Osin bị bạo hành dã man kể về ‘địa ngục trần gian’

17/01/12, 14:38 Tin Tổng Hợp

Giấc mơ gom góp khoản tiền
vài triệu đồng là công “phục dịch” chủ nhà gần nửa năm trời về cho mẹ ăn Tết
cuối cùng tan vỡ, Tết này bà Phạm Thị Phương (SN 1953, làm nghề giúp việc,
quê thôn Kim Giang, xã Đại Cường, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) phải đón xuân trong
bệnh viện với những vết thương nhức nhối.

Những ngày đầu
năm 2012, cả triệu người Việt Nam như không tin vào mắt mình khi biết chuyện
đối tượng Trần Thị Tuyết Minh (SN 1964, quê Hà Giang, thường trú tại thôn
Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã tra tấn người giúp việc
của mình, còn cướp những đồng tiền công của người phụ nữ không chồng nghèo
khổ.

Một ngày đầu năm
2012, bà Phương dặt dẹo như một cái xác không hồn tìm về quê, cánh tay tróc
từng mảng da vì vết bỏng, vết sẹo đánh đập; gần như toàn bộ phần lưng và
mông tróc da đỏ hỏn. Người nhà hoảng hồn gặng hỏi mới biết bà bị chủ nhà tra
tấn cả tháng trời nay.

Và đến lúc đó,
khi nhận được đơn khẩn cầu kêu cứu của người nhà nạn nhân, công an phường
Kim Mã (quận Ba Đình, Hà Nội) mới biết địa bàn phường mình có vụ việc phạm
tội nghiêm trọng đến thế.

Ký ức
kinh hoàng

Theo đơn thư tố
cáo của nạn nhân, vào giữa tháng 9/2011 bà có đến giúp việc cho nhà bà Trần
Thị Tuyết Minh (thuê nhà ở số 16, ngõ 95, phố Kim Mã). Do tuổi già chậm chạp
nên bà thường bị chủ nhà chửi bới, không cho ăn, đánh đập. Đầu tháng 1/2012,
chủ nhà nghi bà ăn trộm số tiền 5 triệu đồng nên bắt bà ăn ớt, uống nước sôi,
lột quần áo xối nước nóng vào vùng kín gây bỏng nặng.

Tại Bệnh viện đa
khoa Vân Đình (huyện Ứng Hòa, Hà Nội), người phụ nữ đáng thương vẫn còn quấn
đầy băng trắng, vẻ mặt nhăn nhó vì những cơn đau hành hạ. Nạn nhân kể lại,
sau khi “mời” mình về giúp việc nhà được nửa tháng đầu thì Minh vẫn còn “lễ
phép” xưng “tôi” và gọi người giúp việc bằng “bà”.

Bà Phương và những vết thương trên người do bị chủ nhà hành hạ.

Nhưng sau nửa
tháng, bà chủ thay bằng “tao” – “mày”. Không thể ngờ được rằng sau bề ngoài
nhã nhặn, xinh đẹp của bà chủ nhà thì ngôn ngữ lại bị “cắt xén văn hóa” một
cách thô bạo như vậy.

Bên cạnh những
cách hành hạ người giúp việc như dọn bỉm bằng… miệng, ăn vã ớt, uống nước
sôi sùng sục, xối nước nóng vào người, đánh đập tàn nhẫn… Minh còn tàn ác
hơn khi bắt nạn nhân phải nằm đất, không được mặc quần áo.

Bác sĩ điều trị cho nạn nhân
tại Bệnh viện đa khoa Vân Đình xác nhận: Bệnh nhân Phạm Thị Thương bị nhiều
thương tích bầm tím ở vùng mắt, cổ, ngực, vai, lưỡi phồng rộp.

Bàn tay trái bệnh nhân bỏng
1% độ 3, đùi trái bỏng 6% độ 3, mông – bụng bỏng từ 2-5% độ 3, bộ phận sinh
dục và tầng sinh môn bỏng 1% độ 3.

“Sau khi tôi bị
bỏng, chị ta sợ chị tôi ngủ trên giường thì sẽ làm bẩn giường do nước từ các
vết bỏng chảy ra. Chị ấy bắt tôi ngủ trên nền đất và bật quạt xả vào người”,
nạn nhân kể.

Trời Hà Nội
những ngày đầu năm nhiệt độ có lúc chỉ xuống 7 độ C, chăn trùm kín người mà
còn rét như cắt da cắt thịt nên phải trần truồng nằm đất, nạn nhân lạnh đến
tím tái người. Thấy người làm không chịu được cái lạnh thấu xương và kêu
lên, chủ nhà độc ác còn dọa dẫm: “Mày còn kêu, tao sẽ bật quạt to hơn”.

Nhà có máy giặt
nhưng Minh bắt bà Phương phải giặt bằng tay dù khi ấy cánh tay của nạn nhân
bị bỏng nặng. Bỏng tay phải thì phải giặt bằng một tay trái. Người đến thăm
nạn nhân trong bệnh viện, nhìn cánh tay bị bỏng của bà giúp việc cô đơn giơ
lên bong tróc từng mảng thịt thâm đen mà không ai cầm lòng được.

Theo lời nạn
nhân thì những trò tra tấn còn chưa hết, chủ nhà còn vác máy sấy tóc đập bôm
bốp vào đầu bà Phương, giật tóc của người giúp việc đến xơ xác. Nạn nhân chỉ
cho tôi khoảng trắng trên đỉnh đầu: “Có lần chị ta giật mạnh đến nỗi tróc da
đầu, ứa máu. Tóc không mọc lại ở khoảng đó được nữa”.

Hơn 3 tháng làm
thuê cho Minh là từng đó thời gian nạn nhân khổ sở như nô lệ thời trung cổ,
“bị hành hạ quá súc vật” như lời bà tự nhận và tù túng như trong nhà giam.
Có lẽ đề phòng chuyện sẽ bại lộ nên chủ nhà không cho nạn nhân ra ngoài,
không cho tiếp xúc với ai. Khi được hỏi “sao bà không trốn đi khi có cơ hội
như lúc đi đổ rác?”, nạn nhân rầu rĩ: “Trốn làm sao được. Mỗi lần tôi đi đổ
rác chị ta cũng đi theo giám sát”.

“Thân
tàn ma dại”

Trước khi đến
nhà Minh làm người giúp việc, bà Phương từng làm việc cho một gia đình khác.
“Đổi chủ” được ít ngày, toàn bộ số tiền tích cóp trước đó của bà đều bị chủ
nhà tham lam cướp trắng trợn. Không những vậy, Minh còn ép bà Phương viết
giấy xác nhận là đã lấy trộm 5 triệu đồng của chị ta.

Người phụ nữ tội
nghiệp ứa nước mắt nhớ lại: “Khi rời nhà chủ cũ, tôi được họ trả cho 1,9
triệu đồng. Sau đó đến nhà chị Minh thì một lần được con rể chị ấy cho 100
ngàn, một lần 50 ngàn, vậy là tôi có tổng cộng hai triệu 50 ngàn đồng. Định
bụng số tiền này đến Tết sẽ đem về biếu mẹ, mua quà cho các cahsu, nào ngờ
chị ấy cũng lấy mất của tôi”.

Sau nhiều ngày
nạn nhân đau đớn trong nhà với những vết thương hành hạ, Minh quyết định cho
bà giúp việc về quê. Trước khi cho người làm rời khỏi cửa, Minh còn bắt bà
Phương bỏ toàn bộ quần áo ra lục soát, xem người giúp việc có ăn trộm đồ đạc
gì không. Sau đó Minh “thưởng” cho bà Phương một triệu đồng để về quê, còn
tiền công bà Phương đã làm bốn tháng thì chị ta “ăn quỵt”.

Người phụ nữ
thôn quê rời Hà Thành phồn hoa với tiếc nuối bị mất trộm số tiền hai triệu,
với ấm ức bị quỵt tiền công, với những vết thương đau đớn hành hạ từng giây
phút, với mảnh giấy xác nhận việc mình ăn trộm 5 triệu đồng của bà chủ…
Vậy nhưng người phụ nữ này vẫn nhớ chuyện mua quà cho các cháu, người nhà
khi gặp bà đã rơi nước mắt thốt lên: “Khổ quá chị ơi, đã thân tàn ma dại như
vậy, phải lo thân mình trước đã chứ”. Lúc về đến nhà, bà còn 800 ngàn đồng
trong túi.

 Nạn nhân nhăn nhó kêu đau trên giường bệnh

Đường từ “địa
ngục trần gian” về nhà bà chỉ có vài chục cây số nhưng với người phụ nữ khi
đó tiều tụy, thương tật này thì đó là một cuộc hành xác. Bà bắt xe ôm ra bến
xe, trên người chỉ có hai manh áo mỏng trong cái rét căm căm dưới 10 độ C.

Nhìn thấy bà sắp
chết cóng, mọi người thương tình dìu bà vào phòng có điều hòa của bến xe,
một người phụ nữ mua cho hộp sữa nhưng bà chỉ uống được một ít vì mồm đau
bởi di chứng của những lần phải ăn vã ớt và uống nước sôi 100 độ C. Về đến
cách nhà 500m, hai chân bà đau đến nỗi quật bà ngã xuống đường, may mà người
đi ngang nhìn thấy nên dìu về.

Sự việc bà
Phương bị hành hạ từng được các con của chủ nhà chứng kiến. Con gái của chủ
nhà lấy chồng trên phố Hàng Than từng phát giác sự việc và can thiệp nhưng
người mẹ độc ác bỏ qua lời can ngăn.

Cô này thỉnh
thoảng có đến thăm mẹ nên đã phát hiện việc mẹ hành hạ bà giúp việc. Can
ngăn “Mẹ ơi người ta già cả, chậm chạp không làm được thì mẹ cho về rồi thuê
người khác chứ đánh đập người ta làm gì”, thì Minh trả lời: “Không làm được
thì tao đánh cho chết, có sống thì cũng thần kinh”. Người con rể của Minh có
lẽ thấy thương hại quá nên đã hai lần cho bà số tiền 150 ngàn đồng như đã
nói ở trên.

Khi được hỏi về
chồng của chủ nhà, nạn nhân cho biết: “Chú ấy đi công tác suốt, việc tôi bị
hành hạ chú ấy hoàn toàn không biết”. Vậy nên khi biết chuyện vợ mình ác như
“đao phủ”, người đàn ông này cũng lắc đầu ngỡ ngàng.

Sau khi sự việc
xảy ra, ngày 9/1 người chồng của Minh dẫn hai đứa cháu đến bệnh viện để thăm
và tặng quà cho bà Phương. Khi nhìn thấy những vết thương, đến chồng của
Minh cũng phải thốt lên: “Không hiểu sao bà ấy lại nổi điên dại lên mà hành
hạ người khác ra nông nỗi như thế” và tuyên bố “ai làm người đó sẽ chịu”.

Bà Phương chỉ
tay về phía hộp sữa bột và bịch sữa tươi rồi nói: “Quà của ông ấy tôi vẫn để
ở kia, tôi không muốn dùng bất kỳ đồ gì của nhà đó”.

Hoàn cảnh gia
đình nạn nhân rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của thôn Kim Giang (xã Đại
Cường, huyện Ứng Hòa). Bà Phương không lấy chồng mà ở vậy kiếm tiền nuôi mẹ
già năm nay đã 95 tuổi là mẹ liệt sĩ. Căn nhà 5 gian cũ kĩ được chia làm hai,
3 gian cho gia đình người em, còn hai gian bà Phương cùng mẹ già sinh sống.
Em dâu nạn nhân cho biết thêm: “Hoàn cảnh đã khó khăn nên rồi đây cuộc sống
sẽ khó khăn hơn trước vì tiền viện phí, tiền chăm sóc người bệnh biết kiếm ở
đâu ra?”.

So với những
ngày đầu nhập viện, sức khỏe nạn nhân đã khá hơn nhưng vẫn kêu đau từ các
vết thương. Người phụ nữ đáng thương ăn uống rất khó, mỗi bữa chỉ được vài
thìa cháo. Khi được hỏi: “Khi nào khỏi bệnh bà có đi giúp việc tiếp không?”,
bà ôm mặt khóc khiến người nghe không khỏi chạnh lòng: “Thôi ạ, già rồi giờ
ở nhà rau cháo nuôi nhau, chứ đi mà bị người ta hành hạ liệu có sống được
nữa không”, bờ vai bà rung lên từng hồi.

Theo Nguyễn Huệ/phapluatvn.vn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi