Bài học đắt giá tôi học được sau 4 năm làm bánh mì kẹp thịt tại McDonald’s

17/03/17, 23:30 Đọc & Suy ngẫm

Tôi từng làm việc 4 năm tại McDonald từ khi 18 tuổi và luôn thất bại trong việc tìm một công việc tốt hơn. Tôi chưa bao giờ được thăng cấp, cũng chưa từng đạt thành tích gì nổi trội, nhưng tôi đã học được những bài học thực sự quý giá.

Kết quả hình ảnh cho employee Mcdonald
Quãng thời gian làm việc tại McDonald’s là vô giá đối với tôi. (Ảnh minh họa Internet)

Về cơ bản, tôi là khuôn mẫu tuyệt đối mà một người có thành kiến về nhân viên ở McDonald hình dung: lười biếng, ngu ngốc và không có sáng kiến.

Khuôn mặt của cha mẹ và bạn bè tôi luôn rũ xuống thất vọng khi biết tôi vẫn làm việc ở đây. Tôi thường phải nghe những nhận xét khiếm nhã như, “Cháu vẫn làm việc tại McDonald’s à?”, “Tôi không bao giờ có thể làm việc ở một nơi như thế”. Bạn bè tôi thì chưa bao giờ coi đó là một việc làm thực sự.

Và những điều đó luôn diễn ra trong đầu tôi. Tôi là một công nhân tồi tệ, quá chậm chạp, vụng về và phẫn uất vì hoàn cảnh của mình. Tôi đã tự cho rằng mình quá tốt so với McDonald’s. Tôi liên tục biện minh cho bản thân, “Thật là một công việc khủng khiếp! Tôi là một sinh viên giỏi và thích giao tiếp trí tuệ. Tôi không khù hợp với loại công việc lao động chân tay vô dụng này. Nhưng tôi cần tiền… “

Tôi đã không chịu cải thiện bản thân. Và hơn nữa tôi không muốn cải thiện. Tại sao tôi phải cố gắng làm tốt một công việc tầm thường so với khả năng của mình?

Thế nhưng, sau vài năm cách nhìn của tôi đối với công việc này bắt đầu thay đổi.Tôi bắt đầu tự hào về công việc của mình.

Tôi tự hỏi, có gì khác biệt giữa McDonald’s và các công việc tương tự khác dành cho sinh viên? Tại sao công việc của tôi lại đáng thương hơn so với những người khác?

Có phải vì tôi làm việc cho một thương hiệu lớn? Không, ở Mỹ nếu so sánh với Warehouse, một tập đoàn kinh doanh rượu mạnh hay hãng thời trang Hannahs thì đó là một điều thật xấu hổ.

Hay vì tôi làm việc trong lĩnh vực thức ăn nhanh? Cũng không phải vì rất nhiều người muốn làm việc tại Burger Fuel. Bởi vì đây không phải là công việc trí tuệ? Không, việc tiếp khách và tính tiền luôn làm tôi phải đau đầu.

Và rồi tôi nhận ra…

Công việc tại McDonald’s bị xem là một công việc dành cho những người không thể làm bất cứ việc gì khác. Tôi nhận thấy phần lớn công việc ở cấp độ cao hơn sẽ không thuê những nhân viên như những đồng nghiệp của tôi.

Tại McDonald’s, có những người khuyết tật, thừa cân, những người có ngoại hình dưới mức trung bình, không nói được nhiều tiếng Anh, thiếu niên, và rất nhiều chủng tộc khác nhau đang làm việc tại đây. Những người này là trụ cột của cửa hàng, và họ vẫn được tôn trọng giống như những nhân viên tốt nhất của chúng tôi.

Sau đó, tôi nhìn sang một vài cửa hàng như Glassons, Whitcoulls hay Starbucks và phần lớn tôi thấy những người giống tôi. Da trắng, trạc tuổi 20, cao ráo, xinh đẹp và nói tiếng anh lưu loát.

Đây là sự thiên vị mà cả tôi và những người xung quanh đều đang áp đặt cho công việc này. Tôi có thể đáp ứng tốt các tiêu chuẩn cho công việc tại một hãng thời trang. Trong tiềm thức của họ, có lẽ những người có “gốc gác” tốt như tôi không nên gắn bó với McDonald’s cùng những người không thể tìm được bất kỳ công việc nào tốt hơn.

Nếu bạn là một cô gái da trắng ở tuổi 20, bạn sẽ bị chế giễu vì làm việc tại McDonald’s. Nhưng tôi không nghĩ họ sẽ làm vậy đối với người tàn tật, hoặc phụ nữ trung niên hay người nhập cư. Bạn bè của họ cũng sẽ không lặng lẽ cười khúc khích và hỏi “Khi nào cậu mới  tìm được một công việc thực sự?” Vì đây là công việc được mặc định dành cho những người như vậy.

Làm việc ở McDonald’s nhìn chung khá vất vả. Nhưng sự nhục nhã mà gia đình và bạn bè dành cho tôi không phải vì tôi là người bán burger, mà vì tôi được cho là có thể làm ở môi trường tốt hơn thế. Được cho là thông minh hơn, làm việc chăm chỉ hơn và có tài năng hơn những người làm việc cùng, tôi xứng đáng với một công việc “tốt”. Tôi từng cảm thấy tự cao về bản thân và cho rằng mình có quyền đòi hỏi nhiều hơn.

Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng, nhìn chung tôi không hề giỏi hơn một nhân viên bình thường của McDonald.

Kết quả hình ảnh cho vendeur mcdo
Rồi tôi hiểu rằng những con người bị phần đông xã hội coi thường này sở hữu kĩ năng tuyệt vời trong công việc. (Ảnh minh họa từ Internet)

Có lẽ tôi có nhiều kỹ năng khác, nhưng tôi không có cơ bắp và thường bối rối mỗi khi gặp áp lực. Tôi luôn làm tốt tại quầy hơn công việc nặng nhọc, nhưng điều này không có nghĩa vì tôi thông minh hơn, có tay nghề cao hơn hoặc có giá trị hơn những nhân viên khác của McDonald.

Có nhiều loại lao động khác nhau, và khi chúng ta coi công việc của những người không quan trọng là không có giá trị, thì điều đó chưa hẳn là sự thật.

Tôi không làm việc chăm chỉ như đồng nghiệp của tôi, họ đôi khi phải làm liên tục 20 tiếng để đảm bảo rằng không có khách hàng nào lỡ mất cơ hội có được chiếc hamburger lúc nửa đêm.

Tôi không thông minh như người quản lý kiêm kỹ sư của chúng tôi. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng ông vẫn học cách sửa chữa tất cả máy móc vì vậy chúng tôi không phải thuê thêm thợ sửa.

Tôi không giỏi ước lượng và đặt hàng nguyên liệu cho hàng ngàn khách hàng trong cả 1 tuần, và bạn nên biết nếu không đủ, hậu quả không chỉ là sự giận dữ của sếp, mà khách hàng luôn đợi ở đó, sẵn sàng la hét, ném đồ uống. thậm chí buông lời lăng mạ chỉ vì thếu nước sốt cà chua. Và tôi cũng không đủ kiên nhẫn để giải quyết những chuyện này.

Rồi tôi hiểu rằng những con người bị phần đông xã hội coi thường này sở hữu kĩ năng tuyệt vời trong công việc và cách làm việc chuyên nghiệp. Tinh thần làm việc nghiêm túc chính là động lực lớn nhất giúp họ hoàn thiện những kĩ năng này.

Đối với tôi, quãng thời gian làm việc tại McDonald’s là vô giá. Dĩ nhiên, tôi không bao giờ muốn múc khoai tây chiên hay làm bánh mì kẹp thịt trở lại, nhưng tôi đã học được nhiều điều quan trọng. Tôi bắt đầu bỏ đi cái tính kiêu ngạo của mình, không còn xem thường ai đó vì công việc của họ. Hơn hết, tôi học được cách cảm thông với người khác.

Và cho dù ai đó coi việc làm ở Mc Donald là điểm yếu trong hồ sơ lý lịch của tôi, thì tôi vẫn không nghĩ vậy. Vì tôi đã hiểu được những bài học thấm thía mà 4 năm làm việc ở đây đã dạy cho mình.

Tác giả: Kate Norquay

Theo BrightSide

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi