Người Ấn vui và buồn vì ‘hạt của Chúa’

06/07/12, 08:14 Khoa học, Tri thức
Chân dung của
Chân dung của nhà vật lý Satyendra Nath Bose trong một bài báo. Ảnh: ac.in.

Hạt Higgs được gọi theo tên của Peter Higgs, nhà vật lý người Anh từng dự đoán về sự tồn tại của nó từ năm 1964. Nhưng rất ít người biết rằng Higgs boson – thuật ngữ tiếng Anh của hạt Higgs – liên quan tới Satyendra Nath Bose, một nhà vật lý Ấn Độ đã từ trần, AFP cho biết.

Chào đời tại thành phố Calcutta, Ấn Độ vào năm 1894, Bose từng giảng dạy tại một số trường đại học ở Calcutta và Dhaka. Vào năm 1924 ông gửi một tài liệu tới Albert Einstein, cha đẻ của vật lý hiện đại, để mô tả một mô hình vật lý mà sau này cộng đồng khoa học gọi là “hiện tượng ngưng tụ Bose-Einstein”. Mô hình này mô tả hiện tượng chuyển pha của các hạt cùng tồn tại trong một trạng thái lượng tử, khi nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ chuyển pha.

Mô hình của Bose đặt nền tảng cho việc mô tả hai loại hạt hạ nguyên tử là boson (được gọi theo họ của Bose) và fermion (được gọi theo họ của nhà vật lý Enrico Fermi của Italy). Mọi hạt trong tự nhiên đều có thể là boson hoặc fermion.

Nhiều nhà khoa học đã nhận giải Nobel do nghiên cứu những hiện tượng liên quan tới boson, song Viện Hàn lâm Thụy Điển, cơ quan trao giải Nobek Vật lý và Nobel Hóa học, chưa bao giờ vinh danh Bose.

Archan Majumdar, nhà vật lý thiên văn thuộc Trung tâm Khoa học cơ bản Quốc gia Satyendra Nath Bose tại Ấn Độ, nói rằng thế giới không biết tới Bose do phát minh của ông ra đời khi Ấn Độ vẫn còn chịu sự cai trị của Anh.

“Nếu hồi đó Ấn Độ là một quốc gia độc lập thì có lẽ Bose sẽ được thế giới đánh giá cao hơn. Ông ấy cũng xứng đáng nhận giải Nobel hơn nhiều người khác. Nhưng thật không may, điều đó không xảy ra”, Majumdar nói.

Minh Long

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?