Hồi ức ám ảnh về thảm sát Thiên An Môn 1989 (P2): Đối thoại với làn đạn

Đã 30 năm kể từ khi diễn ra cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn. Dù sự kiện này đã được cả thế giới biết đến, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn phủ nhận và nghiêm cấm gắt gao việc bàn luận cũng như kỷ niệm tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ thảm sát.

Hồi ức ám ảnh về thảm sát Thiên An Môn 1989 (P2): Đối thoại với làn đạn
Một nhóm người dân Bắc Kinh nhìn về phía quảng trường Thiên An Môn nơi những chiếc xe tăng đang chiếm giữ. (Ảnh: Epoch Times)

“Lịch sử dân vận năm 1989” là cuốn sách thuật lại toàn bộ về phong trào dân chủ năm 1989 và sự kiện “thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989″. Tác giả của cuốn sách là bà Trần Tiểu Nhã, sinh năm 1955 tại thành phố Trường Sa, Hồ Nam,Trung Quốc. Năm 1982, bà tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử tại trường Đại học sư phạm Hồ Nam. Bà đã từng làm công nhân, cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Năm 1996, vì xuất bản cuốn sách Lịch sử dân vận năm 1989 tại Đài Loan, nên bà đã bị sa thải khi đang làm việc tại Phòng Nghiên cứu Chế độ Chính trị, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.

Dưới đây là một phần nội dung về sự kiện thảm sát Thiên An Môn năm 1989 trong cuốn sách Lịch sử dân vận năm 1989:

(Tiếp theo Phần 1)

Không lâu sau, tình huống đảo ngược. Giằng co tiếp tục đến 11h, thì chi đội này nhận được mệnh lệnh mới bất khả kháng, tiếng súng bất ngờ vang lên.

Nhóm sinh viên Hàng không Vũ trụ của đại học Bắc Kinh tận mắt chứng kiến diễn biến này… Đám sinh viên đối mặt đội quân đang tiến lên, họ tìm cách ngăn bước tiến của nhóm binh lính…Sinh viên Đại học Bắc Kinh là Lý Bình bèn bước đến chỗ khoảng đất trống giữa đoàn quân và nhóm người họ, chuẩn bị đối thoại với phía binh sĩ. Loạt đạn khai hỏa nhắm thẳng vào anh ấy.

Anh chưa kịp nói được câu nào đã gục ngã. Khi đó tôi và hai sinh viên khác xông lên khiêng anh ấy về, lại một loạt đạn nữa lại khai nổ, bắn trúng cánh tay một người trong chúng tôi. Chúng tôi đưa người sinh viên bị thương đến bệnh viện Phục Hưng. Bởi vì Lý Bình bị bắn vào đầu, nên máu tuôn ra rất nhiều, anh nhanh chóng tử vong vì mất máu. Nhóm sinh viên vô cùng phẫn nộ.

Theo hồi ức của một phóng viên thuộc tổ “tin tức nước ngoài”, khi đó vừa mới đến Mộc Tê Địa: “Đám đông hướng về phía chúng tôi hét lên ‘Họ nổ súng rồi’. Đang lúc lái xe đến Mộc Tê Địa, chúng tôi nghe thấy loạt tiếng súng nổ liên tiếp. Tại lối vào Mộc Tê Địa, vài chiếc xe cứu thương xuất hiện, chúng tôi nhanh chóng bám theo một chiếc xe cấp cứu đang chạy về phía bệnh viện Phục Hưng. Cứ mỗi phút lại có một chiếc xe đạp và xe ba bánh chở sinh viên bị thương vào.

Khi đó, tòa nhà chính của bệnh viện Phục Hưng đang được thi công, để vào được phòng cấp cứu phải đi qua 20 đến 30 lối đi nhỏ, lối đi chỉ rộng 1 m. Trong khoảng 10 phút, hàng trăm nghìn sinh viên bị thương và người cứu hộ hối hả di chuyển qua các lối đi hẹp này, máu của họ để lại trên dấu chân, khiến cho mấy lối đi ‘lầy lội không chịu nổi’. Bên trong phòng cấp cứu thì ngổn ngang người bị thương lẫn người tử vong”.

Theo hồi ức của Vương Khánh Nguyên, nhà ở phía Bắc Mộc Tê Địa: “Vì số người bị thương nhiều quá, nên y tá không đủ, nghiêm trọng hơn nữa là kho trữ máu nhanh chóng cạn kiệt, mà người bị thương không được cấp cứu sẽ tử vong.

Tôi nhớ nhất là một cậu thanh niên, thân thể cường tráng, xem ra là công nhân, bên cánh tay trái có một vết thương, lỗ nhỏ như đầu đũa, máu tuôn như đổ, vậy mà mặt không đổi sắc, mặc kệ máu chảy thấm đất; người qua lại đều thất kinh, hối thúc anh ta mau cầm máu. Anh ta vẻ mặt đầy hào khí, nói: ‘Không sao đâu, thù này sớm muộn sẽ báo’.

Khoảng nửa giờ sau, tôi quay lại chỗ đó, trông thấy bên cạnh lối đi nhỏ một thi thể nằm đó, cẩn thận kiểm tra rõ ràng là đã ngưng thở, vẫn là vết thương lỗ nhỏ như đầu đũa bên cánh tay trái, đó chính là cậu thanh niên ban nãy có vẻ mặt đầy hào khí”.

Hồi ức ám ảnh về thảm sát Thiên An Môn 1989 (P2): Đối thoại với làn đạn
Máy bay quân đội thả thư cảnh cáo sinh viên biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 22/5/1989. (Ảnh: Reuters)

Phải chăng quân đội vào lúc 11h đã nhận được mệnh lệnh bất khả kháng? Sự thật căn cứ theo hồ sơ đang chờ giải mật. Tuy nhiên vào thời điểm đó, vừa đúng lúc quân khu phó quân khu 38 là Trương Mỹ trở về đơn vị từ hội nghị viện bảo tàng quân sự.

Ngoài ra, hồi ức của Thiếu tá Ngô Gia Dân, Quân khu trưởng quân khu 40 ở Trầm Dương có thể được sử dụng làm bằng chứng. Lúc này, quân đội của ông được phân công chắn tại khu vực cầu Tam Nguyên và cổng Đông Trực góc Đông Bắc Bắc Kinh.

Theo lời kể của Ngô Gia Dân: “23h10 ngày 3/6, một người mặc thường phục nói rằng muốn gặp tôi, có việc hệ trọng cần truyền đạt. Tôi đã gặp anh ta, anh ta xuất trình giấy chứng nhận công tác, thứ trưởng cơ quan lãnh đạo, đến truyền chỉ thị của thủ trưởng thượng cấp, ra lệnh cho quân đội trong đêm đó đến ngay vị trí được chỉ định. Khi cần thiết, có thể xử lý quyết đoán.

Anh ta cương nghị truyền đạt lại, chỉ thị cho quân đội cùng tiến vào vị trí, thông báo giới nghiêm đường Vạn Thọ, bộ đội nổ súng giải tán nhân dân, tình huống lên đường khẩn cấp”.

Cả hai đoạn hồi ức, đều trở thành bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của mệnh lệnh này, xác định chính thức từ thượng cấp, đưa ra mệnh lệnh ám chỉ “có thể nổ súng”.

Hồi ức ám ảnh về thảm sát Thiên An Môn 1989 (P2): Đối thoại với làn đạn
Các sinh viên đang chở người bị thương đi cấp cứu. (Ảnh qua Twitter)

Hồi ức những người tận mắt chứng kiến

“Khoảng 11h20 đêm, quân đội bắt đầu bắn vào đám người tại Mộc Tê Địa. Một người phụ nữ bên cạnh tôi sau khi bị trúng đạn, rên rỉ được một vài tiếng rồi ngã xuống mặt đất, máu tươi từ vết đạn bên trong phun ra, có thể cô ấy đã chết.” (1)

“Vào lúc chúng tôi (từ bệnh viện Phục Hưng) trở lại Mộc Tê Địa, quân đội vừa tiến về phía trước vài mét. Các binh lính càng không ngừng bắn vào phía sinh viên và người dân … . đã có 19 người được xác định là đã chết tại bệnh viện Phục Hưng.” (2)

“Khoảng lúc nửa đêm, chúng tôi để xe xếp chất đống chặn ngang đường, rồi đi đến chỗ cách chướng ngại vật khoảng 100m, binh sĩ lính xả súng về phía trước. Xác chết và người bị thương nằm la liệt trên đường… Tôi nằm trên mặt đất phát hiện hai loại vỏ đạn là AK-47 và súng máy đường kính 58.” (3)

“Tính đến 2h45 sáng 4/6, tại bệnh viện Phục Hưng đã có 26 người chết… Một số nhân viên cứu hộ mặc áo khoác trắng có hình chữ thập màu đỏ cũng bị thương, cũng được đưa đến bệnh viên Phục Hưng”. (4)

Sinh viên Chung La Bạch nhớ lại nói: “Lúc chúng tôi đi vào Mộc Tê Địa, thấy mấy ngàn người tụ tập tại giao lộ, có sinh viên, cũng có người dân, rất nhiều người khóc với vẻ bi phẫn…Có vài trăm người đuổi theo quân đội…Loạt tiếng súng ngắn ngủi, khiến nhóm người bọn họ dừng lại, đồng loạt ngã xuống đất …

Chúng tôi chạy đến chỗ bọn họ, cũng bị ngã xuống, khi tay của tôi chạm mặt đất, cảm thấy dinh dính, nhìn kỹ, thì thấy là một bãi máu, vạt áo áo sơmi của tôi bị nhuộm thành màu đỏ. Lúc này tiếng súng ngừng lại, tôi và Diệp Phó lập tức chụp ảnh lại những vũng máu này… Cuối cùng không cách nào chụp được nữa, bởi vì quá nhiều, cứ 3-5m lại có một vũng máu. Dưới ánh đèn đường u ám, máu nhìn nhựa đường màu đen trải đầy đường, có rất nhiều những dấu chân màu máu đỏ lưu lại đầy trên đường.” (5)

Tòa nhà số 22 (tòa nhà bộ trưởng): Ở nhà không đi ra ngoài cũng trúng đạn tử vong

Gần 12h00 ngày 03/06, phòng Tổng biên tập của Nhân Dân Nhật Báo nhận được điện thoại của phóng viên từ Mộc Tê gọi về: “Quân đội nổ súng vào người dân, thương vong thảm trọng!”

Tiếp theo là  khu vực tòa nhàn số 22 (thường gọi là tòa nhà bộ trưởng) một người nhà của Phó kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao – Quan Sơn Phục gọi tới, nói con rể của ông là Doãn Kính, 36 tuổi làm việc tại tại bộ phận luyện, khi đi lấy nước ở phòng bếp, vừa mới bật đèn, đã bị mấy viên đạn lạc quân đội ở trên đường bắn trúng, tử vong ngay tại chỗ.

Tối 03/06 tại tầng 14 tòa nhà số 22, lão bảo mẫu của gia đình cựu Phó Bộ trưởng Trung Liên Lý Sơ Lê,  đi ra sân thượng cũng bị trúng đạn ở bụng và tử vong. Một người cao tuổi khác cũng ở trong tòa nhà này, đang cầm bát cơm đứng dựa nhìn ra đường, thì một viên đạn bắn xuyên qua bát cơm. Một người phụ nữ khác cùng trong tòa nhà này, là vợ của cựu tổng Bí Thư đã qua đời, Lý Lập Tam thấy viên đạn xuyên qua cửa bay thẳng vào vách tường, rồi rơi xuống trước mặt bà.

Phục Hưng Môn: Binh sĩ cầm súng đuổi giết dân chúng, phòng cấp cứu ngập tràn máu

Sau khi Mộc Tê Địa bị phá, quân đội tiến đến Phục Hưng Môn. Đinh Nhất Lam: “Lúc này 2 nhóm sinh viên đến, mỗi nhóm một hai chục người, họ hăm hở tiến vào khoảng trống giữa quân đội và đám đông người dân. Đây là nhóm sinh viên đại biểu đến đàm phán với quân đội, yêu cầu quân đội không tiến vào thành. Quân đội từ chối yêu cầu và nổ súng, một trong số hai sinh viên ra đàm phán vị bắn chết.”

Hồi ức ám ảnh về thảm sát Thiên An Môn 1989 (P2): Đối thoại với làn đạn
Thi thể các nạn nhân bị quân đội bắn chết được trải khăn trắng. (Ảnh qua Twitter)

Tại giao lộ phía Nam gần tiệm cơm Yến Kinh có rất nhiều người núp trong bóng tối quan sát, nhưng không ai dám đến ra bên ngoài đường cái đứng, bởi vì nơi này tiếng súng vẫn không ngừng nổ. Không có người ném gạch vào binh lính, cũng không có ai hô khẩu hiệu, nhưng khi quân đội phát hiện có người xem bọn họ, liền lập tức nổ súng thị uy, loạt đạn trúng vào toà nhà đang thi công bên đường, tia lửa không ngừng tóe ra.

Trần Huy nhà ở Mộc Tê Địa kể lại, ngày 03/06 muộn, ông nấp sau bụi cây tại đường Tâm Lý Hà, tận mắt thấy binh lính cẩm súng đuổi bắn một thanh niên, nhắm vào phía bồn hoa thanh niên này đang ẩn náu bắn tới tấp. Sau đó, tại đầu phố gần tiệm cơm Yến Kinh, ông trông thấy một binh lính cầm súng đuổi bắn cô bé bán thuốc lá rong trên đường, bắn đến khi cô bé chết mới thôi.

Sau đó, y tá trưởng của bệnh viện nhi đồng kể lại với phóng viên Dương Kế Thằng của Tân Hoa Xã rằng, sau khi quân đội tiến đến cầu vượt Phục Hưng Môn, số người bị thương được đưa chật kín bệnh viện nhi đồng:

“Máu bê bết khắp nơi trong phòng cấp cứu. Giường bệnh và bàn giải phẫu của bệnh viên nhi đồng tương đối nhỏ, nhưng cũng phải tiến hành cấp cứu trong điều kiện này. Ban đầu người bị thương được đưa đến phải làm thủ tục đăng ký, để sau này có thể thu chi phí, nhưng đến 12h, đài truyền hình trung ương thông báo nói, Bắc Kinh đã xảy ra bạo loạn phản cách mạng.

Bọn hắn lập tức ý thức được rằng nếu ghi chép lại tên tuổi của những người bị thương này thì sau này có thể bị bức hại, nên lập tức hủy hết danh sách, rồi cứu chữa người bị thương mà không cần đăng ký.

Bệnh viện nhi đồng chủ yếu cữu chữa cho những người bị thương được đưa tới từ khu vực 300-400m từ cầu vượt đường Lễ Sĩ đến Phục Hưng Môn, khoảng 300 người bị thương được đưa tới, số người tử vong là khoảng hai mươi người”.

Phần 3: Hồi ức ám ảnh về thảm sát Thiên An Môn 1989 (P3): Lò giết mổ người

Theo Epochtime.com

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?