Vì sao ngày nay các nhà hảo tâm thường được gọi là ‘Mạnh Thường Quân’?

24/10/16, 11:10 Cổ Học Tinh Hoa

Mạnh Thường Quân là ai? Ông là vị tể tướng vốn không thiếu thốn gì về vật chất, chỉ thiếu một chút ‘nhân nghĩa’. Phùng Hoan đã nhìn ra được điều này, nên đã mua về cho chủ nhân 2 chữ ‘nhân nghĩa’.

Mạnh Thường Quân là ai?
Mạnh Thường Quân uể oải trở về cố cư ở Bích Thành, dân trong thành nghe tin ông trở về, liền dắt già cõng trẻ ra ngoài 100 dặm để đón.

Mạnh Thường Quân tên Điền Văn, là một quý tộc nước Tề, ông cùng Bình Nguyên Quân Triệu Thắng của nước Triệu, Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ nước Ngụy và Xuân Thân Quân Hoàng Yết nước Sở được gọi là bốn đại công tử trong thời kỳ Chiến Quốc.

Điền Văn thích giao du với các nhân tài trong thiên hạ và thu nạp làm môn khách, ông tổng cộng thu dung hơn 3.000 môn khách, trong đó có không ít người là thực sự có tài năng, nhưng cũng có lắm kẻ chỉ vì miếng ăn mà đến sống ký sinh ở nhà ông.

Bấy giờ, Tần Chiêu Vương đang tìm đủ mọi cách nhằm phế bỏ việc liên minh với các nước Tề, Sở. Khi nghe nói Mạnh Thường Quân nước Tề là một nhân tài lại có thế lực, bèn cho người sang mời ông đến nước Tần và hứa sẽ cho ông giữ chức tể tướng. Mạnh Thường Quân dẫn theo một đám môn khách đến Hàm Dương, họ được Tần Chiêu Vương thân hành ra tiếp đón. Mạnh Thường Quân tặng cho nhà vua một chiếc áo bào bằng lông cáo rất quý hiếm, nhà vua rất hồ hởi, liền cử người đem lễ vật cất vào kho trong cung.

Tần Chiêu Vương vốn muốn cử Mạnh Thường Quân làm tể tướng như đã hứa, nhưng vị tể tướng đương nhiệm rất ghen tức trước việc này. Ông ta sợ bị mất chức, đã ngấm ngầm nhờ người đến nói với Tần Chiêu Vương rằng: “Điền Văn là một quý tộc nước Tề, thủ hạ của hắn lại đông như thế, nào ai dám đảm bảo là hắn không mưu lợi cho nước Tề, như vậy thì nước Tần chẳng nguy lắm sao?”.

Tần Chiêu Vương ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói: “Đúng thế, tại sao ta lại không nghĩ tới việc này nhỉ, hãy tiễn họ trở về là xong”. Người kia đáp rằng: “Như thế thật không ổn, họ ở đây đã lâu tất nắm được tình hình nước Tần ta, làm sao lại có thể để họ về một cách nhẹ nhàng như vậy?”. Tức thì, Tần Chiêu Vương bèn cho giam lỏng Mạnh Thường Quân.

Mạnh Thường Quân lo lắng cho tình cảnh của mình, mới đến hỏi bạn là Kinh Dương Quân người nước Tần, Kinh Dương Quân đã ám thị cho Mạnh Thương Quân hãy đến cầu cứu với ái phi Yến Cơ. Mạnh Thường Quân liền cử người đem theo lễ vật vào cung gặp Yến Cơ. Yến Cơ nói rằng: “Muốn tôi khuyên nhà vua thì cũng chẳng khó gì, nhưng phải biếu tôi một chiếc áo bào bằng lông cáo mới được”. Mạnh Thường Quân biết vậy mới bàn với đám môn khách rằng: “Tôi chỉ có mỗi chiếc áo đã tặng cho vua Tần rồi thì làm sao có thể lấy lại, nay ai có thể kiếm được một chiếc áo khác?”.

Có một môn khách trả lời một cách ngắn gọn rằng: “Tôi đã có cách”. Ngay đêm hôm đó, người môn khách này chui qua lỗ chó vào trong cung, vừa đi vừa bắt chước chó sủa rồi lẻn vào trong kho lấy chiếc áo bào ra. Mạnh Thường Quân liền nhờ Kinh Dương Quân đem áo đến biếu Yến Cơ. Đêm đó, Yến Cơ nỉ non bên gối khuyên Tần Chiêu Vương thả Mạnh Thường Quân về nước, nhà vua quả nhiên đồng ý ngay.

Mạnh Thường Quân nhận được văn thư quá cảnh, bèn cùng đám môn khách nhanh chóng chạy ra cửa ải Hàm Cốc, khi đến nơi đã nửa đêm, quan ải còn chưa mở cửa. Mọi người đang sốt ruột chưa biết tính ra sao, thì trong đám có một người bỗng bắt chước tiếng gà gáy, tức thì gà trên cửa ải cũng đều gáy theo, lính canh ải cứ tưởng là trời đã sáng, liền mở cửa ải khám văn thư, cho đám Mạnh Thường Quân đi qua cửa ải.

Mạnh Thường quân về đến nước Tề, được Tề Dẫn Vương cho làm tể tướng, bấy giờ môn khách tăng lên càng đông hơn. Một hôm, có một người tên là Phùng Hoan đến xin theo. Mạnh Thường Quân thấy người này ăn mặc rách rưới mới hỏi có tài cán gì, Phùng Hoan thản nhiên trả lời là mình chẳng có chút tài cán gì. Mạnh Thường Quân chỉ cười và cho ở lại.

Mạnh Thường Quân nuôi hơn 3.000 thực khách nên chi phí quá lớn, bổng lộc không đủ chi dụng, phải dựa vào tiền thuê đất đai ở Bích Thành do vua phong, nhưng có một năm không thu được tiền về, mới cử Phùng quán đi đòi. Phùng Hoan trước khi đi có hỏi Mạnh Thường Quân rằng: “Khi tôi trở về, ông có muốn tôi đem quà gì về không?”. Mạnh Thường Quân ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói: “Thì ông cứ xem ở đây thiếu thứ gì thì đem về”.

Phùng Hoan đến Bích Thành mới biết năm đó bị thiên tai mất mùa, nông dân thiếu lương ăn khổ cực hết chỗ nói. Phùng Hoan bèn tập họp họ lại, nói:

“Hôm nay ta đến đây không phải là đòi nợ, mà là đến báo một tin mừng, chủ ta là Mạnh Thường Quân nói tiền nợ của quý vị phụ lão đã vay mượn đều khỏi trả, nên hôm nay sai ta đến đây để hủy bỏ tất cả những khế ước mà quý vị đã lập trong lúc vay mượn”.

Nói rồi đốt hết mọi giấy tờ vay nợ, khiến mọi người vô cùng cảm động. Phùng Hoan trở về nói lại đúng sự thực cho Mạnh Thường Quân nghe.

Mạnh Thường Quân nổi giận nói: “Trước khi đi ông nói sẽ đem quà về, nay ở đâu?”. Phùng Hoan đáp rằng: “Ngài tiền tài, phú quý, ngựa đẹp, mỹ nữ thứ gì cũng không thiếu, tôi chỉ thay ngài mua về hai chữ ‘nhân nghĩa’”. Mạnh Thường Quân nghe xong rất tức giận, nhưng việc đã rồi nên đành bỏ qua.

Hai năm sau, Tề Dẫn Vương tin nghe lời bịa đặt của hai nước Tần, Sở, rất lo lắng Mạnh Thường Quân công cao lấn chúa, gây uy hiếp tới vương vị của mình, bèn thu ấn tể tướng của Mạnh Thường Quân, các môn khách thấy vậy đều nối đuôi nhau bỏ đi, duy chỉ có Phùng Hoan là còn ở lại.

Mạnh Thường Quân uể oải trở về cố cư ở Bích Thành, dân trong thành nghe tin ông trở về, liền dắt già cõng trẻ ra ngoài 100 dặm để đón. Mạnh Thường Quân nhìn thấy cảnh tượng này rơm rớm nước mắt nói với Phùng Hoan rằng: “Nhân nghĩa mà ông đã đem cho tôi, nay tôi đã thực sự cảm nhận được rồi”.

Câu chuyện này rất nhiều người đều biết, qua đó sự đa mưu túc trí và tầm nhìn xa trông rộng của Phùng Hoan khiến người ta cảm phục. Mạnh Thường Quân không thiếu thốn gì về vật chất, nhưng ông ta thiếu một chút ‘nhân nghĩa’, Phùng Hoan đã nhìn ra được thứ mà tương lai khi thế sự thay đổi hoặc chủ nhân thất thế có thể dùng đến.

Bậc trí giả hiểu rằng trời đất phong ba bão táp khó lường, con người có lúc thăng lúc trầm, cho nên khi có điều kiện thì phải biết tích đức hành thiện, phòng khi biến cố thì vẫn có thể bình an. Cho nên Phùng Hoan đã để lại cho chủ nhân của mình một con đường ‘nhân nghĩa’.

Trong lịch sử, những trí giả như Phùng Hoan nhiều như sao buổi sớm, rất nhiều câu chuyện về họ còn lưu lại để truyền dạy người đời cách sống cho phải Đạo.

Cũng xuất phát từ câu chuyện trên mà ngày nay, với những ai hảo tâm sẵn lòng làm việc thiện giúp đỡ người khác, thường được người ta xưng là “Mạnh Thường Quân”.

Mai Mai sưu tầm

 

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi