Vệt zigzag kỳ lạ xuất hiện trên mặt hồ băng lớn nhất Iceland

20/03/17, 13:54 Bí ẩn

Đường zigzag trải dài hơn 2km đột nhiên xuất hiện trên mặt hồ đóng băng ở Iceland khiến nhiều người địa phương bối rối, vì từ trước tới này nơi đây chưa từng xảy ra hiện tượng kỳ lạ này.

zigzag
Đường zigzag trên mặt hồ Thingvallavatn. (Ảnh: Facebook)

Một cư dân đã phát hiện và chụp lại dấu vết hình zigzag trên mặt hồ Thingvallavatn ở công viên quốc gia Thingvellir, Iceland, và chia sẻ trên Facebook hồi đầu tháng 3, thu hút nhiều sự quan tâm. Đây là hiện tượng chưa từng có ở khu vực này từ trước tới nay, theo RT.

Hồ Thingvallavatn, hồ nước lớn nhất Iceland, thường đóng băng đông cứng từ mùa xuân nhưng thời tiết mùa đông ấm hơn trong vòng 15 năm qua đã khiến băng chỉ bao phủ một phần diện tích hồ và trong thời gian ngắn hơn.

Einar AE Saemundsen, quản lý công viên, cho biết hiện tượng kỳ lạ này được phát hiện vào ngày 9/3. Ông nhận thấy những đường zigzag trải dài hơn 2km không hình thành ở cùng khu vực với những đường nứt gãy khác trên lớp băng. “Có nhiều suy đoán về hiện tượng từ hoạt động của người ngoài hành tinh, quái vật bí ẩn đến các thuyết âm mưu kỳ lạ“, Saemundsen nói với trang Lonely Planet.

Theo các chuyên gia, dấu vết trên băng là kết quả của hiện tượng vô cùng hiếm gặp xảy ra khi hai mảng băng di chuyển. Tuy nhiên, không ai có thể giải thích tại sao có hiện tượng kỳ lạ này, việc các mảng băng di chuyển tạo ra đường zigzag đã khiến các nhà khoa học bối rối hơn 50 năm qua.

Họa tiết tự nhiên này chỉ hình thành khi cả hai mảng băng có độ dày tương đương nhau, có thể xảy ra khi một tảng băng tan ra và các mảnh vỡ của nó va chạm nhau, Jonathan Sherwood giải thích trên trang web của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ.

Từ khi dấu vết trên băng xuất hiện ở các nơi trên thế giới, hầu hết các nhà vật lý chỉ đơn giản liên hệ nó với một số tính chất của băng. Cho đến khi John Wettlaufer, giáo sư địa chất và địa vật lý tại Đại học Yale, công bố một nghiên cứu năm 2007.

Theo đó, các nhà nghiên cứu xác định nguyên nhân các vụ băng va chạm, khi tảng băng hình thành từ những khối băng đè lên nhau một cách xen kẽ giống như 2 bàn tay đan vào nhau. Hiện tượng này được đặt tên là “finger rafting”.

Đường zigzag trên băng khi các mảng băng đè lên nhau một cách xen kẽ giống như 2 bàn tay đan vào nhau. (Ảnh: Antarctica)

Tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời