Một người phụ nữ chia sẻ niềm vui được sinh ra lần thứ hai

28/04/16, 12:30 Tin Tổng Hợp

 

“Trước kia, tôi là người rất nhiều bệnh tật. Tôi đã phải sống chung với bệnh tim trong suốt 10 năm, bệnh dạ dày trên 20 năm. Tôi đã phải kiêng khem đủ thứ: chua ,cay… và khổ sở chịu đựng bệnh mất ngủ trầm trọng. Sau một thời gian tu luyện, tôi đã dần bỏ được tất cả các loại thuốc”.

Cô Nguyễn Thị Phương đang ngồi thiền. (Ảnh: Internet)

Tôi xin tự giới thiệu. Tôi tên là Nguyễn Thị Phương, 56 tuổi, sống ở thành phố Nam Định. Tôi may mắn được đắc Pháp vào 3/2014. Anh trai tôi khi còn đang công tác tại nước ngoài đã biết đến Pháp Luân Công. Anh ấy cũng đã giới thiệu cho tôi và chị Châm, nhưng cả hai đều thờ ờ, không quan tâm đến. Nhiều khi nghĩ lại tôi cũng thấy tiếc cái khoảng thời gian đó, nhưng nghĩ lại cũng có thể là duyên chưa đến.

Sau này, em trai tôi lại hồng Pháp cho tôi một lần nữa, thỉnh thoảng cậu ấy còn gọi điện hỏi thăm sức khỏe của tôi và hỏi tôi dạo này ngủ thế nào, có được ngon giấc không.
 
Tôi nói rằng: “Ơn tổ tiên, từ ngày về quê cha đất tổ, thỉnh thoảng cũng có đêm chị ngủ được khoảng 2, 3 tiếng”.
 
Có lần cậu ấy nói với tôi: “Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bệnh gì thì cũng hết, và kể từ hôm đó, tôi đã thật sự thích và bắt đầu bước trên con đường tu luyện”.Trước kia, tôi là người rất nhiều bệnh tật. Tôi đã phải sống chung với bệnh tim trong suốt 10 năm, bệnh dạ dày trên 20 năm. Tôi đã phải kiêng khem đủ thứ: chua ,cay… và khổ sở chịu đựng bệnh mất ngủ trầm trọng. Sau một thời gian tu luyện, tôi đã dần bỏ được tất cả các loại thuốc. Tôi ngủ sâu giấc hơn, ăn uống ngon miệng, không phải kiêng khem như trước nữa.
 
Mùa đông nếu có uống nước lạnh tôi cũng không dễ bị viêm họng như trước. Ngoài ra còn một số bệnh khác, chúng biến mất từ lúc nào tôi cũng không hề hay biết. Nhiều khi ngồi trước ảnh Sư phụ, tôi đã khóc rất nhiều.
 
Tôi thầm nhủ trong tim mình rằng: “Con tạ ơn Sư phụ đã ban cho con cuộc đời thứ 2”.
12814111_1990660114492574_128667335122641116_n
Pháp Luân Đại Pháp phổ biến trên 114 quốc gia với hơn 100 triệu người thực hành. (Ảnh: Internet)

Tôi có bố mẹ đã nhiều tuổi, hiện đang sống trong Sài Gòn cùng gia đình chị gái và em trai tôi. Tuổi già nên thường xuyên phải nhập viện. Ở ngoài này, thỉnh thoảng 3 anh em tôi phải thay nhau vào trong đó để chăm sóc bố mẹ. Trước kia, mỗi lần đi xa tôi đều phải lỉnh kỉnh mang theo biết bao nhiêu là các loại thuốc.

 
Sau khi tu luyện có sức khỏe tốt, mỗi lần đi xa thì đồ dùng mang theo chỉ là vài bộ quần áo. Tôi hạnh phúc khi không phải phụ thuộc vào thuốc như trước kia nữa. Tôi nhớ có lần chăm bố ở bệnh viện, buổi sáng đi mua nước sôi, chảo nước sôi ở trên bếp đang sôi sùng sục, một người trong lúc lấy nước đã không may làm đổ một gáo nước sôi vào chân tôi. Như một phản xạ tự nhiên, tôi đã trách người đó rằng: “Tại sao chị lại không cẩn thận như vậy?”
 
 
Ngay sau đó, tôi chợt nhớ rằng, mình là người tu luyện cơ mà, Sư phụ dạy mình Chân – Thiện – Nhẫn cơ mà, tôi đã xuất ra một niệm: “Không sao cả, mình là đệ tử Đại Pháp, chân mình sẽ không bị bỏng đâu”. Và đúng là chân của tôi đã không sao. Thật đúng như Sư phụ giảng: “Tốt xấu xuất tự một niệm” ( trích Chuyển Pháp Luân).Trong thời gian học Pháp của Sư phụ.
 
Ngay bài giảng đầu tiên, Sư phụ đã dạy các học viên: Tu luyện phải chân chính, không phải là để chữa bệnh khỏe người, tu luyện phải đề cao tâm tính và phải đặt tiêu chuẩn rất cao cho bản thân, phải dần dần vứt bỏ các tâm chấp trước, không ôm giữ các tâm hữu cầu.
 
Sau khi tu luyện được một thời gian, tôi nhận thấy tâm tính của mình đã thay đổi rất nhiều. Trước đây tôi đã từng có nhiều tâm xấu. Con gái tôi làm trong Bộ Nội Vụ và lấy chồng ở Hà Nội, thấy tôi thay đổi cả về sức khỏe và tâm tính, nên cháu đã lên mạng internet để tìm hiểu về môn tập.
 
Một lần, cháu xin Sư phụ cho cháu được đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cháu xin Sư phụ rằng: Cho con được đọc sách của Sư phụ để con tăng thêm sự hiểu biết, vì con nguyện rằng trước sau rồi con cũng sẽ theo Phật. Đọc hết một lượt cuốn sách, cháu đã phát hiện ra, đây chính là điều mà cháu đã tìm kiếm bấy lâu nay. Cuốn sách Chuyển Pháp Luân thật là kì diệu, và cháu đã đắc Pháp vào tháng 8/2014.
 
Tôi luôn nhắc mình rằng, phải chăm chỉ học Pháp, luyện công, đề cao tâm tính và làm tốt những việc mà một đệ tử Đại Pháp cần phải làm. Tôi cũng mong sẽ càng ngày càng có nhiều người hơn nữa được đắc Đại Pháp và được hưởng những lợi ích tốt đẹp từ Đại Pháp giống như tôi.
 
Con xin tạ ơn Sư phụ!
Cảm ơn các bạn đồng tu!
 
Bài chia sẻ của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nam Định. (SĐT: 094 370 6907)
 
Nguồn FB:  Đại Pháp Hồng Truyền – Chân Thiện Nhẫn
 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?