Câu chuyện chép kinh Phật – Bài học ý nghĩa về sự kiên định

09/09/16, 15:31 Khám phá sinh mệnh

Xưa nay có biết bao nhiêu người xuất tâm đi tìm Đạo, nhưng người đắc Đạo lại vô cùng ít ỏi. Không đủ chính tín, bỏ dở nửa chừng trên bước đường tu hành, rồi cuối cùng sẽ mất đi cơ duyên. Dưới đây là câu chuyện ý nghĩa cho người đời.

0

Ở trong một thành thị phồn hoa có ba người thanh niên trẻ, gia cảnh của họ đều rất giàu có. Tuy nhiên ba người thanh niên này đều thích sự thanh tĩnh, không quá để tâm đến sự an nhàn, hưởng lạc của trần gian. Bởi vì đều đã gần đến tuổi kết hôn, nên cha mẹ tìm đủ cách để lấy vợ cho họ. Tuy nhiên ba người thanh niên trẻ này dường như đều không bận tâm đối với việc lấy vợ. Họ thương lượng với nhau, rằng sẽ cùng ra ngoài du ngoạn.

Cũng có thể là cơ duyên tu hành của họ đã chín muồi. Tại một tu viện nọ, họ đã được một vị tăng nhân khai thị rằng: Mọi thứ của trần gian đều tựa như ảo ảnh vậy, đều sẽ không lâu dài, chi bằng hãy tìm một vị sư phụ để cầu một biện pháp giải thoát sinh tử? Nghe xong ba người hết sức vui mừng. Và rồi dưới sự khai thị của vị tăng nhân, họ cùng nhau đi lên một ngọn núi cao.

Chỉ thấy ngọn núi cao này:

Cỏ cây xanh ngát ráng mây vàng,
Chim hót hương hoa suối reo vang;
Thân chốn đào nguyên cảnh mỹ diệu,
Nơi để tĩnh tâm cõi tu hành.

Ở giữa sườn ngọn núi cao này, có một tự viện rất đơn sơ, trong tự viện có một vị cao nhân, trông dáng người chỉ độ ngũ tuần; ba người đi lên hỏi, thì đúng là vị cao nhân đắc Đạo mà người tăng nhân trước đó đã khai thị. Theo những gì người tăng nhân đó nói, vị cao tăng này đã 125 tuổi rồi. Họ tiến về trước hỏi rõ ngọn nguồn, vị cao tăng liền cười rồi nói: “Các anh thật sự có thành ý chứ?”. Ba người trả lời: “Có, nếu như ngài không tin, ba chúng tôi sẽ quỳ trước cửa nhà, bảy bảy bốn mươi chín ngày, ngài sẽ thấy được rằng chúng tôi là thật tâm đến đây để cầu Pháp”.

Nói xong, ba người cùng nhau quỳ trước cửa nhà. Bất kể là ngày hay đêm, ba người đều quỳ tại đó. Dù cho gió to, mưa bão, dù cho xung quanh có xuất hiện lang hùm, thú dữ hay thỏ rừng, chim trĩ gì chăng nữa, họ cũng đều bất động. Quả thật đã kiên trì đến bốn mươi chín ngày.

Vị cao tăng thấy tâm của họ thật sự rất chân thành, liền thu nhận họ.

Sau đó ông dẫn họ vào trong một căn phòng, đưa cho mỗi người một cuốn kinh Phật rất dày, yêu cầu họ dựa theo đó để ghi chép lại, một chữ cũng không được phép chép sai. Và nói rằng, chép xong rồi thì sẽ có thể viên mãn.

Thế là ba người bắt đầu ghi chép bất kể là ngày hay đêm. Bởi vì dù sao họ cũng đã trải qua cuộc sống nơi người thường, lúc bắt đầu tư duy không được thanh tĩnh lắm, nên thường xuyên chép sai, cứ chép sai một chữ, lại phải chép lại từ đầu, trong quá trình ghi chép lặp đi lặp lại như thế, kỳ thực chính là quá trình không ngừng thanh trừ đi những thứ bất hảo của chính mình, cũng là quá trình để lĩnh ngộ Phật Pháp, xa hơn nữa là quá trình thăng hoa bản thân.

Kết quả là người thanh niên trẻ tuổi nhất (ở đây tạm gọi anh là “anh thứ ba”, còn người lớn tuổi nhất gọi là “anh cả”, người ở giữa thì gọi là “anh thứ hai”) cảm thấy vị cao tăng không giống như anh đã tưởng tượng là thần thông đại hiển, cùng họ bàn luận chuyện tu luyện một cách trôi chảy thế nào đó, mà trái lại yêu cầu họ làm cái việc khô khan này, dần dần trong lòng anh liền sản sinh tâm oán trách. Càng như vậy, anh càng chép sai; càng chép sai, anh càng cảm thấy cuốn kinh Phật này quá dày, hy vọng đạt đến viên mãn lại càng xa vời hơn. Cuối cùng vào một buổi tối, anh tìm đến vị cao tăng, nói: “Tôi thật sự không cách nào hoàn thành được việc chép kinh thư này. Tôi xuống núi để tìm phương pháp tu hành khác vậy”. Vị cao tăng cười mà không nói gì, chỉ lắc đầu.

Thời gian thấm thoát, thoáng chốc một năm đã qua đi. Một buổi sáng sớm, anh thứ hai mang theo cuốn tập mà anh đã ghi chép xong, hơn nữa lại không chút sai sót và thiếu sót nào đến trước mặt vị cao tăng, vị cao tăng vẫn chỉ cười, không nói gì cả. Đến khi anh thứ hai này nhìn thấy bên cạnh vị cao tăng vẫn còn rất nhiều trang giấy bỏ trống, thì trong lòng có một loại cảm giác bị “lừa”. Ngay tức khắc cảm thấy vị cao tăng không phải người đắc Đạo gì, thậm chí còn bắt đầu oán hận người tăng nhân đã giới thiệu họ đến đây. Anh oán hận nhìn vị cao tăng một lúc, quay người bỏ xuống núi. Vị cao tăng vẫn chỉ cười lắc đầu.

Anh cả không vì sự rời đi trước sau của anh thứ hai và anh thứ ba mà lay động, nhưng lúc anh ghi chép xong kinh Phật, đồng thời mang cuốn tập chép tay trình đến trước vị cao tăng rồi, vị cao tăng vẫn chỉ mỉm cười. Anh cũng nhìn thấy một đống giấy ở bên cạnh của vị cao tăng, thế là lại lấy một số để tiếp tục chép, chép xong mang đến, nhìn thấy vị cao tăng vẫn chỉ cười, anh vẫn không oán không hận mà lấy tiếp một số, rồi tiếp tục chép….

Mãi cho đến khi gần đạt đến 30 lần, anh phát hiện trong quá trình ghi chép đó, sự lý giải đối với kinh Phật càng lúc càng thâm sâu, nội tâm càng lúc càng thanh tịnh. Còn về việc viên mãn gì đó, ngay cả nghĩ anh cũng chẳng nghĩ đến. Bởi vì trong quá trình ghi chép đó anh dần minh bạch được một điểm, đó chính là chiểu theo yêu cầu của sư phụ mà làm, tất cả đều sẽ có được trong sự vô cầu.

Bản thân quá trình tu luyện kỳ thực lại càng đáng để trân quý hơn! Do vậy anh liền có thể mười mấy năm vẫn tựa như một ngày mà ghi chép, rồi cuối cùng đạt đến viết thuộc lòng, hơn nữa còn không sai một chữ. Cho đến khi sử dụng hết giấy ở bên cạnh vị cao tăng rồi, anh nhìn vị cao tăng, vẫn chỉ thấy mỉm cười.

Anh cầm lên một que gỗ nhỏ rồi tìm một ít cát mịn ở trong tự viện, viết một đoạn nhỏ lên bên trên, san phẳng lại dấu vết, rồi lại viết đoạn tiếp theo. Dù như vậy, trong lòng anh không những không nổi chút oán hận, mà ngược lại còn cảm tạ sư phụ có thể cho mình một cơ hội tốt như thế, giúp anh không ngừng lĩnh ngộ được nội hàm thù thắng bên trong kinh Phật.

Trong một lần khi anh đang viết, sư phụ anh mỉm cười bước đến, đồng thời nói, lần này được rồi đấy. Lúc này mặt đất tuôn nở hoa sen, Pháp nhạc mỹ diệu vang lên giữa không trung. Tại thời khắc đó trong tâm anh cũng không nghĩ ngợi gì, tĩnh lặng tựa như nước. Bởi vì lúc này anh đã đạt đến tiêu chuẩn vô lậu rồi. Khi được biết chính mình đã thành công, anh vẫn bất động tâm, không nảy sinh bất kỳ nhân tâm nào. Chỉ thấy sư phụ anh triển hiện rất nhiều thần thông trước mắt mình, rồi sau đó anh và sư phụ cùng nhau bay lên trời xanh.

Đây đúng là:

Tu hành vô cầu khổ luyện tâm,
Kiên tín chính niệm mãi bền gan;
Đừng để ngoại cảnh làm xao động,
Vô lậu vô chấp lên trời xanh.

Theo chanhkien

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?