Hải quân Mỹ dùng vũ khí gì chống ngư lôi?
Khi mục tiêu đã được xác nhận, SeaFox sẽ di chuyển ra xa và dùng tia plasma nhiệt độ cao của mình để phá hủy quả ngư lôi.
Sau cuộc trên Vùng Vịnh gần đây, Mỹ đã nhận thấy các tàu và trực thăng phá ngư lôi (MH-53) của mình đã không đem lại thành công như mong đợi, trang strategypage dẫn nguồn tin quân sự từ Washington.
Ngược lại, các tàu ngầm phá ngư lôi không người lái SeaFox lại chứng tỏ được thế mạnh của mình. Hiện đã có 10 quốc gia sở hữu SeaFox, trong đó Mỹ là người dùng mới nhất sau đơn đặt hàng kí vội với Đức tháng 5 vừa qua.
Các tàu ngầm điều khiển từ xa này đã đảm nhận được nhiệm vụ của cả tàu và trực thăng phá ngư lôi thông thường.
Điều này đã khiến Mỹ nghĩ đến việc tập trung đào tạo đội ngũ điều khiển cũng như nghiên cứu, nâng cấp các thiết bị điện tử trên .
Tàu ngầm phá ngư lôi không người lái SeaFox |
Sau hợp đồng đầu năm, Mỹ đã nhận được vài chục chiếc SeaFox, kịp gửi đến cuộc tại Vùng Vịnh tháng 9 vừa qua.
Trong đó, các tàu ngầm SeaFox được trang bị cho một tàu chiến lớp Avenger của Hải quân Mỹ với nhiệm vụ rà phá các loại ngư lôi bề mặt và ngư lôi đáy biển.
Mỗi chiếc SeaFox chỉ dài khoảng 1.2 m và có khối lượng 45kg, chúng có thể di chuyển với tốc độ 6 hải lý/h dưới độ sâu 90m. Nó có một sợi cáp quang nối với bộ phận điều khiển, khi di chuyển dưới nước SeaFox có cảm biến nhận diện ngư lôi.
Ngư lôi bị phá trong cuộc tập trận ở Vùng Vịnh hồi tháng 9 vừa qua |
Sau khi phát hiện mục tiêu, camera sẽ được bật lên để người điều khiển xác định có phải ngư lôi hay không. Tiếp theo, khi mục tiêu đã được xác nhận, SeaFox sẽ di chuyển ra xa và dùng tia plasma nhiệt độ cao của mình để phá hủy quả ngư lôi.
Mỗi tàu ngầm SeaFox có khả năng hoạt động 100 phút dưới nước và lặn sâu tối đa 300m. Hiện nay, những chuyên gia khai thác của đã nghiên cứu, chế tạo những bản sao của SeaFox với các thiết bị tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng.
Tùng Đinh
(vtc.vn)