Dự báo: Châu Á đâm vào châu Mỹ và tạo thành lục địa mới

10/02/12, 09:50 Tin Tổng Hợp

Tàu vũ trụ chụp được tuyết lở lớn gần cực Bắc của sao Hỏa

Một tàu vũ trụ của NASA đã phát hiện ra một trận tuyết lở đá và bụi trên một vách đá gần cực Bắc của sao Hỏa.

Hình ảnh chụp được thác nước và bụi trên một vách đá trên sao Hỏa.

Đây không phải là trận tuyết lở đầu tiên được chụp bởi camera HiRISE trên tàu Mars Reconnaissance Orbiter của NASA. Hiện tượng này đã được phát hiện lần đầu tiên trong năm 2008, nó được gây ra bởi một lớp vỏ mỏng carbon dioxide đông lạnh (nước đá khô) hình thành trong mùa đông trên sao Hỏa. Lần này, số tuyết lở trên sao Hỏa được gây ra bởi có sự va chạm thiên thạch. Tuy nhiên, một vài nhà khoa học cho đó là kết quả của “mùa” trên hành tinh này bởi chúng cũng có mùa đông giống như Trái đất.

Nhà khoa học Ingrid Daubar Spitale của Đại học Arizona là người đầu tiên nhận thấy tuyết lở trong bức ảnh chụp bởi Mars Reconnaissance Orbiter. Ông nói: “Thật tuyệt khi nhìn thấy một cái gì đó rất năng động trên sao Hỏa. Chúng ta đã không phát hiện ra có gì thay đổi hàng triệu năm nay rồi”.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)

Châu Á sẽ đâm vào châu Mỹ tạo thành lục địa mới

Các nhà khoa học dự đoán, lục địa mới
sẽ được hình thành do sự dịch chuyển địa mảng giữa châu Á và châu Mỹ.
Trong vòng từ 50 tới 200 triệu năm nữa, châu Mỹ và châu Á sẽ gặp nhau
tại Bắc Cực.

Hình minh họa châu Á đâm vào châu Mỹ và tạo thành lục địa mới.

Sự
dịch chuyển địa mảng do vận động của vỏ địa cầu khiến các lục địa di
chuyển từ từ và liên tục. Giới địa chất tin rằng, trong vài tỷ năm qua,
sự dịch chuyển của các lục địa khiến chúng hợp nhất rồi chia tách theo
chu kỳ. Một giả thuyết cho rằng các lục địa từng hợp nhất thành một cách đây 1,8 tỷ, một tỷ và 300 triệu năm trước.

Các
nhà địa chất của Đại học Yale (Mỹ) đã đưa ra giả định rằng, lần hội tụ
tiếp theo của các lục địa sẽ bắt đầu với việc châu Mỹ và châu Á sáp nhập
để tạo thành một lục địa mới, được tạm gọi là Amasia (kết hợp từ tên
gọi America – châu Mỹ và Asia – châu Á).

“Mô
hình của chúng tôi cho thấy Bắc Mỹ và Nam Mỹ sẽ chập vào nhau do biển
Caribe biến mất. Sau đó Bắc Băng Dương biến mất khiến châu Mỹ và châu Á
gặp nhau”, Ross Mitchell, một nhà địa chất của Đại học Yale, nói với
BBC.

Sau
khi sáp nhập với châu Á, châu Mỹ sẽ nằm ngay phía trên Vành đai lửa
Thái Bình Dương – khu vực thu nhận tới 70% trận động đất và núi lửa trên
hành tinh. Châu Âu, châu Phi và Australia cũng sẽ chập vào siêu lục địa
mới. Nam Cực là lục địa duy nhất không tham gia quá trình hội tụ.

(Nguồn tham khảo: BBC)

Phát hiện đại dương cổ trên sao Hỏa

Tàu thám hiểm sao Hỏa Mars Express của châu Âu đã tìm thấy nhiều chứng cứ thuyết phục về việc trên hành tinh đỏ từng tồn tại một đại dương cách đây khoảng vài tỷ năm.

Mars Express đã dò được dấu trầm tích ở vùng bình nguyên phía bắc sao Hỏa rất giống với đáy đại dương, tại một khu vực mà trước đây từng được nhận định là “hiện trường của bờ biển tiền sử”.

Ý nghĩ về đại dương cổ đại trên sao Hỏa không phải là quá mới, khi nhiều tàu thăm dò trước đây từng chụp được những khu vực có hình dáng rất giống đường bờ biển. Mặc dù vậy, giả thuyết này vẫn gây ra rất nhiều tranh cãi.

Các nhà khoa học cho rằng, thậm chí sao Hỏa đã từng có tới hai đại dương: một từ cách đây 4 tỷ năm khi hành tinh này còn ấm và ẩm và một cách đây 3 tỷ năm. Tuy nhiên, do một tác động rất lớn, lớp băng ngầm đã tan chảy, vỏ sao Hỏa nứt ra chi chít và nước từ đại dương đã ngấm hết xuống lõi, để lại bề mặt cạn trơ.

Tuy nhiên, dù đúng là sao Hỏa có đại dương đi chăng nữa thì thời gian tồn tại của đại dương cũng quá ngắn để có thể hình thành nên sự sống.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Sinh vật sống lâu đời nhất thế giới – cỏ biển có niên đại hàng trăm ngàn năm

Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Algarve ở Bồ Đào Nha phát hiện ra một loài sinh vật ở khu vực Địa Trung Hải, tên Posidonia Oceanica có tuổi thọ lên tới 200.000 năm. Có nghĩa là nó đã bắt đầu cuộc sống khi con người lần đầu tiên xuất hiện, vào cuối thời kỳ Pleistocene.

Loài cỏ biển này sinh trưởng ở ngoài khơi đảo Formentera, Tây Ban Nha. Nhờ vào sự giúp đỡ của thí nghiệm DNA mà các nhà khoa học mới tính toán chính xác được tuổi thật của nó. Ông Sophie Arnaud Haond đến từ Viện nghiên cứu Pháp cũng cho biết thêm về những đặc tính sinh sản của chúng. Chúng có thể sinh sản hữu tính thông qua hoa và tái tổ hợp các bộ gene của 2 loài hoặc sinh sản vô tính thông qua các bản sao chính xác bộ gene của một cá thể với mẫu cây trồng mới.

Các đồng cỏ này đã phát triển rất rộng lớn (dài khoảng 14,4km) bởi nó không có bất kỳ đối thủ cạnh tranh bản địa hay động vật săn mồi nào đe dọa. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các đồng cỏ Posidonia Oceanica đang giảm vài trăm lần, nhanh hơn tỷ lệ mà nó sinh sản, đó là tin xấu đối với nhiều loài phụ thuộc vào chúng, chẳng hạn như rùa xanh.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)

Thịt nhân tạo sẽ cứu loài người

Theo các chuyên gia Anh, thịt nhân tạo cũng như cá biến đổi gene, không ngon lắm những giá trị dinh dưỡng cao có thể giải quyết vấn đề khủng hoảng thực phẩm sẽ xảy ra nay mai. 

Theo các nhà khoa học Anh, lối thoát duy nhất là tăng cường sản xuất thịt “từ ống nghiệm”. Chỉ có như vậy, loài người mới tránh được khỏi phải “chăm bẵm” đàn gia súc, một việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và tác động xấu đến môi trường.

Thịt nhân tạo sẽ cứu con người khỏi khủng hoảng lương thực trong tương lai gần.

Theo Cnews, sản xuất thịt là một trong những nguyên nhân cơ bản tác động tiêu cực đến sự suy thoái toàn cầu. Công nghiệp sản xuất thịt phải chịu trách nhiệm về sự phá rừng, sự nóng lên của Trái đất, thiếu nước ngọt và mất tính đa dạng sinh học.

Để sản xuất ra 1kg thịt, người ta phải dùng tới 4-10kg thức ăn, nhưng để có được 1kg thịt nhân tạo chỉ cần 2kg chất dinh dưỡng. Theo tính toán, chuyển từ công nghiệp chăn nuôi sang công nghiệp tổng hợp thịt, loài người sẽ giảm được 80-95% khí nhà kính, cứu vãn được 99% đất trồng trọt, 80-90% nước ngọt cũng như tạo điều kiện để tăng 50% diện tích rừng.

Lối thoát khác là tăng sản lượng cá biến đổi gene. Các đại gia súc có sừng cần 10kg thức ăn để tạo ra 1kg thịt, gia cầm mất 3kg thì cá chỉ cần 1,2 đến 2kg thức ăn cho chúng, vì chúng là loài máu lạnh, không cần tiêu tốn năng lượng để duy trì thân nhiệt.

Thậm chí, chỉ với việc thực hiện một vài biến đổi gene đơn giản nhất cũng có thể tăng được hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành thịt ở chúng lên 10 đến 30%. Rõ ràng là, cá biến đổi gene còn hiệu quả hơn nhiều so với thịt bò hoặc thịt lợn nhân tạo.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Bão Cyril đổ bộ vào nước Úc

Cyril là một cơn bão nhiệt đới đã hình thành trong vòng 24 giờ tại phía Bắc của Tonga và dự kiến sẽ đổ bộ, tấn công nước Úc vào cuối tuần này. Nguy hiểm hơn, nước lũ tạo ra đủ độ sâu cho cá mập để di chuyển vào nội địa.

Sức gió duy trì tối đa của cơn bão gần 115 hải lý (213km/h). Sức gió ở hòn đảo phía Nam của Vanuatu là 165km/h.

Hình ảnh hồng ngoại của cơn bão nhiệt đới.

Chính quyền Vanuatu đã phát cảnh báo cho các bang Tafea và New Caledonia. Tất cả đang gấp rút chuẩn bị để chống chọi với cơn bão nhiệt đới lịch sử này.

(Nguồn tham khảo: Discovery News)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi