Chiến dịch kinh tế của ông Trump sẽ ngăn Triêu Tiên thử bom H?

27/09/17, 11:25 Thế giới

Nhà nghiên cứu Anthony Ruggiero trên Fox News nhận định thông báo hôm 23/9 của Trung Quốc, về việc cấm nhập khẩu hàng dệt may Triều Tiên và giới hạn xuất khẩu xăng dầu tinh chế sang nước này, là bằng chứng mới nhất cho thấy chiến dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm gây sức ép kinh tế lên Triều Tiên đang bắt đầu có kết quả.

170822235920-08-trump-phoenix-0822-exlarge-169
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. (Ảnh: AP / Getty)

Tổng thống Trump hôm 21/9 đã ký thông qua lệnh trừng phạt mới để tăng áp lực lên những người mà ông gọi là “một băng tội phạm” ở Bình Nhưỡng, như một phần của những nỗ lực nhằm khiến Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình tên lửa.

Sắc lệnh này, được ban hành chỉ 48 giờ sau khi ông Trump lên án Triều Tiên một cách gay gắt ở Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, trừng phạt những cá nhân, doanh nghiệp, định chế tài chính tiến hành “bất cứ giao dịch đáng kể nào lên quan đến thương mại với Triều Tiên”. Đặc biệt, sắc lệnh cho phép trừng phạt bất cứ định chế tài chính nước ngoài nào “tiếp tay” cho các cá nhân, tổ chức thuộc diện bị trừng phạt vì làm ăn với Triều Tiên.

Hơn nữa, lệnh trừng phạt này cũng nhằm vào mạng lưới vận tải biển và thương mại của Triều Tiên. Theo đó, bất cứ tàu thuyền, máy bay nào bị phát hiện tới Triều Tiên sẽ bị cấm vào Mỹ trong vòng 180 ngày.

Trong khi cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo, quan chức Triều Tiên đang thu hút sự chú ý của quốc tế, sắc lệnh mới này và những biện pháp kinh tế khác nhằm vào Bình Nhưỡng có thể có ảnh hưởng lớn hơn.

Hiện Triều Tiên chuẩn bị cảm thấy tổng lực sức ép kinh tế của Mỹ, vốn đã khiến Iran phải nhượng bộ. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn khi dòng tiền bắt đầu khô héo.

Lệnh trừng phạt của Tổng thống Trump là một phần của chiến dịch vững mạnh đang đem lại kết quả. Lệnh này đưa ra một lựa chọn rõ ràng với tất cả chính phủ, công ty và cá nhân muốn buôn bán với Triều Tiên rằng: Hoặc làm ăn với Triều Tiên hoặc là với Mỹ, chứ không thể với cả hai. Nếu chọn Triều Tiên thì việc mất thị trường Mỹ trị giá  tới 19 nghìn tỷ USD là một cái giá phải trả quá đắt đỏ.

Mặc dù sắc lệnh mới này vẫn chưa khiến nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong Un ngừng khiêu khích và leo thang khẩu chiến, nhưng nó đã gây sức ép hơn với ông ta nhằm chấm dứt những chương trình hạt nhân và tên lửa.

Trung Quốc, vốn chiếm khoảng 90% ngoại thương của Triều Tiên, rõ ràng là nhận được thông điệp của Mỹ rằng Washington phản đối sự ủng hộ kinh tế của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng.

Trước khi công bố những hạn chế thương mại mới với Triều Tiên hôm 23/9, Trung Quốc đã ủng hộ hai nghị quyết trừng phạt của LHQ áp đặt những hạn chế thương mại lên Triều Tiên. Hơn nữa, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã ban hành một chỉ thị cho các ngân hàng nước này là ngừng giao dịch với Triều Tiên.

Hành động của Trung Quốc được theo dõi chặt chẽ, vì Bắc Kinh có một lịch sử đảo chiều khi sự chú ý lơi đi. Hơn nữa, vẫn chưa rõ là liệu chỉ thị mới này của ngân hàng trung ương có bao gồm hoạt động tài chính của những cá nhân Trung Quốc thay mặt Triều Tiên hay không.

Sắc lệnh mới của ông chủ Nhà Trắng về cơ bản đã nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng, những biện pháp nửa vời là không đủ. Tuy Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng lệnh trừng phạt mới không nhằm vào Trung Quốc, một tuyên bố đúng về mặt kỹ thuật khi nội dung sắc lệnh không hề nêu tên Trung Quốc, nhưng lệnh này chắc chắn nhắm vào các hoạt động thương mại mà Bắc Kinh đã thường xuyên nhắm mắt làm ngơ.

Chính sách mới của Mỹ được dựa trên mô hình của một điều khoản trong Luật Trừng phạt và Thoái vốn Toàn diện đối với Iran năm 2010 nhằm vào việc kinh doanh với Iran. Những trừng phạt đó gây sức ép với Iran, buộc nước này chấp nhận đàm phán thỏa thuận chương trình hạt nhân gây tranh cãi để đổi lấy việc gỡ bỏ các trừng phạt.

Kim Jong Un nên đặc biệt lo ngại bởi vì sắc lệnh mới của Tổng thống Trump rộng hơn những trừng phạt áp lên Iran 7 năm trước, vốn chỉ nhắm vào những thực thể cụ thể của Iran và một số khía cạnh nào đó của thương mại của Iran.

Ngược lại, lênh trừng phạt mới của ông Trump đã ủy quyền cho Bộ Tài chính cắt đứt con đường tiếp cận hệ thống tài chính của Mỹ hoặc phong tỏa các tài sản của bất cứ ngân hàng nào biết rõ là mình đang tiến hành các giao dịch đáng kể cho những người hoặc công ty bị trừng phạt dám buôn bán với Triều Tiên.

Có một sự hiểu lầm là nhiều người Mỹ cho rằng những lệnh trừng phạt toàn diện đã có hiệu lực với Triều Tiên. Trên thực tế, cho đến tháng 7, Triều Tiên mới chỉ đứng thứ 4 trong danh sách các nước có nhiều người nhất bị áp lệnh trừng phạt của Mỹ – tăng lên từ vị trí thứ 8 vào đầu năm 2016.

Quan trọng hơn là những lỗ hổng lớn trong các trừng phạt đối với Triều Tiên hiện đang được lấp kín. Cho đến gần đây, những trừng phạt đối với Triều Tiên vẫn không mấy hiệu quả bởi chúng ít khi nhắm vào người nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc và Nga, tạo điều kiện cho việc buôn lậu.

Lấy ví dụ như, cho đến nay các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Quốc, có thể xử lý những giao dịch cho những người trốn tránh lệnh trừng phạt mà không lo ngại nhiều rằng họ có thể phải trả giá. Giờ đây điều đó có thể thay đổi.

Sắc lệnh mới của Tổng thống Trump cho phép Bộ Tài chính nhắm vào các ngân hàng nước ngoài đang không điều tra về “khách hàng của khách hàng” của họ. Những ngân hàng này bây giờ phải tìm hiểu xem liệu một giao dịch cho một công ty ở Trung Quốc, Hong Kong hay bất kỳ nời nào khác có thực sự che giấu việc buôn bán cho Triều Tiên hay một thực thể của Triều Tiên được chỉ định ở đằng sau hay không.

Lệnh mới này là một phát đạn cảnh cáo trước khi Bộ Tài chính tung ra những trừng phạt đáng kể với những ngân hàng nhắm mắt làm ngơ về những “khách hàng của khách hàng” của họ.

Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng cuộc chiến tranh kinh tế này sẽ thuyết phục được chính quyền Triều Tiên thoái lui khỏi những lời đe dọa cho nổ bom H trên Thái Bình Dương hay có những hành động khiêu khích khác mà có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thật sự với Mỹ.

Anthony Ruggiero, tác giả bài viết trên, hiện là một nhà nghiên cứu cao cấp tại Hội bảo vệ các nền dân chủ (trụ sở ở Wahsingtong), từng làm cố vấn về không phổ biến vũ khí hạt nhân cho phái đoàn Mỹ tham dự vòng đàm phán 6 bên vào năm 2005 và đã làm việc hơn 17 năm trong chính phủ Mỹ.

Theo Fox News

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?