Địa cầu từng nóng hơn vì khí thải của khủng long

09/05/12, 19:36 Tin Tổng Hợp

Hàng trăm triệu tấn khí mà khủng long thải ra mỗi năm có thể là tác nhân khiến nhiệt độ trên bề mặt trái đất tăng vọt cách đây khoảng 150 triệu năm.

Những con khủng long cổ dài thải ra nhiều khí metan nhất. Ảnh: BBC.

Nhiều nhà khoa học tính toán rằng nhiệt độ trên trái đất từng tăng thêm tới 10 độ C trong Đại Trung sinh – giai đoạn cách đây khoảng 150 triệu năm. Một nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng khí metan do trâu, bò thải từ hệ tiêu hóa là một trong những thủ phạm khiến trái đất ấm lên.

Từ hai câu chuyện trên, tiến sĩ David Wilkinson, một nhà khoa học của Đại học John Moore tại Anh, cho rằng khủng long có thể là một trong những thủ phạm khiến địa cầu nóng hơn trong thời kỳ Đại Trung sinh. Vì thế ông cùng các đồng nghiệp từ Đại học London và Đại học Glasgow tính toán lượng khí thải mà khủng long thải ra môi trường qua đường tiêu hóa. Nhóm nghiên cứu đo lượng khí metan được thải từ hệ tiêu hóa của bò, sau đó suy luận lượng khí thải từ mỗi con khủng long.

Kết quả cho thấy, toàn bộ khủng long trên trái đất có thể thải ra vài trăm triệu tấn metan mỗi năm. Những loài khủng long cổ dài, như Apatosaurus louise, thải ra nhiều khí metan nhất bởi chúng rất to và ăn thực vật giống như trâu, bò.

“Ngày nay những con bò thải ra khoảng 50 tới 100 triệu tấn khí metan mỗi năm. Tính toán của chúng tôi cho thấy, những con khủng long ăn thực vật từng thải ra khoảng 520 triệu tấn khí metan”, ông nói.

Lượng metan khổng lồ mà khủng long thải ra đủ lớn để làm thay đổi nhiệt độ của trái đất. Tuy nhiên, đối với tiến sĩ Wilkinson, những vi khuẩn bên trong khủng long là đối tượng đáng chú ý hơn. “Vi khuẩn bên trong hệ tiêu hóa của khủng long tạo ra khí metan”, Wilkinson giải thích.

Giới khoa học gọi metan là “khí nhà kính”. Metan hấp thu bức xạ hồng ngoại từ mặt trời khiến bức xạ hồng ngoại bị “nhốt” trong bầu khí quyển – một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ trên bề mặt trái đất tăng.

Bầu khí quyển trái đất tiếp nhận khoảng 500 triệu tấn khí metan mỗi năm. Các nguồn phát thải metan khá đa dạng – bao gồm động vật, hoạt động của con người.

Minh Long

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi