Phát hiện loài giáp xác khổng lồ dưới đáy đại dương
Một loại giáp xác khổng lồ đã được phát hiện dưới độ sâu 7km ngoài khơi biển New Zealand, chúng to gấp 10 lần các đồng loại thường thấy.
Với kích thước khoảng 34cm so với 3cm của các đồng loại thường thấy trong các môi trường khác, loài giáp xác này được phát hiện tại rãnh Kermadec sâu 7km dưới biển New Zealand. Alan Jamieson, nhà khoa học nghiên cứu về loài động vật này cho biết đây là lần đầu anh thấy những con giáp xác to như vậy.
Những nhà nghiên cứu đã dùng các chiếc bẫy kim loại trang bị camera và đá chịu lực để chống lại sức ép khủng khiếp của đáy biển nhằm bắt các mẫu giáp xác này. Đã có 7 mẫu bị sập bẫy và sau đó các nhà khoa học đem lên tàu được 9 mẫu tất cả.
Loài giáp xác siêu khổng lồ được phát hiện dưới đáy biển New Zealand |
Tuy các mẫu đem lên tàu kích thước lớn nhất chỉ có 28cm nhưng qua những hình ảnh video ghi lại thì có những mẫu giáp xác lên đến 34cm chiều dài. Loại động vật này được phát hiện sống với mật độ dày đặc tại khu vực dưới đáy biển có độ sâu tối đa lên tới 1km.
Chúng là những sinh vật nhỏ nhưng có sức chịu đựng vô cùng lớn khi môi trường nơi đây có áp suất lớn hơn mặt biển khoảng 1.000 lần. Cái tên siêu khổng lồ đã được đặt khi chúng được phát hiện vào năm 1980 ngoài khơi biển Hawaii. Trước đó cũng đã xuất hiện những mẫu giáp xác này tại Nam Cực với chiều dài chỉ 10cm.
Alan Jamieson và mẫu giáp xác khổng lồ. |
Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học liên tục đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi phát hiện ra các loài động vật sinh sống tại những vùng rãnh, vực dưới đáy biển. Đây là nơi có môi trường khắc nghiệt, lạnh, tối và áp suất rất lớn. Tuy nhiên càng đi sâu nghiên cứu môi trường sống cằn cỗi này thì họ càng phát hiện thêm nhiều điều thú vị.
Tiến sĩ Ashley Rowdenm, một nhà nghiên cứu về các sinh vật biển đã nói: “Điều này cho bạn thấy rằng bạn tìm kiếm càng nhiều thì bạn đạt được càng nhiều kết quả.”
Tùng Đinh