng Dục Tú. Thấy cô gái đẹp người, lại hát hay vua bèn hỏi ý và cưới nàng làm vợ.
Vì có nhiều công lao nên khi về già, bà được vua ban thưởng và tự chọn phần thưởng bằng cách thả quả bưởi trôi theo sông Hoàng Giang, bưởi trôi đến đâu, nhà vua sẽ cắt đất cho bà đến đó. Quả bưởi thả từ cửa đền Cổ Loa trôi đến cầu Cung (nay bị phá dỡ) thì gặp dòng xoáy quay lại. Vua bèn chuẩn y cấp đất cho bà. Từ đó, bà đưa người dân làng Dục Tú xuống làm ăn định cư, dân chúng dần ổn định.
Trải qua nhiều năm chung sống, dân hai làng Dục Tú và Cổ Loa thường xảy ra xích mích, do dân Cổ Loa cho rằng làng Dục Tú đã lấn đất của mình. Quãng đầu thế kỷ XX, dân Dục Tú cũng nhiều lần mang sự việc đến chính quyền thời đó nhờ phân giải, nhưng lần nào cũng bị xử thua. Uất ức, người dân Dục Tú thề độc rằng: Thanh niên Dục Tú sẽ không bao giờ lấy thanh niên Cổ Loa. Theo cụ Nguyễn Văn Định – một cao niên tại xã Dục Tú – lời thề ấy từng được ghi trên bia đá giữa làng.
Cũng suốt một thời gian dài, người dân hai làng rất ít qua lại với nhau, nhất là chuyện tình cảm nam nữ thì càng dè chừng, bởi ai cũng tin rằng lời sấm truyền xưa thì không thể coi nhẹ, nếu như không muốn sự chẳng lành xảy ra, nên ai cũng tìm cách tránh đối tượng làng bên.
Trải qua hàng thế kỷ, vượt qua mọi rào cản, cuối cùng, lời sấm truyền đã được hóa giải, khi không ít đôi nam nữ của hai làng đến với nhau mà không xảy ra bất cứ điềm xui nào và cũng nhờ có sự vận động của chính quyền địa phương cũng như sự cảm thông của chính người dân hai xã, mà nay, phần diện tích của xã Dục Tú vốn ăn sâu vào xã Cổ Loa đã được cắt gọn và bàn giao cho người dân xã Cổ Loa sinh sống.
Thương nhau, nhưng không được… lấy nhau
Lại thêm 2 làng nữa: Vân Côn (xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) và Phú Hạng (xã Tân Phú, huyện Quốc Oai) cũng có một lời nguyền tương tự, nhưng không thâm thù truyền kiếp như tại Cổ Loa – Dục Tú, mà lại mang đậm chất nhân sinh và nhuốm màu truyền thuyết. Chuyện đó, dù muốn dù không đã để lại cho hai làng những điểm tương đồng, mà sau này trở thành nét văn hóa “hy hữu”.
Bà Nguyễn Thị Quý – chủ cửa hàng tạp hóa đầu làng Vân Côn – cởi mở kể: “Hai làng kết nghĩa anh em lâu rồi, mà anh em có bao giờ lại lấy nhau”. Theo chân anh Lê Minh Thắng – con trai ông Lê Minh Đức (Trưởng ban di tích xã Vân Côn) – chúng tôi đến nhà cụ Nguyễn Văn Mưa – nguyên chủ tế của chùa làng. Khi vừa hỏi về nguyên cớ đưa đến chuyện lạ trên, cụ Mưa liền phân trần: “Thực ra, nguyên cớ có từ tích truyện lâu rồi, từ thời Hai Bà Trưng cơ. Nhưng tập tục này có từ bao giờ thì lại không ai rõ. Chỉ biết rằng, mọi người rất tín cẩn và coi đó như một điều cấm kỵ thiêng không ai được phép vi phạm”.
Theo cụ Mưa, tương truyền rằng, thời Hai Bà Trưng, dưới trướng các bà có rất nhiều nữ tướng xinh đẹp, tài giỏi, kiên trung. Một trong số đó là bà Ả Lã Nàng Đê. Trước thế giặc mạnh, bà thà chết chứ không để lọt vào tay giặc nên khi cuộc khởi nghĩa thất bại, bà đã cùng hai chủ tướng trẫm mình xuống sông Hát Môn. Thi thể của bà đã trôi xuống sông Hát Giang (tức sông Đáy hiện nay) và mắc lại ở Vân Côn. Sợ liên lụy, người dân không ai dám vớt xác bà mang chôn cất. Về sau, xác của bà trôi xuống đến thôn Phú Hạng, người dân nơi đây cũng lo lắng không kém. Nhưng rồi, dân hai làng đã không đành lòng nhìn xác vị nữ tướng trôi dạt nên đã vớt lên chôn và lập miếu thờ. Ở Vân Côn lấy tên là Quán Sông, còn Phú Hạng đặt tên Quán Ngọ. Và cũng từ đó, hai làng tôn bà là Mẫu, rồi kết nghĩa anh em.
Theo cụ Nguyễn Công Lý – một cao niên tại thôn Phú Hạng: Cả hai làng vẫn tự hào về mối quan hệ sắt son, bền chặt đến kỳ lạ đã được kiểm chứng qua thời gian. Lỡ ra đường mà quệt xe vào nhau, nhưng khi biết là người hai làng thì hai người sẽ tay bắt mặt mừng rồi rối rít xin lỗi nhau, mời nhau về nhà ăn cơm. Và câu chuyện trai gái hai làng không lấy nhau cũng bởi hai làng có mối quan hệ đặc biệt, coi nhau là anh em nên không thể lấy nhau.
Theo chị Nguyễn Thị Hạnh, trước trong làng cũng từng có một vài trường hợp bạn trẻ yêu nhau, nhưng khi biết được lai lịch thì cũng đành ngậm ngùi hẹn nhau kiếp sau, chứ chưa có ai dám phạm lời thề. Theo lời cụ Mưa, từ khi hai làng thề nguyền, đến nay vẫn chưa hề có một trường hợp nào phá lệ. Ông Nguyễn Sĩ Tiến – Trưởng ban văn hóa xã Vân Côn – cũng khẳng định, người dân tại hai làng, dù khác xã, huyện nhưng chưa bao giờ xảy ra xích mích, đánh nhau. Chúng tôi cũng luôn khuyến khích người dân hai làng qua lại, nên ai cũng phấn khởi”.
Cũng theo ông Tiến, câu chuyện về lời thề nguyền của hai làng năm xưa còn được đưa vào trong môi trường giáo dục nhà trường, khi các giáo viên cũng luôn nhắc nhở các thế hệ học sinh phải nhớ và phát huy truyền thống tương thân, tương ái.
Vì có nhiều công lao nên khi về già, bà được vua ban thưởng và tự chọn phần thưởng bằng cách thả quả bưởi trôi theo sông Hoàng Giang, bưởi trôi đến đâu, nhà vua sẽ cắt đất cho bà đến đó. Quả bưởi thả từ cửa đền Cổ Loa trôi đến cầu Cung (nay bị phá dỡ) thì gặp dòng xoáy quay lại. Vua bèn chuẩn y cấp đất cho bà. Từ đó, bà đưa người dân làng Dục Tú xuống làm ăn định cư, dân chúng dần ổn định.
Trải qua nhiều năm chung sống, dân hai làng Dục Tú và Cổ Loa thường xảy ra xích mích, do dân Cổ Loa cho rằng làng Dục Tú đã lấn đất của mình. Quãng đầu thế kỷ XX, dân Dục Tú cũng nhiều lần mang sự việc đến chính quyền thời đó nhờ phân giải, nhưng lần nào cũng bị xử thua. Uất ức, người dân Dục Tú thề độc rằng: Thanh niên Dục Tú sẽ không bao giờ lấy thanh niên Cổ Loa. Theo cụ Nguyễn Văn Định – một cao niên tại xã Dục Tú – lời thề ấy từng được ghi trên bia đá giữa làng.
Cụ Nguyễn Văn Định ở Dục Tú kể lại tích xưa. |
Trải qua hàng thế kỷ, vượt qua mọi rào cản, cuối cùng, lời sấm truyền đã được hóa giải, khi không ít đôi nam nữ của hai làng đến với nhau mà không xảy ra bất cứ điềm xui nào và cũng nhờ có sự vận động của chính quyền địa phương cũng như sự cảm thông của chính người dân hai xã, mà nay, phần diện tích của xã Dục Tú vốn ăn sâu vào xã Cổ Loa đã được cắt gọn và bàn giao cho người dân xã Cổ Loa sinh sống.
Thương nhau, nhưng không được… lấy nhau
Lại thêm 2 làng nữa: Vân Côn (xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) và Phú Hạng (xã Tân Phú, huyện Quốc Oai) cũng có một lời nguyền tương tự, nhưng không thâm thù truyền kiếp như tại Cổ Loa – Dục Tú, mà lại mang đậm chất nhân sinh và nhuốm màu truyền thuyết. Chuyện đó, dù muốn dù không đã để lại cho hai làng những điểm tương đồng, mà sau này trở thành nét văn hóa “hy hữu”.
Bà Nguyễn Thị Quý – chủ cửa hàng tạp hóa đầu làng Vân Côn – cởi mở kể: “Hai làng kết nghĩa anh em lâu rồi, mà anh em có bao giờ lại lấy nhau”. Theo chân anh Lê Minh Thắng – con trai ông Lê Minh Đức (Trưởng ban di tích xã Vân Côn) – chúng tôi đến nhà cụ Nguyễn Văn Mưa – nguyên chủ tế của chùa làng. Khi vừa hỏi về nguyên cớ đưa đến chuyện lạ trên, cụ Mưa liền phân trần: “Thực ra, nguyên cớ có từ tích truyện lâu rồi, từ thời Hai Bà Trưng cơ. Nhưng tập tục này có từ bao giờ thì lại không ai rõ. Chỉ biết rằng, mọi người rất tín cẩn và coi đó như một điều cấm kỵ thiêng không ai được phép vi phạm”.
Theo cụ Mưa, tương truyền rằng, thời Hai Bà Trưng, dưới trướng các bà có rất nhiều nữ tướng xinh đẹp, tài giỏi, kiên trung. Một trong số đó là bà Ả Lã Nàng Đê. Trước thế giặc mạnh, bà thà chết chứ không để lọt vào tay giặc nên khi cuộc khởi nghĩa thất bại, bà đã cùng hai chủ tướng trẫm mình xuống sông Hát Môn. Thi thể của bà đã trôi xuống sông Hát Giang (tức sông Đáy hiện nay) và mắc lại ở Vân Côn. Sợ liên lụy, người dân không ai dám vớt xác bà mang chôn cất. Về sau, xác của bà trôi xuống đến thôn Phú Hạng, người dân nơi đây cũng lo lắng không kém. Nhưng rồi, dân hai làng đã không đành lòng nhìn xác vị nữ tướng trôi dạt nên đã vớt lên chôn và lập miếu thờ. Ở Vân Côn lấy tên là Quán Sông, còn Phú Hạng đặt tên Quán Ngọ. Và cũng từ đó, hai làng tôn bà là Mẫu, rồi kết nghĩa anh em.
Theo cụ Nguyễn Công Lý – một cao niên tại thôn Phú Hạng: Cả hai làng vẫn tự hào về mối quan hệ sắt son, bền chặt đến kỳ lạ đã được kiểm chứng qua thời gian. Lỡ ra đường mà quệt xe vào nhau, nhưng khi biết là người hai làng thì hai người sẽ tay bắt mặt mừng rồi rối rít xin lỗi nhau, mời nhau về nhà ăn cơm. Và câu chuyện trai gái hai làng không lấy nhau cũng bởi hai làng có mối quan hệ đặc biệt, coi nhau là anh em nên không thể lấy nhau.
Theo chị Nguyễn Thị Hạnh, trước trong làng cũng từng có một vài trường hợp bạn trẻ yêu nhau, nhưng khi biết được lai lịch thì cũng đành ngậm ngùi hẹn nhau kiếp sau, chứ chưa có ai dám phạm lời thề. Theo lời cụ Mưa, từ khi hai làng thề nguyền, đến nay vẫn chưa hề có một trường hợp nào phá lệ. Ông Nguyễn Sĩ Tiến – Trưởng ban văn hóa xã Vân Côn – cũng khẳng định, người dân tại hai làng, dù khác xã, huyện nhưng chưa bao giờ xảy ra xích mích, đánh nhau. Chúng tôi cũng luôn khuyến khích người dân hai làng qua lại, nên ai cũng phấn khởi”.
Cũng theo ông Tiến, câu chuyện về lời thề nguyền của hai làng năm xưa còn được đưa vào trong môi trường giáo dục nhà trường, khi các giáo viên cũng luôn nhắc nhở các thế hệ học sinh phải nhớ và phát huy truyền thống tương thân, tương ái.