VN chế thiết bị kiểm tra vũ khí tiêm kích Su-30MK2

03/08/15, 07:45 Tin Tổng Hợp
(Kiến Thức) - Nhằm đảm bảo độ tin cậy vũ khí tiêm kích Su-30MK2, cán bộ Trung đoàn 923 đã chế tạo thành công thiết bị kiểm tra tên lửa không điều khiển.

(Kiến Thức) – Nhằm đảm bảo độ tin cậy vũ khí tiêm kích Su-30MK2, cán bộ Trung đoàn 923 đã chế tạo thành công thiết bị kiểm tra tên lửa không điều khiển.

Từ cuối năm 2011, Trung đoàn 923 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không – Không quân) được giao nhiệm vụ tiếp nhận, huấn luyện, chuyển loại, khai thác sử dụng tiêm kích đa năng Su-30MK2 thế hệ mới.
Phi công Trung đoàn 923. Ảnh: QĐND
Nhờ quyết tâm cao, chủ động trong mọi công việc, chỉ sau một thời gian ngắn, cán bộ chiến sĩ trung đoàn đã làm chủ, sử dụng thành thạo vũ khí trang bị khí tài (VKTBKT) mới. Hơn thế, tiểu đoàn đảm bảo kĩ thuật của trung đoàn còn tự sáng chế thiết bị kiểm tra mạch phóng vũ khí tiêm kích Su-30MK2 nâng cao đáng kể độ tin cậy VKTBKT.
Theo báo QĐND, thiết bị đó có tên là: “Thiết bị kiểm tra mạch phóng tên lửa không điều khiển trên máy bay Su-30MK2”, do Thiếu tá Nguyễn Tiến Long, Trợ lý vũ khí hàng không, Tiểu đoàn Đảm bảo kỹ thuật hàng không thiết kế, chế tạo.
Nhiều năm qua, Trung đoàn 923 vẫn dùng thiết bị thế hệ cũ để kiểm tra các mạch điện tên lửa, nên phải thực hiện nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian mà độ tin cậy không cao. Thiếu tá Nguyễn Tiến Long đã miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm thành công thiết bị mới, đưa vào sử dụng, tiết kiệm hơn 2/3 thời gian so với thiết bị thế hệ cũ, lại bảo đảm chính xác tuyệt đối.
Bệ phóng rocket trên tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam.
Loại tên lửa không điều khiển được nhắc tới trong sáng kiến này có thể chỉ các loại rocket S-8KOM, S-8OM, S-8BM, S-13T…. Đây là đạn không điều khiển, có động cơ, tùy cỡ đạn mà máy bay Su-30MK2 có thể mang được mấy chục quả để không kích mục tiêu mặt đất, tầm gần.
Trong đó, rocket S-8KOM hay S-8OM là biến thể của dòng rocket S-8 cỡ 80mm do Liên Xô phát triển từ những năm 1970 và sử dụng phổ biến tới tận ngày nay. S-8KOM là kiểu nổ mạnh chống tăng dài 1,57m, nặng 11,3kg, tầm bắn 1,3-4km, trong khi S-8 OM thuộc loại chiếu sáng mục tiêu (trong 30 giây), tầm bắn 4-4,5km. Còn S-8M cũng là dạng đạn xuyên giáp, phá công sự với chiều dài 1,54m, nặng 15,2kg, tầm bắn 1,2 đến 2,2km.
Đạn rocket S-13T là biến thể của dòng S-13 ra đời cùng thời S-8 nhưng có kích cỡ lớn lên tới 122mm. Đây là kiểu đạn chống tăng liều đúp dài đến 2,99m, nặng 75kg, tầm bắn 1,1-4km, có khả năng thâm nhập sâu đến 6m đất và 1m bê tông cốt thép.

Theo Kiến Thức

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi