Việt Nam tràn lan dược liệu kém chất lượng nhập từ Trung Quốc

11/03/16, 07:00 Việt Nam

Có tới 90% nguồn dược liệu Việt Nam hiện sử dụng nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều nghịch lý là thương lái “Tàu” lâu nay vẫn đổ xô sang ta thoải mái thu gom cây dược liệu đem về nước.

Thuốc Đông dược đang bị làm giả, kém chất lượng. (Ảnh minh họa: Internet)

Theo thống kê của Cục Quản lý Y dược cổ truyền, cả nước hiện có trên 500 cơ sở kinh doanh, sản xuất dược liệu, thuốc đông y. Tình trạng dược liệu giả, trộn hóa chất độc hại, chiết xuất mất hoạt chất… xảy ra tràn lan, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh.

Công bố của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương về chất lượng thuốc đông y trong các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước tại hội thảo cho thấy, tính mạng của người bệnh đang bị xem thường. Theo đó, qua kiểm nghiệm gần 400 mẫu dược liệu thì có tới 60% chưa đạt chất lượng. Trong đó, 20% bị trộn rác, cát, xi măng, lẫn tạp chất, giả mạo, thậm chí tẩm ướp cả hóa chất độc hại…

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 4.000 loại thực vật, nấm có công dụng làm thuốc, phổ biến như: “Bình vôi, Đẳng sâm, Hà thủ ô, Hoa hòe, Sa nhân, Actiso, Tam thất…”. Trong đó, tới 70% là thuốc tự nhiên, còn lại là cây gieo trồng và chăm sóc. Khối lượng dược liệu trên thực tế mới chỉ khai thác và đưa vào thương mại từ khoảng 200 loài có tính phổ biến hiện nay.

Hằng năm, nước ta sử dụng 50.000-70.000 tấn dược liệu, trong đó có gần 90% nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Do vậy, chất lượng dược liệu có nhiều bất cập.

Làm giả, chiết hết tinh chất

Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, trong năm 2015 cơ quan này đã lấy 227 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm thì có tới 60% mẫu dược liệu không đạt chất lượng (không đạt chất lượng về hàm lượng, hoạt chất, làm giả dược liệu).

Chi tử (quả cây dành dành)cũng là mặt hàng phát hiện nhiều mẫu không đạt chất lượng do nhuộm phẩm màu công nghiệp. (Ảnh: Internet)

Đây chủ yếu là các mẫu với các vị thuốc gồm Ý dĩ, Hoàng kỳ, Thăng ma, Thiên ma, Hoài Sơn vốn là những loại hay bị làm giả (sử dụng loài khác để làm vị thuốc này) nên khi kiểm nghiệm kết quả đều không đạt. Trong các mẫu này vị Huyết đằng cũng được lấy mẫu kiểm tra vì mỗi nơi sử dụng một kiểu khác nhau. Còn Khương hoạt thì hầu hết các mẫu đều cho thấy đã bị chiết hết hàm lượng, nên khi kiểm tra định lượng không tìm thấy chất trong loại thuốc này.

Trước đó, từ năm 2014 Cục Quản lý Y dược cổ truyền đã từng có công văn yêu cầu các Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện tạm dừng sử dụng 5 vị thuốc trên vì bị làm giả rất nhiều, chỉ khi đạt chất lượng mới được sử dụng tiếp.

“Nhiều người bệnh phàn nàn, trước kia dùng thuốc đông y, sắc lên thuốc đặc, nay nhiều thang cứ nhờ nhờ, không có mùi đặc trưng”, một bác sĩ đông y chia sẻ.

Theo các nhà chuyên môn, không như thuốc tân dược có thể kiểm soát dễ dàng qua kiểm nghiệm, trong Đông dược việc kiểm định chất lượng, hàm lượng rất khó khăn. Chẳng hạn như sâm, một loại dược liệu khá phổ biến, nhìn bên ngoài thì hình dáng, kích thước của loại 2, 3 hay 5 năm tuổi là không khác nhau, ngay cả khi kiểm nghiệm cũng khó nhận biết. Hay với củ sâm đã bị chiết đi 1/3 chất so với củ sâm nguyên nhìn không có sự khác biệt. Chưa kể việc kiểm định không thể xác định được, bởi một củ sâm có nhiều chất ở đấy, có những cái chỉ có thể định tính chứ không định lượng được.

Các chuyên gia cho rằng cần ban hành cơ chế, chính sách phát triển dược liệu trong nước, tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu và đẩy mạnh kiểm tra. Bởi thực tế, Việt Nam được đánh giá là vùng nguyên liệu tốt với nhiều cây thuốc quý, nhưng cung cấp các mặt hàng dược liệu tại Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng.

“Nhiều mặt hàng của Việt Nam, như Quế sa tốt hơn dược liệu nhập bởi mang vị đắng nhiều hơn, nhưng vẫn nhập. Hay ngay như bèo tía, ngải cứu, nhân trần ở Việt Nam nhan nhản nhưng vẫn nhập”, một cán bộ về quản lý dược liệu cho biết.

Theo đó, nguyên nhân được lý giải là do nguồn dược liệu tại Việt Nam do người dân trồng ra, bán tại nước ta vẫn đắt hơn nguồn nhập từ Trung Quốc, nên nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn hàng nhập, thay cho việc thu mua nguyên liệu từ trong nước.

Nước ta vẫn phải nhập khẩu hàng tấn dược liệu từ Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Siết chặt nhập khẩu dược liệu

Bà Phương cho biết, Bộ Y tế vừa thông tư 03 để quản lý nguồn dược liệu nhập khẩu, có hiệu lực thi hành từ ngày 6/3/2016. Theo đó yêu cầu tất cả dược liệu nhập vào Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, có đối tác bên nhập từ bên Trung Quốc được phép kinh doanh dược liệu.

Trước đây, để nguồn dược liệu về Việt Nam, chỉ cần có đơn hàng và giấy tờ thông quan là các doanh nghiệp được phép nhập khẩu dược liệu.

Cha ông ta đã có truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc từ hàng ngàn năm, và khẳng định thuốc vào là bệnh khỏi. Nhưng khi đạo đức xã hội ngày nay trượt dốc, người ta sẵn sàng chạy theo lợi nhuận mà bán rẻ mạng sống người khác.

Theo Dân Trí

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?