Bộ ảnh cuối cùng của ‘Vua sư tử’ trước khi bị chặt đầu
TPO – Mới đây, những bức ảnh được cho là cuối cùng của “Vua sư tử” Cecil chụp vào tháng 5/2015 đã được công bố rộng rãi. Đây là những bức ảnh chụp chú sư tử nổi tiếng nhất Zimbabwe trước khi bị một nha sĩ người Mỹ chặt đầu, lột da.
Những bức ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Brent Stapelkamp (37 tuổi) tại Công viên Quốc gia Hwange (Zimbabwe) vào tháng 5/2015, tức là khoảng hơn 2 tháng trước khi sư tử Cecil bị giết hại dã man. Nhiếp ảnh gia Brent Stapelkamp đã từng theo dấu Cecil nhiều năm trời để thực hiện những cuộc nghiên cứu về loài sư tử. Anh cho biết: “Đối với cá nhân tôi, Cecil là một con sư tử rất quan trọng bởi nó đại diện cho cả cộng đồng loài sư tử ở Zimbabwe.” Trong bộ ảnh cuối cùng này, dù Cecil không gầm thét hay đang săn mồi, người xem vẫn có thể thấy một “Vua sư tử” hùng dũng, oai phong, đang lững thững đi dạo trên đồng cỏ và nhìn xa xăm. “Vua sư tử” Cecil là là biểu tượng của Công viên quốc gia Hwange và của cả đất nước Zimbabwe. Chú vô cùng nổi tiếng và được người dân Zimbabwe rất yêu mến, đồng thời chú cũng là nhân vật quen thuộc trong các bộ ảnh thiên nhiên hoang dã ở đất nước Nam Phi này. Trước đó, vào ngày 28/7, cộng đồng mạng ở nhiều nước trên thế giới đã sôi sục khi biết tin một nha sĩ người Mỹ đã trả số tiền 50.000 USD cho hai thợ săn địa phương để dụ “Vua sư tử” 13 năm tuổi Cecil ra khỏi Công viên Quốc gia Hwange và dùng cung tên để bắn hạ. Nhà chức trách cho biết sau khi trúng tên, sư tử Cecil đã phải vật vã đau đớn suốt hơn 40 giờ đồng hồ mới chết. Palmer sau đó đã cắt đầu và lột da con sư tử này mà không hề biết rằng Cecil là một “nhân vật” rất được yêu mến ở Zimbabwe. Hiện tại, sư tử Jericho (trong ảnh) – đàn em của sư tử Cecil và là chú sư tử được yêu mến thứ nhì tại Zimbabwe đang chịu trách nhiệm chăm sóc cho đàn con mồ côi của Cecil. Có tin đồn cho rằng Jericho cũng đã bị sát hại gần đây, nhưng vào ngày 2/8, tin đồn này đã được bác bỏ. Những bức ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Brent Stapelkamp (37 tuổi) tại Công viên Quốc gia Hwange (Zimbabwe) vào tháng 5/2015, tức là khoảng hơn 2 tháng trước khi sư tử Cecil bị giết hại dã man. Nhiếp ảnh gia Brent Stapelkamp đã từng theo dấu Cecil nhiều năm trời để thực hiện những cuộc nghiên cứu về loài sư tử. Anh cho biết: “Đối với cá nhân tôi, Cecil là một con sư tử rất quan trọng bởi nó đại diện cho cả cộng đồng loài sư tử ở Zimbabwe.” Trong bộ ảnh cuối cùng này, dù Cecil không gầm thét hay đang săn mồi, người xem vẫn có thể thấy một “Vua sư tử” hùng dũng, oai phong, đang lững thững đi dạo trên đồng cỏ và nhìn xa xăm. “Vua sư tử” Cecil là là biểu tượng của Công viên quốc gia Hwange và của cả đất nước Zimbabwe. Chú vô cùng nổi tiếng và được người dân Zimbabwe rất yêu mến, đồng thời chú cũng là nhân vật quen thuộc trong các bộ ảnh thiên nhiên hoang dã ở đất nước Nam Phi này. Trước đó, vào ngày 28/7, cộng đồng mạng ở nhiều nước trên thế giới đã sôi sục khi biết tin một nha sĩ người Mỹ đã trả số tiền 50.000 USD cho hai thợ săn địa phương để dụ “Vua sư tử” 13 năm tuổi Cecil ra khỏi Công viên Quốc gia Hwange và dùng cung tên để bắn hạ. Nhà chức trách cho biết sau khi trúng tên, sư tử Cecil đã phải vật vã đau đớn suốt hơn 40 giờ đồng hồ mới chết. Palmer sau đó đã cắt đầu và lột da con sư tử này mà không hề biết rằng Cecil là một “nhân vật” rất được yêu mến ở Zimbabwe. Hiện tại, sư tử Jericho (trong ảnh) – đàn em của sư tử Cecil và là chú sư tử được yêu mến thứ nhì tại Zimbabwe đang chịu trách nhiệm chăm sóc cho đàn con mồ côi của Cecil. Có tin đồn cho rằng Jericho cũng đã bị sát hại gần đây, nhưng vào ngày 2/8, tin đồn này đã được bác bỏ. Trước đó, vào ngày 28/7, cộng đồng mạng ở nhiều nước trên thế giới đã sôi sục khi biết tin một nha sĩ người Mỹ đã trả số tiền 50.000 USD cho hai thợ săn địa phương để dụ “Vua sư tử” 13 năm tuổi Cecil ra khỏi Công viên Quốc gia Hwange và dùng cung tên để bắn hạ. Nhà chức trách cho biết sau khi trúng tên, sư tử Cecil đã phải vật vã đau đớn suốt hơn 40 giờ đồng hồ mới chết. Palmer sau đó đã cắt đầu và lột da con sư tử này mà không hề biết rằng Cecil là một “nhân vật” rất được yêu mến ở Zimbabwe. |
Theo Tiền Phong