Thế giới có những phát ngôn ấn tượng nào?

02/01/12, 16:47 Tin Tổng Hợp

Người dân Mỹ “chiếm phố Wall”, chính trường Mỹ hướng về châu Á, chuyện bầu cử ở Nga hay sự ra đi của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il… đã tạo nên những phát ngôn ấn tượng trên trường quốc tế.

Từ Quảng trường Tahir đến phố Wall

Năm 2011 khởi đầu với cuộc cách mạng ở Ai Cập trong tháng giêng – hai 2011 chấm dứt 30 năm cầm quyền của tổng thống bị cáo buộc là độc tài và tham nhũng. Được xem là lấy hứng từ khẩu hiệu ‘Phẩm giá trước, bánh mỳ sau” của cuộc cách mạng Hoa nhài Tunisia trước đó. Trong lịch sử Ai Cập, đã từng xảy ra cuộc nổi loạn bánh mỳ (Bread riots) năm 1977, rồi 2005, do giá bánh mỳ cao trên nền đói kém do suy thoái kinh tế… Tâm điểm của cách mạng Ai Cập là Quảng trường Tahir tại thủ đô Cairo.

Lấy hứng từ “mùa xuân A rập”, người dân Mỹ đã biểu tình tại phố Wall, “sào huyệt của các tài phiệt” để đòi quyền bình đẳng, chống sự khuynh loát của giới tài phiệt đối với nền chính trị của đất nước. Các khẩu hiệu của cuộc “chiếm phố Wall” khá sinh động, nhưng cũng gợi lại thông điệp về phẩm giá và bánh mì, như “Nhân dân cao hơn lợi nhuận” (People over profits)…

 

 

 

Đặc điểm chung của các cuộc biểu tình ở thế giới Arập, ở Mỹ, và ở Nga… là thường không có lãnh tụ nổi bật, những cốt cán thường là netizens (người dân của “quốc gia” là mạng Internet), nguồn gốc là những yêu sách của người dân nghèo, thường chiếm đại đa số dân cư, đã nhiều năm liền không được quan tâm đến, hoặc không được giải quyết thấu đáo.

Trở lại châu Á

Ngày 17/11/2011, Tổng thống Obama đã tuyên bố “Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ hoàn toàn là một bộ phận của châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ 21”.

Trong một bối cảnh trước đó hôm 23//7/2011, Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo: “Không được dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông”. Một nhận định véc tơ chính trị thế giới lại trỏ vào không gian chiến lược chứa Việt Nam, có thể không quá xa.

Hết vé khứ hồi về Kremli?

Ngày 24/9/2011, Thủ tướng Putin nói: “Giữa tôi và Medvedev đã có thỏa thuận từ lâu…”. Phát ngôn của Thủ tướng làm dấy lên những mặc định về cuộc hoán đổi ngôi vị của ông với tổng thống Nga đương nhiệm. Nhiều người cho rằng,  đây  là “phát súng” đánh thức con gấu Nga, hay ngủ đông nhưng cục tính, đang nổi đóa về việc chiếu trên dàn xếp với nhau về các vai “lý cựu, lý đương” không màng đến ý kiến của 150 triệu người dân. Phương Tây gọi tình hình ở Nga là “cuộc cách mạng Tuyết”. Người đọc Việt liên tưởng tác phẩm Xô viết ‘Tuyết bỏng”…

Anh trở lại là … hòn đảo

Mới đây, Anh quốc đã khước từ một số nghĩa vụ quan trọng của một thành viên Liên minh châu Âu. Gợi lên những dự cảm về chuyện con giáp số 1 và chiếc tàu… Đối với dân Việt, tín hiệu này còn khiến những nguồn “tiết kiệm” từng được hoán đổi sang đồng tiền “trẻ” euro, có thể sẽ phải đi tìm về bờ bến mới an toàn hơn.

Tấm gương Nhật Bản

Những hình ảnh thảm hoạ do nổ nhà máy điện nguyên tử Nhật đã nhạt, nhưng mỗi lần đi qua ĐSQ Nhật trên đường Liễu Giai, lại thấy tấm biển lớn đề lời cảm ơn nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ và động viên Nhật Bản trong thảm hoạ. Lại nhớ những “cảm tử quân” Nhật trí tuệ, kỷ luật, giàu tình cảm. Lại nhớ Nhật Bản vẫn duy trì viện trợ ODA cho Việt Nam bất chấp đại hoạ sóng thần.

Mật chỉ cuối cùng của nhà lãnh đạo Kim Jong Il

Ngày 28/11, tờ JoongAng Daily (Hàn Quốc) đưa tin Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il đã ra “mệnh lệnh đặc biệt” cho chỉ huy Quân đoàn 4. Đây là một đơn vị từng nã pháo sang phía Hàn Quốc hồi tháng 11 năm ngoái. Động thái này khiến phía Hàn Quốc “hết sức quan ngại”.

Việc Quân đội Triều Tiên thay đổi tần số và bảng mã hoá làm cho việc tìm hiểu nội dung của mật lệnh cuối cùng của lãnh tụ Kim Jong Il chìm sâu thêm vào vòng bí mật. Cẩn tắc vô ưu, Hàn Quốc hẳn cũng ráo đang ráo riết đề phòng tình huống không hay nhất.

Ông Gaddafi
nói gì?

Phát ngôn cuối cùng của “Vua của các vua châu Phi”, một trong những người giàu nhất thế giới. Ông Gaddafi hỏi người dân thường bắt ông ta: “Này anh bạn, liệu tôi có thể làm gì cho anh?” (20/10/2011).

Lê Đỗ Huy (tổng hợp)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi