“Bé An” Hùng Thuận cùng bạn tìm hiểu về miền đất võ Bình Định
ANTĐ – Nam diễn viên Hùng Thuận đã cùng Thanh Bình “tranh tài” khám phá đời sống, văn hóa truyền thống ở vùng đất Tây Sơn, Bình Định.
ANTĐ – Nam diễn viên Hùng Thuận đã cùng Thanh Bình “tranh tài” khám phá đời sống, văn hóa truyền thống ở vùng đất Tây Sơn, Bình Định. Bài viết liên quan “Sao” nhí ngày ấy và bây giờ Chuyện về “diễn viên tay ngang”
“Bé An” của phim “Đất phương nam”, hai diễn viên Hùng Thuận – Thanh Bình đã tìm về vùng đất hào hùng Tây Sơn, Bình Định để khám phá, tìm hiểu nét văn hóa, truyền thống trong chương trình “Lữ khách 24h”. Chương trình đã được phát sóng vào ngày 26-7 trên kênh HTV7. Cả 2 chia làm 2 đội và tự mình vượt qua các thử thách được đề ra. Tại đất võ Bình Định, nhiều làng nghề, giá trị văn hóa từ hơn 300 năm trước vẫn được người dân địa phương gìn giữ. Hùng Thuận và Thanh Bình đã có cơ hội tìm hiểu cách làm bánh ít lá gai, nón ngựa (loại nón truyền thống ngày xưa quân Tây Sơn sử dụng đánh trận), tìm hiểu võ cổ truyền Bình Định… Thanh Bình- Hùng Thuận tại Bình Định Hùng Thuận rất hào hứng khi biết được anh phải tìm hiểu cách làm bánh ít lá gai. Nam diễn viên tiết lộ anh rất có “tâm hồn ăn uống” nên việc nhận thử thách này cũng như “cá gặp nước”. “Lá gai phải phơi khô, ngâm nước cho nở ra, sau đó luộc lên, vắt khô rồi xay thành bột bánh. Phải nhồi bột khi còn nóng thì mới hiệu quả. Mỗi ngày, một người dân có thể làm tối đa hai thiên bánh. Bánh ít rất ngon, bột mịn, nhân tuyệt vời. Thật sung sướng khi nhận thử thách này.” – Hùng Thuận cho biết. Nam diễn viên Hùng Thuận làm bánh ít lá gai Đối với bạn đồng hành thì có phần vất vả hơn, ngay từ đầu chương trình, Thanh Bình đã cho cả đoàn chờ… 2 tiếng khi chuyến bay của anh gặp sự cố. Vừa xuống máy bay, Thanh Bình đã phải bắt đầu thử thách ngay và không có nhiều sự chuẩn bị như Hùng Thuận nên đã gặp không ít khó khăn. Thanh Bình nhận được thử thách tìm nghệ nhân Đỗ Văn Lan để học các làm chiếc “nón ngựa” truyền thống của đội quân Tây Sơn. “Một chiếc nón được làm thủ công mất rất nhiều thơi gian nhưng có thể sử dụng cả trăm năm vẫn không bị hỏng. Chỉ đáng tiếc là nghề này hiện đang mai một dần. Ước mơ lớn nhất của nghệ nhân Đỗ Văn Lan (người hướng dẫn tôi) chỉ là kiếm được học trò để truyền nghề.” – Thanh Bình chia sẻ. |
Theo ANTĐ