Báo Đảng Trung Quốc công khai chỉ trích cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân?

Hôm 10/8, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng bài chỉ trích việc bám trụ quyền lực và can thiệp vào công việc của người kế vị của các lãnh đạo nghỉ hưu, được cho là ám chỉ Giang Trạch Dân, một động thái hiếm gặp của nước này.

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân trong buổi bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 tại Bắc Kinh vào ngày 14/11/2012. (Ảnh AFP / Getty Images)

Tờ People’s Daily, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 10/8 đã đăng bài bình luận chỉ trích “các lãnh đạo đã nghỉ hưu” vẫn muốn bám trụ quyền lực, can thiệp vào công việc của người kế vị và gây ra rạn nứt trong đảng, nhưng không nêu tên cụ thể.

Những từ ngữ được sử dụng trong các bài báo, cũng như thời gian, bối cảnh chính trị, và sự giải thích gần như nhất trí về ý định đăng tải bài biết này trên Internet Trung Quốc, dường như mục tiêu chính là để trỏ đến vị chủ tịch trước đây của Đảng Cộng sản – Giang Trạch Dân.

Bài báo viết, “một số lãnh đạo không chỉ cài thân tín vào các vị trí quan trọng để tạo điều kiện cho họ gây ảnh hưởng trong tương lai, mà còn muốn can thiệp vào các vấn đề lớn của tổ chức họ từng làm việc, thậm chí nhiều năm sau khi họ nghỉ hưu“. Những hành động như vậy làm các lãnh đạo mới cảm thấy như bị “trói chân trói tay”, và làm việc trong những “lo ngại không cần thiết”.

Các cựu lãnh đạo này “cũng khiến một số tổ chức chia bè kéo phái và làm họ yếu kém, phá hoại sự gắn kết và năng lực của đảng”, bài bình luận của tác giả Gu Bochong, một sĩ quan Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc và là thành viên của Hội Nhà văn nước này, viết.

People’s Daily không đăng mô tả về Gu, mặc dù tờ này làm vậy với tất cả những người viết bài cho mục “Ý kiến”, xuất hiện hàng ngày trừ cuối tuần.

Trong bài viết của mình, Gu đã sử dụng một cụm từ hơi tối nghĩa có từ triều đại nhà Minh để lập luận cho quan điểm của ông: “Trà phải nguội sau khi khách rời đi”. “Một khi anh đã rời khỏi văn phòng, thì anh phải để ý kiến của mình lui vào dĩ vãng, điều này cần phải trở thành một chuẩn mực“.

Về mặt lý thuyết trong một môi trường làm việc, người đi trà lạnh là phổ biến. Tại sao có người nhấn mạnh rằng trà vẫn còn nóng khi một người rời đi?“. Có phải ông muốn ngụ ý rằng một số quan chức Đảng vẫn tìm cách duy trì quyền lực sau khi “về vườn”.

Mặc dù bài viết này không hề điểm tên Giang Trạch Dân, nhưng dường như không có gì phải nghi ngờ về kết luận này, vì báo Đảng này nổi tiếng về việc ám chỉ các nhân vật chính trị.

Với những người có óc quan sát, thì rõ ràng chẳng cần tốn nhiều thời gian cũng nhận ra bài này là lời chỉ trích Giang Trạch Dân,dù không có tên ông ta“, Hu Ping, một nhà bình luận chính trị kỳ cựu sống lưu vong ở New York, viết trên trang web của Đài phát thanh châu Á Tự do.

Agence France-Presse, hãng tin chính thống của Pháp, cũng nói bóng gió rằng Giang dường như là mục tiêu.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc nhận xét một cách kín đáo ​​trên Sina Weibo rằng, mục tiêu của bài viết này là Giang Trạch Dân. “Đây có phải là nói về con cóc”, Night Grass viết. Việc dùng con cóc ám chỉ Giang là phổ biến trên mạng Trung Quốc.

Cha lớn Tập đang có một động thái chống lại Ha Ha”, một người dùng khác sử dụng phép chơi chữ bằng cách dùng các ký tự đầu tiên trong tiếng Trung Quốc về cóc (hama).

Một số báo chuyên mục phiên bản tiếng Trung của Epoch Times từ lâu đã kết luận rằng, Giang Trạch Dân là mục tiêu chính trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình. Trong 3 năm qua, dự đoán này dường như ngày càng được củng cố.

Giang Trạch Dân mang tiếng xấu vì đã cài đặt nhiều tay chân trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, trung tâm đầu não của Đảng, trước khi rời khỏi vào năm 2002. Giang cũng đã cài các tay chân, nhiều người hiện đã bị Tập Cận Bình giam hãm trong tù, giám sát trước khi tước bỏ chức vị và chức tước vào năm 2004 – 2005.

Với mạng lưới này, ông Giang vẫn kiểm soát được vị trí chính trị quan trọng của Trung Quốc trong hơn một thập kỷ sau khi rời chính đài. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong trường hợp của Chu Vĩnh Khang, cựu Giám đốc An ninh, mà ông Giang đã cho thăng chức nhanh chóng sau khi  ông ta chứng minh lòng trung thành của mình trong việc thực hiện các chiến dịch đàn áp dã man Pháp Luân Công.

Giang Trạch Dân đã cấu kết với Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác của ĐCSTQ để thực hiện tội ác tày trời đối với nhân dân Trung Quốc.

Theo văn phòng báo chí của Pháp Luân Công, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công vẫn đang bị giam giữ kể từ khi Giang phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào Tháng 7/1999.

Theo thông cáo báo chí vào thời điểm đó, chiến dịch này đã tìm cách nhổ tận gốc môn tu luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc được 100 triệu người dân Trung Quốc tập luyện vào năm 1999.

Ngoài vị bị bắt giam vô cớ, tra tấn, tẩy não, các học viên còn là mục tiêu của hoạt động mổ cắp nội tạng thu lợi nhuận. Trong năm 2011, các nhà nghiên cứu David Kilgour và David Matas, các tác giả của cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest) đã điều tra về hoạt động mổ cướp nội tạng cưỡng bức, và nhà báo điều tra Ethan Gutmann, tác giả của “Sự tàn sát: Giết người hàng loạt, thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của Trung Quốc đối với vấn đề bất đồng chính kiến​​” (The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem) ước tính rằng trong những năm 2000-2008, có tới 62.000 học viên đã bị giết để lấy nội tạng. Hiện nay con số học viên mất mạng trong chiến dịch này theo số liệu thống kê mới nhất đã lên đến 2 triệu người.

Theo VNE, Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi