Người Trung Quốc xưa dự đoán thời tiết như thế nào?
Thành ngữ cổ Trung Quốc: Buổi sáng dáng đỏ trời mưa, buổi chiều dáng vàng trời nắng.
Trong nền văn hóa cổ của Trung Hoa, con người có thể sử dụng các giác quan bẩm sinh của họ để dự đoán thời tiết. Con người xưa với tâm trí thanh tỉnh, không bị xáo trộn bởi nền văn hóa nhạc pop, rap, metal và đủ các thứ biến dị gây phiền nhiễu cho cái “tâm” của họ. Nền văn hóa thời đó văn minh và hài hòa hơn, khi mà con người có thể liên hệ với chính bản thân mình và có thể tập trung thiền định.
Vào thời nhà Thương, khi mà con người sử dụng hệ thống cảm giác tuyệt vời của mắt và tai để dự báo thời tiết. Ví dụ dáng đỏ buổi chiều dự báo một ngày nắng đẹp vào ngày hôm sau.
Việc sử dụng phổ biến hơn để dự báo thời tiết là các loài động vật. Đối với những ai nuôi chó, đều biết rằng, chúng hành động bất bình thường như là uể oải và buồn ngủ ngay trước khi mưa bão. Tuy nhiên, vào những phút ngay trước trận động đất, chúng sủa lên chẳng vì lý do gì cả. Điển hình việc sử dụng động vật để dự báo thời tiết là vào thời nhà Chu. Việc nghiên cứu hành vi của động vật đã minh chứng cho hiệu quả của người Trung Quốc cổ trong việc chuẩn bị phòng chống bão hay đón chờ một ngày đẹp trời.