[Photo] Những bức chân dung của động vật mang phong cách con người
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Tim Flach đang triển lãm những bức ảnh chân dung về động vật theo nguyên tắc vẽ chân dung của con người.
Mắt khỉ. (Nguồn: ibtimes) Cái chổi bay. (Nguồn: ibtimes) Cây chổi đang ngủ. (Nguồn: ibtimes) Đây không phải là một mô hình hay có tác động của con người nhổ lông gà. Con gà này tự nhiên đã không có lông nhờ những đột biến gen lặn có trong tự nhiên nhằm loại bỏ lông cho giống gà broiler. Đây là một bước đột phá trong chương trình nhân giống gà của giáo sư Avigdor Cahaner tại đại học Hebrew Jerusalem, Israel. Ông hy vọng tìm ra lợi ích cho xã hội bởi những giống không lông thích nghi với nhiệt độ nóng dễ hơn, do đó có thể nhân giống chúng ở những nước nhiệt đới mà không cần hệ thống làm mát đắt tiền. Gà broiler không lông sẽ không cần tốn năng lượng mọc lông, từ đó tập trung phát triển chất lượng thịt. Trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, hy vọng và sắc đẹp. Chim bồ câu trong ảnh không chỉ tượng trưng cho tình yêu và hòa hợp và còn thể hiện cách con người định hình động vật và ý nghĩa. (Nguồn: ibtimes) Nghệ thuật của chết chóc. (Nguồn: ibtimes) Trước khi được chứng minh loài dơi liên quan mật thiết với loài gặm nhấm, nhiều người tin rằng dơi có quan hệ với loài người và linh trưởng. Bức ảnh này đã chứng minh điều đó. (Nguồn: ibtimes) Jambo. (Nguồn: ibtimes) Tình trạng hiện tại của loài gấu trúc đã giúp nó trở thành đại sứ của muôn loài với ý nghĩa nếu gấu trúc tuyệt chủng, thế giới sẽ chứng kiến sự mất mát to lớn mặc dù ảnh hưởng của nó đối với môi trường không hề lớn. Trong khi đó, nhiều loài có ảnh hưởng tới môi trường cũng đang trên bờ tuyệt chủng nhưng không dễ thương bằng gấu trúc nên ít được chú ý hơn. (Nguồn: ibtimes) Ji Li ‘may mắn.’ (Nguồn: ibtimes) Theo ước tính, chỉ còn hơn 3.000 con hổ sống trong tự nhiên và 5.000 con được nuôi giữ ở Mỹ. Bức ảnh là 3 biến thể màu lông của hổ bengal. Các giống lai này thường được nuôi nhốt bởi thu hút sự chú ý trong công viên và hiếm khi bắt gặp ở tự nhiện. Trước đây, để đạt được các biến thể màu này, hổ Bengal sẽ được phối giống với các cá thể tương đồng gần giống. Ngày nay, các công viên đã dừng hoạt động này khi nhận ra ngân hang gen đang giảm dần. (Nguồn: ibtimes) Kanja đang lắc mình. (Nguồn: ibtimes) Bức ảnh được thực hiện cẩn thận để tóm tắt và đủ nhận biết cho giúp người xem tự suy đoán. Bức ảnh nói lên rất nhiều điều, đó vừa là hình ảnh của một con ngựa đẹp vừa giống một núi tuyết trắng. (Nguồn: ibtimes) Con dơi hát Opera. (Nguồn: ibtimes) Bức ảnh này lấy cảm hứng từ lối vẽ phong cảnh truyền thống. Nó được sắp xếp theo hướng ngược kim đồng hồ với các vùng sáng và tối để thu hút sự chú ý của người xem. (Nguồn: ibtimes) Bức ảnh vẽ về chú gấu Tian Tuan đang sống tại Công viên quốc gia ở Washington DC nhưng bức ảnh này còn có hiệu ứng lớn hơn. Nhiều người nhìn vào sẽ thấy Tian Tian đang ngồi giữa rừng núi Trung Quốc nhưng hóa ra đang tự nhốt mình trong phòng nhờ chi tiết góc trên, bên phải. (Nguồn: ibtimes) |
Theo VietnamPlus