Thảm họa cá chết hàng loạt trên khắp thế giới

26/04/16, 07:57 Thảm họa

Hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển miền Trung Việt Nam mấy ngày gần đây không phải là lần đầu tiên. Trong những năm gần đây, hàng chục nghìn sinh vật biển chết trên khắp thế giới đã chết một cách bất thường.

ca_1

Dù là bất kì nguyên nhân nào, thiên tai hay nhân họa, thì đây thật sự là báo hiệu cho sự bắt đầu của hiện tượng sụp đổ hệ sinh thái. Nếu sự kiện này xảy ra, con người và tất cả các loài sinh vật sẽ đi đến diệt vong mà không thể cứu vãn.

Diễn ra trên khắp thế giới

Từ năm 2015 đến năm 2016, có khoảng 35 vụ cá chết hàng loạt đã được ghi nhận. Lớn nhất phải kể đến vụ 33 tấn cá được phát hiện đã chết tại khu vực Rodrigo de Freitas Lagoon, gần Đại Tây Dương, cũng là một địa điểm diễn ra Olympics mùa hè 2016 ở Rio de Janeiro. Các nhà khoa học kết luận, do ô nhiễm, các loài cá ở đây đã không có đủ oxy để sinh sống.

image009
33 tấn cá được phát hiện đã chết tại khu vực Rodrigo de Freitas Lagoon, gần Đại Tây Dương

Đến đầu năm 2016, hàng nghìn con mực ống nằm phơi mình trắng xóa bờ biển Chile. Người dân địa phương và các nhà khoa học chia sẻ một mối lo lắng chung về vấn đề vệ sinh, có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Mặc dù cá chết hàng loạt không phải là mới xảy ra ở khu vực này nhưng đây là lần đầu tiên nó xảy ra với quy mô lớn như vậy. Hiện tượng El Nino được coi là nghi phạm lớn nhất dẫn đến tình trạng trên.

Không chỉ có cá, mực, cá voi cũng là đối tượng dễ bị tổn thương do những biến đổi xấu về thời tiết và ô nhiễm môi trường. Ít nhất 400 con cá voi bị chết và trôi dạt vào bờ biển đã được tìm thấy ở Chile chỉ riêng trong năm 2015. Bên cạnh đó là 29 xác cá voi được phát hiện ở các bờ biển phía Bắc châu Âu kể từ đầu năm 2016 đến nay.

BIUQ4FjN
29 xác cá voi dạt vào biển Chile

Đức, Mỹ, New Zealand, Chile và nhiều quốc gia khác trên thế giới lần lượt phải chứng kiến hiện tượng không bình thường này.

Một số nước gần với Việt Nam như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc cũng từng trải qua tình trạng thủy hải sản chết một cách bất thường. Cụ thể, trong tháng 4, nhà chức trách Indonesia cũng đang phải vật lộn đối phó với tình trạng hàng triệu con cá chết một cách bí ẩn trên sông Amaima thuộc vùng Mimika, Papua.

Hôm 10/4 vừa qua, hàng trăm người dân Thái Lan đã tụ tập ở Lampang để vớt bỏ hàng ngàn con cá chết trên sông Nam Wang. Theo trang Manager.co.th, hiện tượng bất thường này được quy cho tình trạng hạn hán nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến nhiều vùng ở Thái Lan.

Hồi tháng 2 vừa qua, các ngư dân ở Hong Kong, Trung Quốc đã phải hứng chịu thiệt hại tới 100 triệu đô la Hong Kong trong một tháng, sau khi gần 36 tấn cá nuôi bị chết đồng loạt do sự bùng nổ của các loại tảo độc hại.

Cá chết hàng loạt ở Trung Quốc
Cá chết hàng loạt ở Trung Quốc

Mới đây, nhà chức trách Trung Quốc đã phát hiện khoảng 5 tấn cá, chủ yếu là cá chép, chết bất thường trong một hồ nước ở quận Sifangtai thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Nguyên nhân vụ việc vẫn chưa được làm rõ và chính quyền ước tính thiệt hại lên đến 1 triệu Nhân dân tệ.

Trước đó, giữa tháng 8/2015, một vụ nổ lớn ở nhà máy hóa chất chứa 700 tấn chất độc cyanide tại thành phố cảng Thiên Tân, Trung Quốc, gây ra thiệt hại lớn về người và của. Một tuần sau đó, người dân Thiên Tân phát hiện hàng nghìn con cá chết bị đánh trôi dạt vào bờ sông cách nơi vụ nổ xảy ra chỉ vài cây số.

Do con người hay môi trường?

ABC News cho biết, vào khoảng giữa tháng 3 vừa qua, cá biển chết bắt đầu bị sóng đánh dạt vào bờ, trải dài 10 km ở khu vực Manari, miền Tây nước Australia. Ngoài cá, người dân còn thấy cả xác rùa biển cỡ nhỏ, rắn biển, thậm chí chim biển. Bộ Thuỷ sản Australia cho biết không tìm thấy bằng chứng của dịch bệnh. Nhà chức trách nước này sau khi điều tra vụ việc đã kết luận nguyên nhân cá chết hàng loạt là do các yếu tố môi trường: “Thuỷ triều lớn kết hợp với nắng nóng khiến cho nhiệt độ nước biển đột ngột tăng lên cao hơn so với bình thường“.

Tương tự như vậy, ở Mỹ có khoảng 30.000 đến 40.000 xác cá mòi dầu dạt vào dọc bờ biển Florida. Thủ phạm của hiện tượng này được cho là hiện tượng El Nino. CNN đưa tin El Nino đã hoành hành Florida thời gian gần đây, thậm chí ngay cả trong mùa khô của năm.

Hồi tháng 1/2016, các vùng của miền trung bang Florida có lượng mưa nhiều gấp ba so với mức trung bình của tháng. Tất cả lượng nước mưa đó sau đó hoà vào các con sông chảy qua khu dân cư đô thị hoá, cuốn theo phân bón và các chất ô nhiễm khác rồi đổ ra biển làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Mel Bell, Giám đốc văn phòng quản lý hải sản thuộc Cục Nguồn lực tự nhiên Florida, cho rằng: “Trăng non gây ra thuỷ triều thực sự, cả cao lẫn thấp. Có thể một khu vực cá mòi dầu bị lọt vào vùng thuỷ triều cao, khi thuỷ triều hạ thấp thì nó bị kẹt ở đó và nước bị thiếu ô xy nên tất cả bị ngộp thở”.

El Nino là hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 – 12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 – 4 năm/lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng thủy văn hồi đầu năm nay, cường độ của đợt El Nino xảy ra ở Việt Nam sẽ đạt ngưỡng cao nhất vào tháng 3 và còn kéo dài đến giữa năm 2016.

Bên cạnh yếu tố môi trường và những hiện tượng thời tiết cực đoan, không thể phủ nhận hành động của con người cũng “góp phần” làm môi trường sống của các loài sinh vật biển thêm độc hại. Ví dụ như hiện tượng cá chết nổi trắng bụng ở bờ biển Singapore một năm trước đây.

Trong khi các nhà chức trách môi trường địa phương nhận định đây là hậu quả của hiện tượng tảo biển nở hoa cộng với sự thay đổi nhiệt độ nước đột ngột thì một số ngư dân Singapore cho rằng, việc cải tạo đất, phát triển cơ sở hạ tầng với tốc độ cao ở Johor, một bang của Malaysia gần với Singapore nhất, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng nước biển nước này.

Hiện tượng phú dưỡng bùng phát nhanh là vì hàm lượng dinh dưỡng trong nước biển quá cao. Tất cả những dưỡng chất này đến từ đâu? Đến từ việc cải tạo đất ở Malaysia”, một người dân tên là Frank Tan nói.

Không chỉ vậy, chính Singapore cũng cải tạo đất ở bờ biển phía bắc, ngăn các cửa sông ở vùng đông bắc để tạo hồ chứa. Tính đến tháng 3/2015, Singapore có 117 khu vực nuôi cá biển trên tổng diện tích mặt nước hơn 102 ha – gấp đôi con số ở thập niên trước.

Tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL