Nguồn gốc câu thành ngữ “Nói hươu nói vượn” vốn không như nhiều người nghĩ

24/04/17, 12:11 Chưa phân loại

Có những câu thành ngữ mà ý tứ người hiện đại bây giờ dùng đã khác xa nguyên gốc ban đầu. Trong đó phải kể đến là thành ngữ “hồ thuyết bát đạo”.

140691221-1-600x387
“Hồ thuyết bát đạo” là ý nói đến 8 đạo nào? (Ảnh: NTDTV)

Chúng ta thường biết đến một số tổ hợp từ, kỳ thực đều là đến từ cổ ngữ hoặc tục ngữ, nhưng theo thời gian trôi qua, nguyên gốc ban đầu của những từ này cũng dần dần mất đi hoặc trở nên mơ hồ. Hôm nay sẽ tổng hợp lại một số thành ngữ, hy vọng có thể cùng mọi người hiểu qua những lời mà chúng ta mỗi ngày thường dùng là có ý gì…

“Hồ thuyêt bát đạo”, ý là nói hươu nói vượn, cũng gọi là “nói bậy nói bạ” hoặc “nói bậy bạch đạo”, là chỉ nói không có căn cứ hoặc không có đạo lý, nói lung tung, nói mò.

Trên thực tế, thành ngữ “nói hươu nói vượn” này, bao hàm hai tầng ý tứ, một là “hồ thuyết”, hai là “bát đạo”. Từ “Hồ thuyết” này bắt nguồn từ “người Hồ” thời cổ đại, thông thường nói đến cuộc sống, sinh hoạt của dân tộc thiểu số ở miền Tây và phía Bắc (Trung Quốc cổ đại), gọi chung là “người Hồ”.

Từ “hồ thuyết”, đầu tiên xuất hiện sau thời Đông Tấn. Khi đó dân tộc thiểu số tại Tây Bắc chủ yếu là dân tộc Hung nô, Tiên Bi… Nhưng người Trung Nguyên không hiểu văn tự của họ, hơn nữa nghe cũng không hiểu lời họ nói, vậy nên coi văn tự và cách nói chuyện của “người Hồ” gọi là “hồ thuyết” (nói bậy).

Về sau, “hồ nhân lai thuyết bát đạo kinh” (người Hồ thuyết bát đạo), là chỉ người không có căn cứ mà cứ thổi phồng lộn xộn, mọi người thường không chịu trách nhiệm trước lời nói lung tung này, gọi là “hồ thuyết bát đạo”, nói hươu nói vượn.

Trên thực tế, “hồ thuyết” là ý chỉ về “người Hồ”, nhưng lại không phải là họ như vậy. Về sau ý tứ diễn biến, nói cho cùng cũng vì “mình” mù quáng mà khiến “người ta” oan uổng.

Theo tư liệu, thì “bát đạo” là nguyên ở trong Phật giáo, tức là “bát chính đạo”, hay còn gọi là “bát thánh đạo”. Bát chính đạo là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi Khổ. “Bát Thánh đạo” là giáo lý căn bản của Ðạo đế (trong Tứ đế) gồm 37 phẩm trợ đạo. Ðây là con đường đi vào giải thoát hết thảy các lậu, đạt được quả vị A La Hán.

Bát chính đạo bao gồm:

1, Chính kiến: Cái thấy cái nhìn đúng với chân lý đúng với sự thật, một người có chính kiến là người đã thâm nhập được Phật đạo, có trí tuệ phủ khắp tam giới

2, Chính tư duy: Suy nghĩ chân chính, những suy tư không vướng mắc trong tam giới nữa, những suy nghĩ tìm phưong tiện để cứu giúp chúng sinh trong tam giới ra khỏi sinh tử luân hồi.

3, Chính ngữ: Không nói dối, không nói lời độc ác, không mách lẻo. Là những lời nói thể hiện chân lý, những lời nói để cho người nghe thấu hiểu được chân lý mà thoát li sinh tử luân hồi.

4, Chính nghiệp: Suy nghĩ lời nói hành động tương tầm với chính kiến, khi một người có chính kiến rồi thì suy nghĩ hành động đều là chính.

5, Chính mạng: “vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chính mạng. Này các Tỳ kheo, đây gọi là chính mạng”.

6, Chính tinh tấn: “Với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sinh không cho sinh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là chính tinh tấn”.

7, Chính niệm: “Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Này các Tỳ kheo, đây gọi là chánh niệm”.

8, Chính định: Luyện tập để đạt được các cấp độ trong tứ thiền định.

Một cách nói khác nguyên từ Đạo giáo. Đạo giáo truy cầu chính là trường sinh bất lão và đắc đạo thành tiên, nhưng muốn đạt tới mục đích này phải trải qua 8 giai đoạn, chính là 8 đạo.

Một là nhập đạo, tức tiến vào Đạo Môn;

Hai là học nói, tức học tập lý luận và phương pháp tu đạo;

Ba là tìm hiểu đạo, tức là đối với đạo mà nghiên tu và thỉnh giáo, đại đức chỉ điểm;

Bốn là tu đạo, tức sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân;

Năm là đắc đạo, tức thông qua tu hành, tìm hiểu, khiến cho chính mình đạt tới đạo hạnh cao thâm;

Sáu là truyền đạo, tức đã có đạo hạnh, không chỉ cá nhân tu hành mà muốn phổ độ chúng sinh và tiến hành truyền đạo.

Bảy là vi liễu đạo, tức thông qua quá trình đắc đạo nói trên, thoát thai đổi cốt hoàn thành quá trình tu đạo;

Tám là thành đạo, tức thăng lên thiên giới trở thành thần tiên.

Ngoài “hồ thuyết bát đạo”, trong dân gian cũng có không ít những thành ngữ, mà bổn ý ngày nay ít người biết đến. Dưới đây là một số ví dụ:

Nhân hữu tam cấp

“Tam cấp” ở đây chính là: tâm cấp (tâm gấp gáp nóng vội), thủ cấp (tay chân luống cuống), tính cấp (tính tình nóng nảy).

Tam môi lục chứng

Hôn nhân ngày xưa, là do cha mẹ sắp đặt, còn phải có mà mối giới thiệu, là chuyện rất trang trọng. Tam môi cụ thể là chỉ nhà trai thuê bà mối, nhà gái thuê bà mối, còn có bà mối ở giữa đáp cầu hai bên.

Lục chứng là chỉ trên bàn giữa trời đất đặt một cái đấu, một bả xích, một cái cân, một cây kéo, một cái gương, một cái bàn tính, tất cả đều là vật chứng hôn.

Tam cô lục bà

“Tam cô” là chỉ ni cô, đạo cô, quẻ cô (quẻ: quẻ bói toán ngày xưa)

Ni cô là người nữ trong chùa miếu; đạo cô là người nữ trong đạo quán; quẻ cô là người nữ chuyên gieo quẻ xem bói cho người ta.

“Lục bà” là chỉ nha bà, bà mối, sư bà, tú bà, dược bà, bà đỡ.

“Nha bà” là từ mà trước đây dân tộc Hán gọi ngững người phụ nữ dùng miệng lưỡi để mua bán kiêm lời; bà mối là người chuyên làm mai mối chuyện tình cảm cho hai bên nam nữ;

Sư bà còn gọi là vu bà, chỉ người phụ nữ giả thần giả quỷ, vẽ phù niệm chú vu thuật;

Tú bà là chỉ người phụ nữ mở kỹ viện, môi giới giao dịch chuyện sắc dục ái tình; dược bà là chỉ người phụ nữ lợi dụng dược vật để chữa bệnh hoặc hại nhà người khác; bà đỡ là chỉ người đỡ đẻ cho sản phụ.

Thành ngữ này vốn chỉ 6 loại chức nghiệp của người phụ nữ thời cổ đại, nghĩa hiện đại chỉ phụ nữ theo đuổi công việc không hay ho.

Ngũ độc câu toàn

“Ngũ độc” vốn là chỉ năm loại sinh vật có độ gồm rắn, bọ cạp, rết, thạch sùng, con cóc. Còn ngày nay, bình thường nói “ngũ độc” là muốn ám chỉ 5 loại thói hư tật xấu gồm ăn, uống, trai gái, cờ bạc, đánh lộn.

Ngũ quang thập sắc

Ngũ quang gồm: Hồng, vàng, lam, trắng, đen.

Thập sắc: đỏ, da cam, vàng, lục, lục lam, lam tím, tím, đen, trắng, cộng thêm một màu trong suốt.

Đây là cách nói hình dung màu sắc rực rỡ tươi đẹp, phong phú.

Bảo An, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"