Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.7)

05/03/16, 12:44 Cổ Học Tinh Hoa

Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, dưới bút pháp vừa thực vừa hư, ông muốn con người thế gian, những người đang si mê tại chốn “Hồng Lâu” hãy thức tỉnh. Thực tế, ý nghĩa ẩn sau trong câu chuyện chính là huyền cơ tu luyện của Phật gia và Đạo gia.

Xả chấp trước tâm luôn thanh tịnh. Khiên tốn học hỏi hướng nội nhìn
“Xả chấp trước tâm luôn thanh tịnh. Khiên tốn học hỏi hướng nội nhìn”

Trong phần 6 trước, Hồng Lâu Mộng chỉ ra tam giới chính là bến mê, tất cả mọi sinh mệnh rơi vào đây, bị nhiễm vào danh lợi tình thì đều mê muội không thoát khỏi. Tuy nhiên, nếu ta biết nuôi dưỡng những tư tưởng cao thượng, những ý niệm tốt lành trong tâm, thì ta sẽ thu hút được các nhân tố tốt đẹp, thiện lành trong vũ trụ, từ đó thăng hoa được tầng thứ tâm linh của mình. 

7. Hồng Lâu Mộng với thân thần hợp nhất

Người thế gian ít ai biết làm chủ lấy mình, phần hồn không làm chủ được xác thân. Cứ để các dục vọng cuốn lôi, các cảm xúc điều khiển thân xác: Lúc vui thì cười tươi hớn hở, khi buồn thì khóc than ủ dột; giận thì đỏ mặt tía tai, phùng mang trợn mắt, tay đấm chân đá… cả cuộc đời chỉ là nô lệ cho cảm xúc, lúc sống chỉ là cái xác biết đi, chết thì luân hồi theo nghiệp báo, thật đáng thương hại.

Để thoát khỏi cảnh “đáng thương hại” này, phải biết tự chủ, phải tập cho linh hồn làm chủ thể xác: Khi ăn phải biết mình đang ăn, chứ không nên miệng thì nhai như cái máy mà đầu óc cứ nghĩ ngợi đâu đâu; khi đi đứng biết mình đang đi đứng, lúc nói chuyện biết mình đang nói chuyện…tóm lại khi đang làm gì, nói gì, nghĩ gì thì biết mình đang làm, đang nói, đang nghĩ về cái đó. Làm được thế gọi là hồn xác hợp nhất (hay thân thần hợp nhất).

Hồng Lâu Mộng kể: Dòng họ Giả có người con được tuyển làm phi trong cung. Khi phi được về thăm quê, vì phi là vợ vua, là bậc tôn quý, nên vua ra lệnh phải xây một tòa nhà “đại quan viên” với vườn tược thật nguy nga để phi về nhà có chỗ nghỉ ngơi, “trong vườn đèn hoa sáng rực, đều làm bằng the lụa cực kỳ tinh xảo…khói thơm nghi ngút, bông hoa rập rờn, chỗ nào cũng đèn sáng chói lọi, lúc nào cũng tiếng nhạc du dương, thật là cảnh tượng thái bình phong lưu phú quý…” mỗi cảnh quan đều có một bài thơ cùng các câu đối tương ứng với cảnh quan đó…

“Phi là vợ của vua, đón phi về thăm nhà phải có cảnh vật nguy nga tương ứng, mỗi cảnh quan đặc thù đều có thi thơ câu đối thích hợp…”. Đây chính là ẩn dụ cho hồn xác tương ứng, thân thần hợp nhất vậy.

Khi được thân thần hợp nhất thì ta sẽ huyền đồng cùng Pháp lý vũ trụ, âm dương quân bình, giúp ta sớm phục hồi bản tính tiên thiên của mình mà từ đó phản bổn quy chân.

Nói năng đi đứng nằm ngồi,

Xác đâu hồn đó rạng ngời tính chân.

Thân thần hợp nhất chẳng phân,

Chữ tình không vướng, thế trần dứt mê.

Biết nghĩ đến người khác                                                                           

Trong hồi thứ sáu, có đoạn văn như vậy:

“Khi già Lưu tìm đến phủ Vinh để cậy nhờ, chạy đến cửa nách. Thấy mấy người đang ngồi trên ghế lớn, ưỡn ngực phưỡn bụng, khoa chân múa tay, nói chuyện ba hoa, già Lưu rón rén chào:

  – Lạy các ông ạ!

Mọi người ngắm nghía một lúc rồi hỏi:

– Ở đâu đến đây?

Già Lưu cười đáp:

  – Tôi cần hỏi ông Chu là người theo hầu Vương phu nhân, nhờ ông nào mời ra hộ.

Không ai thèm để ý đến, một lúc lâu có người trả lời:

  – Hãy lại góc tường thật xa đằng kia mà chờ. Chốc nữa trong nhà sẽ có người ra.

Trong bọn, có một người lớn tuổi hơn nói:

  – Đừng làm người ta nhỡ việc.

Rồi ngoảnh lại bảo già Lưu:

– Ông Chu đi sang bên Nam rồi. Nhà ở phía sau, chỉ có bà ấy ở nhà thôi. Mụ đi vòng ra cửa sau mà vào”.

Đoạn văn này diễn tả một góc nhỏ của thế thái nhân tình: Khinh chê người nghèo khó. Nhưng ở đây ta thấy cũng có người tốt bụng, đó là người nói câu: “Đừng làm người ta nhỡ việc”. Đây là ẩn dụ cho người lúc nào cũng biết nghĩ đến người khác.

Ta nói gì làm gì cũng cần xem lời nói ấy, việc làm ấy có tổn hại đến người khác không? Có thế mới đỡ bị tổn đức.

Hồi thứ hai mươi hai kể:

Nhân ngày tết Giả mẫu đặt tiệc đố đèn, vui cùng con cháu. Giả Chính là con, xin đến dự. Giả mẫu cười nói với Giả Chính:

– Vì anh ở đây, các cháu không dám vui cười khiến ta buồn. Anh  muốn dự thì đoán câu đố, ta ra cho một câu, nếu đoán không đúng thì phải phạt.

Giả Chính vội cười:

  – Vâng, xin chịu phạt, nếu đoán đúng, xin bà thưởng cho.

  – Cái ấy cố nhiên.

Rồi Giả mẫu đọc luôn:

– Con khỉ lơ lửng bám trên cành (đố tên một thứ quả).

Giả Chính biết ngay là quả vải, nhưng (muốn làm giả mẫu vui) nên cố ý đoán sai, để chịu phạt mấy thứ rồi mới đoán đúng. Giả mẫu lại thưởng cho mấy thứ…”.

Sự “cố ý đoán sai” của Giả Chính ta nên học hỏi. Đây  là cách lấy thiện đãi người, mình chịu thiệt thòi để làm lợi, làm vui cho người. trong giao tiếp, dù thân hay sơ, biết nhịn nhường, “lùi một bước biển rộng trời cao” là vậy.

Đời là giả tạm có biết chăng ? Mê đắm trần gian có được gì? Cuộc đời người qua như cơn gió. Bám lấy chữ tình biết bao giờ
Đời là giả tạm có biết chăng ? Mê đắm trần gian có được gì? Cuộc đời người qua như cơn gió. Bám lấy chữ tình biết bao giờ

Tâm tật đố

“Trong hồi thứ bảy, khi bà Chu nhận lệnh của Tiết phu nhân đem tặng mười hai cành hoa cho các cô nương trong phủ. Khi bà Chu đưa cành hoa đến Lâm Đại Ngọc. Đại Ngọc xem và hỏi:

– Chỉ cho mình tôi thôi, hay các cô khác cũng có cả.

   Bà Chu nói:

– Các cô đều có, hai cành hoa này là của cô đấy!

  Đại Ngọc cười nhạt:

  – Tôi biết rồi, của thừa dư mới đến phần tôi”.

Câu nói trên đã thể hiện tâm tật đố của Đại Ngọc, cũng vì tâm tật đố này mà Đại Ngọc đã cạn khô nước mắt vì chữ tình, và cũng nhờ đó mà Đại Ngọc đã đền trả được ân “rưới cam lộ” của Bảo Ngọc ở kiếp trước trên thiên thượng. Pháp vũ trụ thật khéo an bài!

Sự việc đến là để ta thức giác

Ở thế gian khi được việc xứng lòng toại ý thì người ta hay hớn hở vui tươi, thậm chí kiêu căng tự mãn, cho rằng không ai bằng mình; còn lúc đụng chuyện trái ý nghịch lòng thì gục đầu ủ dột, than thân trách phận, chê đời bất công, người bất nghĩa…Chúng ta không nên như vậy, dù cho thỏa ý đến đâu cũng nên khiêm tốn nhún nhường; khi thất bại cay đắng nhường nào cũng nên ẩn nhẫn, rút ra bài học cho mình mà vươn lên.

Hãy nhớ rằng mọi sự đến với ta không phải để ta vui hay buồn hoặc để ta sung sướng hay đau khổ, mà để ta “ngộ” ta “thức giác”. Thức giác điều chi?

Thức giác đời là cõi tạm, khi sinh ra chẳng mang gì đến, lúc chết đi chẳng mang được gì theo, chỉ có đức và nghiệp là đeo mãi bên mình cả lúc sống lẫn khi chết.

Vì thế khi nghe bài ca trong vở tuồng “Lỗ Trí Thâm say rượu làm nhộn Ngũ Đài sơn”:

Anh hùng lau nước mắt,

Xử sĩ tiếc chi nhà.

Lạy Di Đà, thế phát xuất gia,

Hết gặp gỡ lại ra ly biệt,

Trần trùi trụi đi về không vướng vít.

Tìm chi nữa, nón mưa, áo khói một mình đi?

Ta tự tại, giày gai, bát mẻ theo duyên đến!…

Bảo Ngọc đã giác ngộ mà viết ra bài kệ:

Người chứng, ta chứng,

Lòng chứng, ý chứng,

Đã không có chứng, mới gọi là chứng.

Không có gì chứng, mới là chỗ đứng.

Bài kệ này cho thấy Bảo Ngọc đã thức giác, đã ngộ đạo, nhưng chưa được rốt ráo. Vì thế Đại Ngọc mới thêm vào một câu: “Không có chỗ đứng, mới thật vô vi”.

Tại sao như vậy?

Vì rằng: Người tu luyện cần phải buông bỏ mọi chấp trước vướng mắc trong tâm mình và cả cái “buông bỏ mọi chấp trước vướng mắc” cũng phải buông bỏ luôn; đến ngay cái ý nghĩ về “buông bỏ” cũng phải buông bỏ, như thế mới thật vô vi thanh tịnh.

Tại sao sự ngộ đạo của Bảo Ngọc chưa được rốt ráo, đợi khi Đại Ngọc thêm vào câu: “không có chỗ đứng mới thật vô vi” mới gọi là ngộ đạo rốt ráo?

Là vì tác giả có bản ý muốn nói: Việc tu luyện hay việc muốn được an lạc tự tại, cần quán thông tất cả âm lẫn dương (ở đây Bảo Ngọc đại diện cho phần dương, còn Đại Ngọc đại diện cho phần âm như đã nói ở các phần trước), đời lẫn đạo, hữu vi lẫn vô vi, không gian cùng thời gian, lý với tình, tâm với trí…có như vậy mới hoàn toàn siêu tuyệt.

Cuối cùng Bảo Ngọc viết bài thơ ấn chứng cho sự thức giác của mình:

Chẳng phải ta, chẳng phải người,

Theo ai lại chẳng biết là ai?

Đi lại mặc tình không vướng mắc,

Sướng khổ hão huyền, thôi cũng mặc.

Thân sơ có kể chi!

Trước kia lận đận bởi duyên gì?

Bây giờ tỉnh giác thấy vô vị!

Người ta khi đeo đuổi theo danh lợi tình thì cuống cuồng động loạn, thân tâm mệt mỏi, về già đủ mọi bệnh tật xuất hiện, lúc tử thần đến gọi, biết nghĩ lại thì ôi thôi đã muộn. Chúng ta không nên như vậy, hãy học theo Bảo Ngọc mà sớm giác ngộ quay trở về.

Biết là "giả" sao chưa bỏ được. Hiểu nhiều hành ít chẳng được chi
“Biết là “giả” sao chưa bỏ được. Hiểu nhiều hành ít chẳng được chi”

Giải quyết mâu thuẫn

Thế gian là nơi âm dương luân chuyển, tương sinh tương khắc, hễ âm thịnh thì dương suy, âm tiêu thì dương trưởng…từ ngoại cảnh giao tiếp giữa người với người cho đến nội tâm nơi mỗi người chúng ta cũng đều như vậy. Nếu âm dương không được điều hòa thì thế gian sẽ xảy ra thiên tai địa ách và nhân họa, còn nơi thân thể người, mọi trạng thái bất bình thường sẽ xuất hiện mà ta gọi là ốm đau bệnh tật.

Do âm dương mất quân bình mà cơ thể mang bệnh, hoặc trong giao tiếp xảy ra các mâu thuẫn. Hồng Lâu Mộng kể:

“Bảo Ngọc và Đại Ngọc thầm yêu nhau, lại chẳng dám nói ra, cứ âm thầm dò ý tứ của nhau. Khi người lớn bàn chuyện hỏi vợ cho Bảo Ngọc, nói rằng ngọc phải có vàng đi đôi (Bảo Ngọc sinh ra có ngậm ngọc trong miệng, còn Bảo Thoa lúc bé được nhà sư chốc đầu cho cái khóa vàng đeo ở cổ), nên trong lòng Đại Ngọc không vui. Lúc mọi người rủ nhau đi xem hát, Đại Ngọc bệnh không đi được, Bảo Ngọc thấy thế cũng ở nhà không đi xem. Đại Ngọc không hiểu ý của Bảo Ngọc nên hờn ghen nói mỉa:

 – Anh đi mà xem hát, ở nhà làm gì?

Thấy Đại Ngọc không hiểu lòng mình, Bảo Ngọc sa sầm nét mặt nói:

  – Tôi thật đã nhận nhầm cô! Thôi, thôi!

Đại Ngọc cười nhạt nói:

  – Anh nhận nhầm gì tôi? Tôi có gì đáng sánh với người ta!

Bảo Ngọc chạy ngay đến tận mặt Đại Ngọc, nói:

  – Cô nói gì? Thế là cô đành lòng rủa tôi bị trời tru đất diệt rồi.

….

Đại Ngọc nức nở khóc nói:

– Nếu tôi nỡ lòng rủa anh, thì tôi cũng bị trời tru đất diệt!…vì đâu có câu chuyện này? Tôi biết hôm qua Trương đạo sĩ nói đến chuyện dạm vợ, anh sợ tôi ngăn trở mối duyên lành của anh, anh bực tức nên đem tôi ra giày vò.

…..

Bảo Ngọc thấy Đại Ngọc nói đến ba chữ “mối duyên lành”, trái hẳn ý nghĩ của mình, lại càng héo hon, nói không ra lời, cáu tiết, rứt viên ngọc thiêng ở cổ ra, nghiến răng vứt xuống đất, nói:

– Cái đồ chết tiệt này! Tao đập tan mày đi là xong chuyện.

Trận cãi nhau lần này kịch liệt hơn mọi lần, đã đến tai Giả mẫu, bà than thở: “Ôi! Không phải oan gia không họp mặt”.

Lời than của Giả mẫu đến tai Bảo Ngọc và Đại Ngọc. Xưa nay hai người chưa từng nghe câu: “Không phải oan gia không họp mặt”, nay nghe thấy, họ đều như người được ngộ đạo…”.

Mâu thuẫn trên giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc đại diện cho muôn vàn mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống. Người  ta ai cũng muốn bảo vệ lập trường của mình, không chịu thua người, nên khi mâu thuẫn xảy đến, nó sẽ càng lúc càng gay gắt.

Làm thế nào để giải quyết các mâu thuẫn cho êm đẹp đây?

Chuyện kể tiếp: Giả mẫu kêu Phượng Thư đi dàn hòa, Phượng Thư nói: Cháu đã bảo không cần phải lo nghĩ hộ cho họ, tự họ sẽ tử tế với nhau thôi”.

Tác giả cho Phượng Thư nói vậy là có hàm ý gì?

Tác giả muốn nhắn nhủ rằng “tâm làm thì thân chịu”. Khi có va chạm, xung đột xảy ra giữa người với người, hoặc khi cơ thể có trạng thái bất an nào đó, ta không nên hướng ngoại, tìm cầu cách giải quyết từ bên ngoài, mà phải biết hướng nội, tìm ra sai sót ở bản thân mình. Tâm tính mình có điều gì đó chưa thấu suốt, chưa nâng cao mà điều chỉnh lại cho phù hợp, có như thế mọi mâu thuẫn giữa người với người sẽ được hóa giải; mọi trạng thái bất ổn của cơ thể sẽ được điều phục, khí huyết lưu thông, tâm trí sáng suốt.

Câu nói của Giả mẫu: “Không phải oan gia không họp mặt!”, nhắc nhở ta:

“Nếu chúng ta nếu không có “đại duyên” với Pháp thì sẽ không bao giờ đắc Pháp; nếu không thệ ước cùng Sư Phụ thì ta sẽ không có cơ hội cùng có mặt với Người ở thế gian trong giai đoạn này”.

Mọi người cần trân quý mối duyên lành cùng cơ hội ngàn năm khó gặp này!

Tâm làm thân chịu,

Đừng trách chi người,

Hướng ngoại tìm cầu,

Làm sao giải được?

Duyên lành đắc Pháp,

Chớ để lỡ duyên.

Trợ Sư chính Pháp,

Đừng quên ước thệ.

Theo Pháp mà học,

Lấy Pháp mà giải,

Nương Pháp mà về,

Vẹn ước thề cùng Sư Phụ!

Chẳng lỗi với chúng sinh!

Do mình tất cả.

Ngộ trong mê mới là đáng qúy

Trong u mê không thấy chân tướng

Vững niềm tin chính niệm chính hành

Xả chấp trước tâm luôn thanh tịnh

Khiên tốn học hỏi hướng nội nhìn

Xét bản thân theo Chân Thiện Nhẫn

Đố tật tâm có đáng kể gì

Một chút hờn ghen che yếu đuối

Tự tư chiếm giữ, của mình chăng ?

Cái gì của mình sẽ không mất

Cố níu giữ cũng chẳng được chi !

Bảo Ngọc, Đại Ngọc là duyên phận

Phát nguyện xuống trần trả nợ ân

Trả nợ ân mỗi người mỗi kiểu

Hết duyên hết nợ tự bước đi

Khổ tận cam lai mới thức tỉnh

Trả vay, vay trả biết bao giờ

Chỉ mong tìm đường lo tu luyện

Tẩy rửa trước ô chốn mê trần

Vun bồi cây đức càng tươi tốt

Đức cao tâm sáng xóa mê lầm

Tinh tấn tu luyện thẳng bước tiến

Trợ Sư chính Pháp cứu chúng sinh

Đừng quên hướng nội xét tâm mình

Hướng nội nhìn soi trong tâm trí

Để tâm thanh tịnh hòa tan Pháp

Tâm không trí sáng hiển thần uy

Đời là giả tạm có biết chăng ?

Mê đắm trần gian có được gì

Cuộc đời người qua như cơn gió

Bám lấy chữ tình biết bao giờ

Biết là “giả” sao chưa bỏ được

Hiểu nhiều hành ít chẳng được chi!

Trí hậu thiên mới chỉ là hiểu

Ngộ ra được phải dựa vào tâm

Trực chỉ nhân tâm lo tinh tấn

Thành hay bại chỉ bởi do mình

Thân với thần phải hợp nhất lại.

(Còn tiếp)

Chánh Bình, dịch từ Zhengjian.org

 

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi