Cha mẹ Trung Quốc khánh kiệt vì cho con du học

20/03/12, 00:54 Tin Tổng Hợp
Ảnh minh họa: blog.knowledge-must.com

.Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc dồn hết khoản tiền tiết kiệm cả đời cho con du học nước ngoài, và nhận về những cử nhân ngoại thiếu cả kỹ năng lẫn công việc tốt. Gánh nặng nợ nần là cái giá cho nhiều cuộc phiêu lưu như thế.

Một báo cáo gần đây của Đại học bang Dickinson (Mỹ) sẽ khiến các bậc phụ huynh nước này đau đầu. Trong vòng 4 năm qua, trường đại học ở North Dakota đã phát bằng cho 400 sinh viên nước ngoài dù họ không hoàn tất khóa học. Gần 95% trong đó là sinh viên Trung Quốc.

Đây chỉ là một trong số vài dữ liệu cảnh báo mà Đại học bang Dickinson đưa ra, cho thấy nguy cơ mà nhiều gia đình phải đối mặt khi trả các khoản tiền lớn để cho con du học.

Theo Chinadaily, kiểu đầu tư này thường tạo ra cái mà các nhà xã hội học gọi là “Người nghèo mới của đô thị”.

“Cha mẹ đang cống hiến những tài sản cuối cùng để đặt cọc vào tương lai của con bằng cách gửi chúng ra nước ngoài”, Lao Kaisheng, nhà nghiên cứu chính sách giáo dục tại Đại học Capital Normal cho biết. “Nếu những đứa trẻ này không tìm được việc tử tế và lương như kỳ vọng, cha mẹ chúng sẽ ngập trong nợ nần”.

Số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho thấy hơn 330.000 người trên khắp đất nước đã ra nước ngoài học vào năm 2011, khiến nước này trở thành nguồn cung cấp du học sinh lớn nhất cho các trường phương Tây.

Nhu cầu cho con đi du học đã có từ nhiều thập kỷ, mặc dù ngày nay phần lớn nó được thổi lên nhờ niềm tin rằng điều đó sẽ giúp cho các em có lợi thế trong thị trường việc làm ngày càng khắc nghiệt ở quê nhà.

Tuy nhiên, không phải gia đình Trung Quốc nào cũng có đủ tiền trong ngân hàng để chi trả học phí, tiền nhà trọ và cuộc sống đắt đỏ ở nước ngoài, thường là lên đến hàng trăm nghìn nhân dân tệ. Thay vào đó, nhiều người chọn cách vay nợ.

Đó là một trò chơi may rủi, và tiền đặt cọc cũng rất cao.

“Mọi người cần nghĩ tới đầu vào và đầu ra, cũng như nguy cơ của việc đầu tư mang lại”, Zhang Jianbai, người điều hành một trường tư tại tỉnh Vân Nam, đồng thời từng tuyên bố là một “nhà thám hiểu” cho các mô hình học mới, cho biết.

Ông cho biết các bậc cha mẹ ở các thành phố nhỏ trên khắp tỉnh Vân Nam, nhiều người chỉ có thu nhập 2.000 tệ mỗi tháng (khoảng 320 đôla) thậm chí đã bán cả căn hộ của mình lấy tiền để con đi du học.

“Những người này đang gặp khó khăn về tài chính sẽ không rơi vào tình huống như vậy nếu họ đã chọn con đường giáo dục phù hợp hơn với con mình”, ông nói thêm.

Sau khi tốt nghiệp trường đại học ở tỉnh Quảng Đông 2 năm trước, Wang Jianhai được gửi tới Texas (Mỹ) để học thạc sĩ, nơi gia đình tin rằng sẽ cho cậu một chỗ đứng tốt trên thị trường việc làm.

Cha cậu làm việc trong một nhà máy điện ở Zhuhai và kiếm hơn 10.000 tệ mỗi tháng, vì thế chuyến phiêu lưu này không phải là gánh nặng tài chính quá lớn. Tuy nhiên, sau khi trở về, chàng trai 26 tuổi họ Wang tìm việc rất vất vả vì thiếu các kỹ năng.

Ngay cả tiếng Anh của cậu cũng không được cải thiện, vì “chúng tôi ở cùng các bạn châu Á khác trong hầu hết thời gian”, cậu nói.

Cuối cùng, cha mẹ cậu đành đầu tư thêm tiền để giúp con trai có thể xoay xở kiếm sống bằng cách mở một cửa hàng điện tử.

“Nó chưa trả được cho chúng tôi một xu nào, ngay cả khi chúng tôi đã chăm lo cho nó suốt 26 năm, trong khi những người khác bằng tuổi nó đến giờ đã có thể kiếm được hơn 200.000 tệ”, người cha 66 tuổi giấu tên cho biết.

“Chúng tôi lẽ ra đã có thể có cuộc sống tươm tất sau khi về hưu với khoản tiết kiệm của mình, nhưng giờ đây chúng tôi phải nhốt mình trong một góc chật hẹp”, ông nói giọng đượm chút cay đắng.

Wang cho biết cha cậu đã phải từ bỏ thú chơi ưa thích của mình là bơi lội và leo núi để tiết kiệm tiền. “Đó không chỉ là thiếu tiền, mà cảm giác gia đình tôi trở thành người nghèo đã khiến tôi xấu hổ khi gặp bạn bè”.

Dù các bậc cha mẹ tưởng rằng du học là con đường tắt dẫn tới thành công, thì theo các chuyên gia, một sự thật rất ít được biết đến đó là chất lượng ở các trường đại học rất khác nhau ngay trong mỗi quốc gia du học.

“Chất lượng các trường thay đổi từ cực thấp tới cực cao”, Lao, tại Đại học Normal nhận định.

Chẳng hạn tại Mỹ – một trong những điểm đến ưa thích của sinh viên Trung Quốc – các lựa chọn thường trải dài từ những trường đại học nổi tiếng như Harvard, Yale, tới khoảng 3.000 trường cao đẳng khác. Cũng có những loại “bằng cấp ma” chỉ cần sinh viên học rất ít, thậm chí không học hành vẫn được cấp.

Zhou Rong, một nhà tư vấn cấp cao tại Tổ chức tư vấn du học New Oriental Vision cho biết, mặc dù tất cả các sinh viên đều mơ ước được bước chân vào một trường đại học uy tín ở Mỹ, nhưng nhiều người trong đó vẫn trở thành nạn nhân của các “bằng cấp ma”.

Dù có nhiều bất cập như vậy, song nhu cầu tìm một chỗ học ở các trường nước ngoài vẫn không ngừng gia tăng.

Tất cả 35 học sinh năm cuối tại một lớp ở Trường trung học số 1 liên kết với Đại học Central China Normal ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã quyết định không tham gia kỳ thi đại học trên toàn quốc vào tháng 6 này, thay vào đó các em quyết định nộp đơn học cao hơn tại Mỹ.

Những lớp học mà cả lớp đều nộp đơn đi du học như vậy đang trở nên ngày một phổ biến tại các trường trên toàn Trung Quốc.

Zhou Haoyu là một phần trong một lớp học như vậy tại Trường trung học Yan’an Thượng Hải, nơi mà 21 học sinh trong lớp em đều tìm kiếm con đường ra nước ngoài.

Những người trong cuộc của ngành công nghiệp giáo dục cho biết, nhiều trường học nước ngoài đã nhìn thấy cơ hội lớn từ làn sóng đòi du học của học sinh Trung Quốc. Và đã có nhiều lời cảnh báo tới các bậc cha mẹ rằng nên định hướng rõ ràng mục đích cho con du học và chọn trường cẩn thận kẻo “tiền mất nợ mang”.

Cũng theo các chuyên gia, cá tính của đứa trẻ cần phải tính đến khi đưa nó đi du học, bởi không phải bạn trẻ nào cũng thích nghi được với các thử thách ở nước ngoài, như các căng thẳng, rào cản về ngôn ngữ, lối sống và sự khác biệt về văn hóa.

Bài học của Qiao Bin, 55 tuổi, người đã dành hết khoản tiền tiết kiệm của đời mình để gửi cho con gái đi du học một ví dụ đắt giá. Giờ đây, ông đang vật lộn để trả được khoản nợ khổng lồ.

“Cho mãi đến gần đây, tôi vẫn làm việc văn phòng tại một nhà máy ở Thượng Hải và dự định sẽ nghỉ hưu sau 5 năm nữa. Tôi không bao giờ tưởng tượng có ngày gia đình mình lại rơi vào khốn quẫn như bây giờ.

Con gái tôi Qiao Qian tốt nghiệp một trường cao đẳng. Ban đầu nó làm việc ở một nhà trẻ, nhưng sau 12 tháng nó bảo với chúng tôi muốn đi học một trường đại học nào đó, và đã quyết định sẽ học tiếp ở Thụy Sĩ.

Tổng chi phí cho khóa học là 660.000 tệ (khoảng 104.400 đôla), bao nhiêu gia đình có thể lo được khoản tiền đó? Chúng tôi sống thoải mái, nhưng không giàu có. Ban đầu, tôi đã do dự, nhưng sau vài ngày ngày tôi mủi lòng và chấp thuận.

Tôi đầu tư 440.000 tệ, tức là gần hết số tiền chúng tôi tiết kiệm được, và vay mượn thêm phần còn lại từ họ hàng.

Tôi từng có niềm tin rằng tiền sẽ đảm bảo cho con gái mình một tương lai tươi sáng. Chả phải nhiều người trẻ tuổi bây giờ vẫn kiếm được 10.000 tệ mỗi tháng hay sao, vì thế tôi trấn an mình không nên lo đến khoản nợ ấy.

Nhưng, ai mà nghĩ rằng những điều đó cuối cùng chỉ là sự ném tiền qua cửa sổ?

3 năm học ở Thụy Sĩ không tạo ra cơ hội như chúng tôi hy vọng. Con gái tôi không ổn định được kể từ khi trở về nước. Nó nhảy hết việc này đến việc khác, còn gia đình tôi thì tranh cãi nhau triền miên.

Cuộc sống đã trở nên thuận lợi hơn với người khác, nhưng chúng tôi thì ngược lại. Vợ tôi và tôi đã phải hạn chế khẩu phần ăn trong gia đình để giảm dần nợ.

Cuối cùng, tôi bị mất việc ở nhà máy ngay trước Tết, và giờ đang phải làm bảo vệ để kiếm sống. Chúng tôi từng dự định lấy khoản tiết kiệm để đổi sang một căn hộ lớn hơn khi nghỉ hưu, nhưng giờ không còn cơ hội đó rồi. Tôi chỉ có thể khóc ở nhà, và tôi không dám khóc to vì sợ hàng xóm nghe thấy.

Việc du học của con gái tôi là một thất bại”.

Thuận An

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi