Đề xuất tăng quyền lực cho Chủ tịch nước

05/07/12, 19:20 Tin Tổng Hợp
Trong một diễn biến hiếm thấy, báo Việt Nam vừa đưa tin về đề xuất tăng quyền lực cho Chủ tịch nước, gây đồn đoán về đấu tranh nội bộ Đảng.

Có ý kiến cho rằng nên giao cho Chủ tịch nước nắm các bộ công an, quốc phòng và ngoại giao

 

Tuy nội dung bài báo mang tựa đề ’Đề xuất chủ tịch nước nắm bộ công an, quốc phòng và ngoại giao’ trên tờ Tiền Phong hôm thứ Ba 3/7 nói về cuộc hội thảo khoa học về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp của Đại học Quốc gia, nhưng vấn đề chia lại quyền lực giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã gây chú ý mạnh mẽ.

Bài báo này nay không thể truy cập được trên Tiền Phong Online, nhưng vẫn còn trên một số tờ báo khác.

Tại cuộc hội thảo do Đại học Quốc giaNội (ĐHQGHN) tổ chức hôm thứ Hai 2/7, một số ý kiến của giới học giả cho rằng ’sửa đổi Hiến pháp (1992) lần này cần tăng quyền lực thực tế cho Chủ tịch nước.’

Giáo sư Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm Khoa Luật ĐHQGHN, được dẫn lời nói rằng Hiến pháp hiệnnh ’trao quá nhiều quyền’ cho người đứng đầu Chính phủ, trong khi quyền lực pháp lý thực tế của Chủ tịch Nước ’rất hạn chế’ và chỉ ’mang tính hình thức.’

Ông nêu quan điểm: “Việc trao cho Chính phủ quyền lực lớn như vậy mà không có cơ chế để kiểm soát quyền lực hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm của bộ máynh pháp.”

Trong bài báo của Tiền Phong, Giáo sư Thái đề xuất chia lại quyền lực cụ thể như sau: “Nếu khẳng định Chủ tịch nước là chức vụ cao nhất của Nnước, thay mặt Nnước về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang thì thiết chế này phải được nắm các bộ công lực gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ ngoại giao, còn Thủ tướng Chính phủ nắm những bộ còn lại và quản lý chính quyền địa phương.”

’Khoa học thuần túy’

Tuy nhiên trao đổi với BBC qua điện thoại, khi được hỏi về đề xuất ’chia sẻ quyền lực’ này vào thời điểm hiện tại, Giáo sư Thái nói: “Đây chỉ là một hội thảo khoa học thuần túy, các ý kiến đưa ra trao đổi chỉ mang tính nội bộ, tham khảo.”

Cũng theo Tiền Phong, tại cuộc hội thảo, Phó Giáo sư Lưu Thiên Hương thuộc Học viện Chính trị –nh chính Quốc gia đã đưa ra đề xuất theo đó “thiết chế Chủ tịch nước nên sửa đổi hẳn theo hướng Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ – cơ quannh pháp nhưng có tính độc lập tương đối đối với Thủ tướng và các tnh viên Chính phủ.”

Việc trao cho Chính phủ quyền lực lớn như vậy mà không có cơ chế để kiểm soát quyền lực hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm của bộ máynh pháp.

GS Phạm Hồng Thái tại hội thảo về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Cụ thể theo bà Hương, Chủ tịch nước “chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động bannh chính sách, Thủ tướng chịu trách nhiệm liên quan các hoạt động điềunh chính sách” và “để đảm bảo tính thực quyền của Chủ tịch nước, Hiến pháp cần trao cho Chủ tịch nước quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội.”

Một số ý kiến tại cuộc Hội thảo cũng đề nghị sửa đổi Hiến pháp theo hướng “nhân dân sẽ bỏ phiếu bầu trực tiếp Chủ tịch nước.”

Bình luận với BBC từ Tnh phố Hồ Chí Minh, một học giả đã và đang tham gia nghiên cứu, tư vấn trong một số dự án luật có liên quan tới lập pháp và lĩnh vựcnh chính, hiến pháp cho rằng các quan điểm nói trên đưa ra vào thời điểm này có thể là “mơ hồ.”

“Việc chia lại quyền hạn giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ như vậy khó thực hiện vì các văn bản chỉ đạo của Đảng đã quy định rất rõ giới hạn của việc sửa đổi từ lâu, cũng như lần này.”

Chuyên gia này cũng cho rằng ý kiến của học giả từ Học viện Chính trị –nh chính Quốc gia thực ra là một đề xuất “trở lại nội dung của Hiến pháp 1946″ nhưng theo quan điểm của ông “việc này cũng rất mơ hồ, khó thực hiện.”

Học giả không muốn tiết lộ danh tính này cũng cho hay ông không rõ vì sao các ý kiến này lại được đưa ra vào thời điểm hiện nay, nhất là trong bối cảnh ở trong nước đang có những thông tin khó kiểm định và rất nhạy cảm về cá nhân một số lãnh đạo Đảng và Nnước, cũng như về cuộc đấu tranh bên trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo bbc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi