Các nhà sản xuất ô tô đau đầu vì gián điệp công nghiệp

08/10/12, 14:13 Tin Tổng Hợp

Hoạt động gián điệp công nghiệp trong ngành ô tô đang có chiều hướng tăng, đặc biệt là ở Mỹ. General Motors (GM), Ford và Toyota đều đã từng là nạn nhân, khi một số nhân viên cũ đánh cắp thông tin để bán cho các đối thủ cạnh tranh.

Gần đây nhất tại Mỹ là việc một nhân viên IT thuộc trung tâm kỹ thuật và sản xuất Toyota ở Bắc Mỹ bị cáo buộc xâm nhập hệ thống mạng của công ty vào tháng trước và lấy cắp một số bí mật thương mại.

 

Trước đó, GM và Ford cũng từng bị nhân viên đánh cắp và bán thông tin nhạy cảm cho các đối thủ nước ngoài.
 
(Ảnh chỉ có tính minh hoạ)
(Ảnh chỉ có tính minh hoạ)

 

Cục điều tra an ninh nhập cư và hải quan Mỹ (ICE HSI) đã tiến hành 1.212 vụ điều tra liên quan đến vấn đề gián điệp công nghiệp trong năm tài chính 2011 (kết thúc vào ngày 31/9/2011), tăng 66% so với năm 2009, và bắt giữ 574 người, trong đó có 291 người bị kết tội.

 

Mới đây, ở ngoại ô Detroit diễn ra một cuộc hội thảo về việc bảo vệ công nghệ của các nhà sản xuất ô tô Mỹ. Tại đây, các luật sư, chưởng lý đã cùng nhau trao đổi về những vụ ăn cắp sở hữu trí tuệ trong ngành ô tô thời gian gần đây. Điển hình như vụ một nhân viên Ford đánh cắp hàng ngàn bí mật công nghiệp của công ty để được nhận vào làm ở một công ty khác.

 

Xiang Dong Yu, hay Mike Yu, người Trung Quốc, làm kỹ sư sản phẩm của Ford trong thời gian từ năm 1997 đến 2007. Vào tháng 7/2005, ông này về Trung Quốc tìm việc tại một công ty ô tô trong nước. Ông đã đi phỏng vấn tại nhiều công ty và tiết lộ một số bí mật thương mại của Ford với họ.

 

Cuối cùng, nhà sản xuất ô tô JAC Automotive của Trung Quốc đã thuê Mike Yu, nhưng ông giấu Ford về việc này. Thay vào đó, ông nói rằng phải về nước để chăm mẹ ốm.

 

Tuy nhiên, ông Yu lại không thích công việc mới nên chỉ sau một thời gian ngắn lại quay về Ford làm.

 

Đến tháng 12/2006, ông nhận lời làm việc cho công ty điện tử Foxconn của Trung Quốc vào và cũng giấu Ford mãi cho đến ngày 2/1/2007, khi đang thu xếp để chuyển về sống tại Trung Quốc.

 

Trước khi rời Ford một lần nữa, ông Yu đã sao lưu khoảng 4.000 tài liệu của công ty, trong đó có thông tin về khung động cơ và hộp số, nguồn cấp điện, và các hệ thống điện phụ, vào một ổ cứng ngoài.

 

Cũng trong khoảng thời gian này, bạn gái cũ của Yu đã gửi một email nặc danh đến Ford, tố cáo ông này cung cấp các thông tin mật cho các công ty Trung Quốc vào mùa hè năm 2005. Ford sau đó đã trực tiếp xác minh lại với Yu về các cáo buộc khi ông này trở lại Mỹ một thời gian ngắn trước khi bắt đầu làm việc ở Foxconn. Sau đó, Yu lại chuyển chỗ làm.

 

Tháng 10/2009, ông Yu, lúc này đang làm việc cho tập đoàn công nghiệp ô tô Bắc Kinh, đã bị bắt tại Sân bay quốc tế Chicago khi vừa từ Trung Quốc sang Mỹ.

 

Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã phát hiện 41 tài liệu thiết kế hệ thống của Ford trong máy tính xách tay của Yu.

 

Với tội danh ăn cắp bí mật thương mại, ông này bị toà án liên bang Mỹ kết án 70 tháng tù giam tại nhà tù liên bang Mỹ và phải nộp phạt 12.500 USD.

 

Ford ước tính thiệt hại của công ty liên quan đến vụ này là khoảng 50-100 triệu USD.

 

GM cũng đang đối mặt với vụ việc tương tự. Theo đó, một nhân viên nữ bị nghi tuồn các thông tin mật về xe hybrid của GM cho chồng để cung cấp cho một đối thủ nước ngoài.

 

GM cho biết, hàng ngàn tài liệu mà nhân viên nữ này đánh cắp trị giá hơn 40 triệu USD. Vụ việc sẽ được xét xử trong tháng này.

 

Việc đối phó với tội phạm mạng có thể sẽ khó khăn hơn trong những năm tới do sự phổ biến của các thiết bị như smartphone và máy tính xách tay có thể dễ dàng kết nối internet mọi lúc mọi nơi.

 

Số thiết bị có khả năng kết nối internet dự kiến sẽ tăng lên 25 triệu vào năm 2015, nhiều gấp đôi năm 2010.

 

Các công ty cần phải tự bảo vệ mình khỏi các mối nguy có thể đến từ các nhân viên cũ bằng cách phỏng vấn, kiểm tra thông tin thật kỹ lưỡng khi làm thủ tục cho nghỉ việc. Đặc biệt, các công ty nên quản lý chặt chẽ email sau khi một nhân viên nghỉ việc. Các nhân viên chuẩn bị nghỉ việc cũng nên đảm bảo hoàn trả toàn bộ tài liệu và các thiết bị điện tử có chứa thông tin của công ty.

 

Ông Joseph Varani, một chuyên gia về tội phạm mạng của Bộ tư pháp Mỹ, cho biết, khoảng 4% vụ xâm phạm dữ liệu, thông tin là do các nhân viên của công ty gây ra.

 

Theo ông, các công ty có thể áp dụng nhiều biện pháp để tự bảo vệ mình, như sử dụng phần mềm chống virus và thường xuyên cập nhật phần mềm của hệ thống.

 

Nhật Minh

Theo Autonews

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi