Để trở thành một người phụ nữ tốt, là nữ nhân nhất định phải đọc!

Thời xưa, người phụ nữ rất chú trọng tu dưỡng vẻ đẹp nội tâm của mình. Trong đó, phải nói đến đạo nghĩa làm một người con gái, một người vợ, một nàng dâu và một người mẹ. Người phụ nữ hiện đại ngày nay, nếu vẫn giữ gìn và làm tròn được những đạo lý này, thật tốt biết bao!

Văn hóa truyền thống ngày một mai một, con người hiện đại ngày nay khó mà biết ý nghĩa thực sự của 2 chữ “hiền thê”. (Ảnh: Internet)

Có câu nói rằng: Nhất đại vô hảo thê, thập đại vô hảo tử, tức là một đời vợ không tốt, mười đời con kém cỏi. Danh từ “hiền thê” (người vợ tốt) này không biết đã biến mất từ khi nào, không có mấy ai định nghĩa được nữa.

Từ sau những năm 49, trước phá hủy miếu sau đốt sách, ngay cả sách giáo khoa tiểu học vì có chuyện Khổng Dung nhường lê cũng bị đốt mất, văn hóa truyền thống đã bị đứt đoạn gốc rễ rồi, thế thì làm sao còn ai có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của từ “hiền thê” nữa đây?

Mấy đời không có “hiền thê”, chắc chắn sẽ xuất hiện mười mấy đời “liệt tử” (đứa trẻ kém cỏi). Dù bạn có tin hay không, đây là điều tất nhiên, đây là nhân quả, đây là cái giá phải trả, đây là chứng minh thực tế.

Ngày xưa, một người “hiền thê” phải gánh vác trên mình 5 thế hệ: trên hiếu với tổ tông, cha mẹ chồng, hỗ trợ chồng, dạy con cái, dạy dâu con làm vợ, làm mẹ chồng như thế nào, và cuối cùng là dạy cháu dâu. Người vợ khi về nhà chồng được xem như học trò đến lớp, sinh con ra thì trở thành cô giáo, đến lúc dạy dỗ dâu còn lại là bậc thầy, đến khi dạy cháu dâu thì đích thị chính là tổ sư gia.

Chỉ là một người, tại sao lại quan trọng đến như vậy? Ngày nay, những “hiền thê” thời hiện đại lại có một suy nghĩ rất khác biệt, họ tự đặt mình ở vị trí là những đứa con, luôn muốn tất cả mọi người phải luôn che chở cho “tôi”. Vì thế mới nói người mẹ mà không trưởng thành, con cái sẽ trở nên kém cỏi, tiếc rằng sự thật chính là như vậy.

Đạo làm vợ

1. Người nữ là những người mẹ của một đất nước, là phụ nữ của gia đình, và là vợ của một người chồng nào đó.

2. Người nữ dịu dàng, tươi cười an hòa, chính là nhân duyên của cả gia đình.

3. Người nữ giống như nước, biến hóa linh động tùy hoàn cảnh, hợp ngũ sắc điều ngũ vị, nguyên chất không bao giờ thay đổi. Giống như nước, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, nghèo giàu đều theo, có thể cao có thể thấp, như nước có thể dưỡng dục vạn vật, lại không tranh cao thấp với vạn vật; nhún nhường ở vị trí thấp nhất, thường nhận điều không phải, chính là bổn phận của một người phụ nữ.

4. Người nữ nhiều chuyện, người nam im lặng; người nữ không nhu, gia tài không vượng.

5. Không được cương bạo, không nên nóng nảy, không được dài dòng lắm lời, lại càng không được đi quản chuyện của người nam. Trợ giúp chồng chứ không lụy chồng.

Người nữ dịu dàng, tươi cười an hòa, chính là nhân duyên của cả gia đình.

6. Làm vợ người ta, tự mình trước tiên phải từ “tam tòng” mà xác định vị trí của mình, mới có thể giúp chồng thành đức.

“Tam tòng” ở đây là chỉ “tính tòng thiên lý, tâm tòng đạo lý, thân tòng tình lý”.

Thế nào gọi là “thân tòng tình lý”? Tức là: Việc nên làm, tự mình đi làm. Trên hiếu thảo với cha mẹ chồng, giữa hòa thuận với chị em bạn dâu, dưới dạy dỗ con cái, toàn bộ là bổn phận của chính mình. Không sợ khổ, không sợ khó. Xếp sau cũng không tức giận, không oán trách.

“Tâm tòng đạo lý”: Tức là trừ bỏ tư tâm quấy rối, tranh giành, tham lam. Lúc nào cũng canh cánh trong lòng phải làm sao để báo đáp được ân tình của những bậc trưởng bối, làm thế nào để hòa thuận với chị em bạn dâu, làm thế nào để dạy dỗ con cái? Trong lòng lúc nào cũng nghĩ đến chỗ tốt của cả nhà mà làm mọi việc, tự nhiên sẽ hợp đạo nơi nơi.

“Tính tòng thiên lý”: Dùng tính tình trời phú sẵn mà làm chủ, theo đó là gạt bỏ bẩm tính, toàn vẹn thiên tính, mới có thể “hậu đức tải vật”, có nghĩa là con người nếu có đức hạnh, thì không có việc gì là không thể gánh vác được, ngược lại, người không có nhiều đức thì không thể gánh vác được công việc to lớn.

7. Người nữ có ba loại “phụ”: Hãn phụ, nhược phụ, tức phụ.

Hãn phụ: người nữ cường bạo, quản thúc, ức hiếp người nam về mặt tinh thần, nói chuyện giọng như sấm, vô cùng quả quyết, một tay che trời, gọi là hãn phụ. Gia đình này âm thịnh dương suy, người chồng sẽ chưa già đã yếu, thậm chí chết yểu, con cái sinh ra cũng sẽ không dụng được.

Nhược phụ: Người nữ chuyện gì cũng không làm, tất cả đều ỷ vào chồng, ỷ vào cha mẹ, gọi là nhược phụ.

Người nữ hết ăn lại nằm, oán trời trách đất là một điềm xấu “tảo bả tinh”, hãn phụ và nhược phụ đều không phải là tức phụ.

Tức phụ (con dâu): là bình tức (dẹp loạn) bất hòa của một nhà, là sứ giả may mắn hòa thuận của một nhà, đối với mọi người đều bình đẳng, hòa ái, là phúc khí tràn đầy của cả nhà.

Tức phụ cần phải có tính như nước, tính như nước tức là phải biết đủ, luôn vui vẻ, “ý vi căn, thác mãn gia”, vẻ mặt ôn hòa. Là ngôi sao may mắn của cả nhà, trên hiếu thuận cha mẹ, giữa hòa thuận chị em bạn dâu, dưới hiền từ với con cái mới có thể giúp chồng thành đức, khiến chồng không lo lắng băn khoăn, mới có thể đền đáp xã hội, lập thân hành đạo (thời xưa chỉ việc thực hiện chủ trương chính trị của bản thân), dương danh hiển thân. Không những tề gia như thế, mà ở công tác xã hội, cũng có thể làm tròn bổn phận, tạo dựng sự nghiệp. Gia đạo mới có thể lâu bền, phúc lộc trường hưởng.

Một gia đình có yên vui hay không, có yên tĩnh không, có thịnh vượng phát đạt không, ảnh hưởng của người vợ là vô cùng quan trọng. Người nữ có thể làm một người vợ “tính như nước”, chắc chắn sẽ sinh quý tử, chắc chắn có thể giúp chồng thành đức, gia đình hạnh phúc.

Đạo mẹ chồng – con dâu

1. Mẹ chồng – con dâu trong gia đình, tất cả đều là người khác họ mà đến, ở cùng một nhà, yêu thương như là mẹ con.

2. Đạo tại ân nghĩa, sống với nhau hợp theo đạo, mới có thể phụng dưỡng suốt đời.

3. Nếu như không hợp đạo, thì mẹ chồng con dâu không thuận, xào xáo gia đình, khiến phân ly chia cắt, gia đình sẽ sụp đổ, gia đạo không hưng.

4. Mẹ chồng là từ bao nhiêu năm chịu cảnh làm dâu mà ra, đợi đến lúc cưới được dâu, thì trở thành mẹ chồng. Con dâu là con gái trong nhà, ra khỏi cửa đến nhà mẹ chồng, liền thành con dâu.

5. Mẹ chồng là người đến trước, tất cả sự tình đều nắm rõ; con dâu là kẻ đến sau, tất cả sự tình đều không biết hết. Mẹ chồng nếu muốn dẫn dắt con đâu, phải đối xử với con dâu như con gái, chỉ dẫn cho con dâu những điều không biết, dạy bảo con dâu, không được làm khó.

Mẹ chồng – nàng dâu trong gia đình, tất cả đều là người khác họ mà đến, ở cùng một nhà, yêu thương như là mẹ con.

6. Bản thân con dâu không phải là người mẹ chồng sinh ra, mẹ chồng nếu không hiểu đạo, không thi ân trước, mà toàn đào sâu khuyết điểm, hoặc cậy lớn hiếp nhỏ, dùng tính khí nóng nảy mà quản con dâu, lời nói chỉ toàn ác ý, mẹ chồng con dâu sao có thể phát sinh tình cảm tốt đẹp?

7. Mỗi gia đình nên nghĩ đến ngày con gái của mình cũng sẽ gả vào nhà người ta, thế nên mẹ chồng nên yêu thương con dâu giống như con gái của chính mình. Nếu như làm không được, con dâu sẽ dùng phương thức đồng dạng mà đối xử với người con dâu của mình sau này, tạo thành tuần hoàn ác tính.

8. Khi nói chuyện thường đề cập đến sở trường của con dâu, cảm kích sự giáo dục của mẹ con dâu. Nếu con dâu có gì sai sót, mẹ chồng liền mau đến chịu trách nhiệm, trước tiên tha thứ, sau ở sau lưng dạy dỗ con dâu, nhất định không thể tranh cãi ồn ào với con dâu, con dâu cũng tự nhiên mà cảm kích, báo đáp ân tình.

9. Phận làm dâu, yêu chồng thì nhất định phải yêu mến cha mẹ chồng. Phải hiểu rằng nếu không có cha mẹ chồng sẽ không có người chồng thân yêu của mình hiện nay. Biết thương cảm mẹ chồng trước đây vất vả khó nhọc, hao tâm tổn sức mới nuôi con khôn lớn thành người. Không thể lại khiến mẹ chồng mệt mỏi, sai bảo mẹ chồng làm việc, hoặc đối với mẹ chồng ngôn hành phát sinh oán phiền.

10. Phận làm dâu nên phải hiếu kính với cha mẹ chồng như cha mẹ của mình. Người xưa có câu: Đời người đều có cha mẹ hai bên, thế nên phải đối xử với cả hai bên đều như nhau.

11. Những vật mẹ chồng yêu thích, ta cũng yêu thích; những người mẹ chồng yêu thích, ta cũng kính mến. Nhất định phải nắm được sở thích của mẹ chồng. Lại có thể hiểu được tâm tình của người già, thuận theo ý của người già, chính là hiểu được Đạo.

12. Phận làm dâu mà nói, phải hiểu được: cha mẹ chồng chính là phúc báo chân chính của cả nhà. Đừng yêu cầu đòi hỏi người già, oán hận người già, không thể tận hiếu tận tâm với người già thì bản thân mình cũng đừng mong chờ phúc báo, hơn nữa cũng sẽ không có phúc báo.

13. Bất hiếu với cha mẹ chồng, đồng nghĩa với việc gieo một nhân ác, đợi đến sau này con cái lớn lên, cũng sẽ nhận quả báo bất hiếu của con cái.

14. Cha mẹ chồng cũng giống như rễ cây của gia đình, muốn cây cành lá rậm rạp, hoa thơm quả ngọt, nhất định phải chăm sóc rễ cây tử tế.

15. Muốn gia hòa vạn sự hưng, phải dạy con kính hiếu cha mẹ chồng, cuộc sống nhất định phát đạt. Nếu không, phú quý như hoa nở trong chốc lát, vinh hoa như giọt sương trên ngọn cỏ, đều không thể lâu dài.

Đạo làm con gái

1. Nữ nhi là ngọn nguồn của thế giới, mong muốn thế giới tốt đẹp, đất nước tốt đẹp, xã hội tốt đẹp, gia đình tốt đẹp, nhất định phải xuất phát từ những cô gái tốt đẹp.

2. Muốn làm một cô gái tốt, nên phải hiểu rõ đạo làm con gái.

3. Con gái là ngôi sao yêu quý của cả nhà, lấy chí làm gốc rễ, tính tình như bông vải, có thể “đề mãn gia”.

“Lấy chí làm gốc rễ”: Chính là lập chí không tranh không tham, lập chí hiếu song thân, kính trọng anh trai và chị dâu, yêu quý cháu trai cháu gái.

Tính như bông vải”: Là trong trắng như bông, giữ mình như ngọc; mềm mại như bông vải, tính tình không được táo bạo.

Muốn làm một cô gái tốt, nên phải hiểu rõ đạo làm con gái.

Ôn hòa như bông vải, đối với người khác không lạnh nhạt; bền bỉ như bông vải, không được thoái chí. Chuyện gì cũng có thể làm, không chọn lựa; cũng không có tâm gì phân biệt, đây chính là đạo lý như bông vải.

4. Con gái ở nhà vừa là khách vừa là chủ, phải biết chỗ tốt của mọi người, mới có thể nói đến tinh thần hòa thuận vui vẻ của cả nhà, kết duyên một nhà.

5. Con gái là gạch nối giữa quan hệ mẹ chồng con dâu. Khi mẹ chồng con dâu bất hòa, phải hòa giải hai bên. Khi mẹ ở trước mặt nói về điểm không tốt của chị dâu, ở trước mặt chị dâu an ủi chị, giải thích cho chị, nhắc nhở đến những chỗ tốt ngày thường của mẹ.

6. Cứ như vậy trước mặt mẹ luôn cố gắng hiếu đạo, trước mặt anh và chị dâu hết sức kính nhường, cả nhà vui vẻ, chính là “đề mãn gia”.

7. Nếu như ở nhà lắm mồm lắm miệng, chẳng những không biết, không dẹp được thị phi, ngược lại còn làm thêm thị phi, huyên náo một nhà bất hòa, gà chó không yên, sẽ dẫn đến gia đình bất ổn, khiến cả nhà nhân tâm đều xa lánh.

8. Ở nhà là một cô gái tốt, lấy chồng nhất định có thể làm con dâu tốt, có thể giúp chồng thành đạo, cung kính trượng phu, hòa thuận chị em bạn dâu, hiếu kính cha mẹ chồng, cả nhà hoà thuận vui vẻ, thật sự là ngôi sao may mắn của gia đình.

9. Sau khi có con gái, tự nhiên con đỡ đầu sẽ thành danh, có thể làm một người mẹ tốt.

10. Già rồi có thể sẽ là một lão bà bà, cũng có thể gánh vác, chở che cả nhà, là phúc tinh của cả nhà.

11. Hiểu rõ đạo làm con gái rồi, sẽ làm được, tức thì sẽ biết cách chỉnh đốn lại bản thân từ gốc rễ.

12. Khi còn con gái, phải sẵn sàng học hỏi đạo lý làm con dâu, như vậy mới có thể nắm chắc hạnh phúc mỹ mãn hôn nhân trong tương lai.

13. Cha mẹ đối với con gái, là cốt nhục chí thân, phần lớn vô cùng hòa hợp, cho nên ngôn ngữ hành vi của con gái, vô cùng tự do, mà không bị câu thúc, cộng với thiên tính của nữ nhi, yếu đuối tự kềm chế; trước mặt cha mẹ, không khỏi trông chờ yêu thương nũng nịu. Làm cha mẹ cũng không đành lòng làm trái ý, gặp sự việc gì cũng đều thuận theo con gái, tránh sao khỏi thói quen hờn dỗi, khi muốn gì đó, lại không được theo ý, liền giận dỗi, không được không ngừng khóc lóc.

Sau này lập gia đình, nếu cứ vẫn có thói quen hờn dỗi đó, nhất định sẽ dẫn đến mâu thuẫn gia đình phát sinh, tự mình cũng thống khổ muôn phần. Cho nên con gái khi ở với cha mẹ, trước tiên phải học được đạo phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ, ông bà.

14. Con gái ở nhà mẹ đẻ, về phương diện kinh tế, không chịu trách nhiệm, chỉ biết hưởng thụ, dưỡng thành thói quen xa xỉ, đến khi bản thân thành gia lập thất, đối với kinh tế gia đình, là mang trách nhiệm dù ít hoặc nhiều. Nếu bản thân không thay đổi được tính tình xa xỉ hoang phí, nhất định sẽ dẫn đến mâu thuẫn gia đình, tự mình cũng chịu khổ. Cho nên khi còn con gái, nên nuôi dưỡng cho mình thói quen cuộc sống giản dị, bồi dưỡng những mỹ đức cần kiệm, chính là đang xây dựng nền tảng cho gia đình tốt đẹp hạnh phúc mỹ mãn trong tương lai.

15. Khi còn con gái, nên luyện tập quản lý gia đình, như sắp xếp kinh tế, lo liệu chuẩn bị nội trợ, chỉ dẫn giáo dục con cái,… đều là những việc sau khi lập gia đình nhất định phải đối mặt và đảm nhận, cũng là trách nhiệm của bản thân. Nếu như bản thân một mực giận dỗi lảng tránh, cha mẹ cũng mặc kệ thiên vị, thì tương lai người chịu khổ chịu tội vẫn chỉ là chính bản thân người con gái mà thôi!

Cuối cùng, chúc bạn có một gia đình hạnh phúc mỹ mãn!

Cuối cùng, mong rằng tất cả các bạn đã lập gia đình và sắp lập gia đình, hãy biết tương thân tương ái, trung trinh bất biến, kính già yêu trẻ, cần kiệm gia chánh, cuộc sống gia đình sẽ hạnh phúc mỹ mãn.

Mai Mai, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi