4 nguyên tắc vàng cứu người bị đuối nước

18/04/16, 07:00 Tri thức

Cứu người theo bản năng là việc tốt nhưng cứu người khi có kiến thức vững chắc, bạn hoàn toàn có thể bảo toàn tính mạng cho người được cứu và chính mình. Hãy cùng chúng tôi nắm vững những nguyên tắc vàng sau đây nhé!

4 nguyên tắc vàng cứu người bị đuối nước.1
Những vật dụng cần thiết như thế sẽ giúp bạn những lúc đuối sức.

1. Khi cứu người bị chết đuối, tốt nhất bạn nên chuẩn bị áo phao hoặc nhìn quanh xem có thứ gì để bạn có thể nổi lên được khi cần thiết không (ví dụ một khúc gỗ, một tấm ván nhẹ…). Những vật dụng cần thiết như thế sẽ giúp bạn những lúc đuối sức đấy.

2. Bạn nên trang bị tốt những kiến thức để sống sót khi bị chìm. Khi mới chìm xuống, ngay lập tức hãy bịt mũi, nhắm mắt nín thở để người nổi lên cho khỏi bị tràn nước vào phổi. Sau đó, dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

3. Đừng cố vùng vẫy khi bạn không còn sức, bình tĩnh, thả lõng người và nín thở để cơ thể có thể nổi lên. Bạn nên nhớ rằng, khi đuối sức, cơ thể bạn sẽ càng nặng hơn, điều đó dẫn đến việc vùng vẫy chỉ làm nước nhanh chóng nhấn chìm bạn.

4. Cuối cùng, bạn vẫn cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Nhiều trường hợp, sức khoẻ chỉ là một phần để cứu người thôi, quan trọng là kinh nghiệm sống để khống chế những rủi ro. Cho nên, hãy kêu gọi mọi người khi bạn thấy nguy hiểm xảy ra. Thêm một người sẽ thêm một phần cơ hội cứu người mà.

4 nguyên tắc vàng cứu người bị đuối nước.2
Cần phân biệt giữa “thấy chết mà không cứu” với việc “đã cứu nhưng không còn sức để tiếp tục”.

Trao đổi về việc cứu người bị nạn, Thạc sĩ Tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên ĐH Sư phạm TP HCM chia sẻ 3 nguyên tắc quan trọng:

– Đối với người đi cứu, do cần hành động khẩn cấp nên có thể bạn không suy nghĩ kịp phương án tốt nhất. Tuy nhiên, khi đã kiệt sức thì bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được trạng thái thể lực của mình. Nếu thấy đã đến cực hạn của bản thân, khả năng cứu sống người khác mà vẫn bảo toàn tính mạng của mình là thấp, tỉ lệ mất mạng là cao, bạn phải tìm phương án khác hoặc nhờ vào sự trợ giúp của người khác hay vật dụng khác để khả năng cùng được sống cao nhất có thể. “Một mạng đổi một mạng” quả thật là điều không ai mong muốn.

– Đối với những bạn đã được cứu, khi đã được giải thoát, các bạn cũng phải lập tức cố hết sức mình để tìm cách để cứu những bạn còn lại. Ví dụ: Dù không còn sức để bơi, thì bạn vẫn có thể kêu gào để những người đi đường nghe thấy và giúp đỡ, thậm chí phải tìm cây, tìm dây leo hay vật nổi để trợ giúp người đang hành động. Đó cũng là trách nhiệm của người đã được cứu.

– Đối với những người đang quan sát và bình luận về sự việc này, cần phân biệt giữa “thấy chết mà không cứu” với việc “đã cứu nhưng không còn sức để tiếp tục”.

Đừng bảo người ta “Cứ cứu đi, không cứu là ích kỷ, mình chết mà người ta được sống thì cũng đáng làm!”. Liệu trong trường hợp của người ta, bạn có dám hy sinh mình chết để người ta sống không? Nói thì lúc nào cũng dễ. Cần đặt mình vào trong chính trường hợp của người ta và gia đình của người ta nữa.

Theo VnExpress

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc