“Ám ảnh châu Phi” từ những bức ảnh hoang dã

11/12/11, 18:54 Tin Tổng Hợp

Nhắc đến châu Phi, bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên? Hình ảnh đàn hươu cao cổ thảnh thơi ăn lá, cuộc săn mồi ngoạn mục của bầy sư tử, hay những đàn thú đông đúc hàng ngàn con? Thế nhưng, bức tranh thiên nhiên của “lục địa đen” không chỉ có mảng màu rực rỡ, tươi sáng mà còn đó những mảng tối không dễ gì thấy được. Bộ ảnh dưới đây sẽ phần nào hé mở cho chúng ta điều đó.

Sư tử nằm dưới thân cây sắp đổ.


Chú voi với nửa vành tai.


Hình ảnh lặng lẽ của một chú trâu rừng, trái ngược hẳn với bản tính dữ dằn thường thấy ở loài này.

Nhiếp ảnh gia người Mỹ Nick Brandt là người đã dành hơn 10 năm để ghi lại những hình ảnh hiếm hoi về cuộc sống các loài động vật hoang dã ở Đông Phi. Ông đã “bén duyên” với mảnh đất này ngay từ lần đầu đến đây trong vai trò đạo diễn để quay MV “Earth Song” cho ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson. Cảnh tượng “những sinh vật tuyệt vời chạy băng qua trước mắt như cảnh tượng từ thời tiền sử” đã khiến vị đạo diễn tài ba hoàn toàn bị mê hoặc. Ông quyết định từ bỏ hẳn sự nghiệp thành công của mình để đến với nhiếp ảnh, với hi vọng ghi lại được những khoảnh khắc kỳ diệu tuyệt vời của thiên nhiên.


Hình ảnh hùng vĩ về đàn linh dương nối đuôi nhau vượt qua sông.


Sư tử tỉnh giấc trước cơn bão.


 Đám mây bụi trên lưng một chú voi.

Để có được một tấm hình chân thực, nhiếp ảnh gia của chúng ta phải bỏ ra hàng tuần trời để theo chân loài vật, kiên nhẫn chờ đợi khoảnh khắc khi nó đứng giữa một khung cảnh toát lên tất cả “cái thần” của mình. Ông cũng thường đến rất gần để chụp hình con vật mà không cần dùng ống kính tele (ống kính có tầm nhìn rất xa). Đơn giản vì ông tin rằng “mọi tạo vật, dù là con người hay không phải con người, đều bình đẳng về quyền được sống”. Chính tâm niệm này đã đem đến cho ông lòng can đảm không phải ai cũng có.


Gia đình báo đốm.


Một chú linh dương già mù.

Trong những bức hình này, thiên nhiên châu Phi hiện lên không ồn ào, ngoạn mục như trên những tấm ảnh màu hay các thước phim khoa học. Tác giả đã khước từ mọi sự hỗ trợ của hiệu ứng màu sắc mà chỉ sử dụng hai mảng màu đen – trắng nhằm nhấn mạnh mảng tối trong cuộc sống những loài động vật nơi đây.  Đó là thảm cảnh của chúng dưới áp lực của nạn săn bắn trộm, sự biến đổi khí hậu ngày một bất thường, hay sự xâm lấn tràn lan của con người vào môi trường sống tự nhiên. Phông nền đen – trắng khiến hình ảnh những loài động vật khác nhau hiện lên hoàn toàn mộc mạc, hoang sơ song vẫn pha lẫn nét u buồn đầy ám ảnh.


 Một quả trứng đà điểu bị bỏ rơi trên mảnh đất khô cằn.

Xác một chú dơi trên cành cây khô.


Chim hồng hạc bị chết khô trên hồ Natron, Tanzania.


Một đàn voi vây quanh hộp sọ của đồng loại.

Trong những năm gần đây, nạn săn bắn trộm đã cướp đi sinh mạng của ngày càng nhiều cá thể động vật hoang dã trên vùng đất này. Theo số liệu của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF), nếu như năm 1930 có tới 30 triệu con voi sống ở châu Phi, thì đến nay, số lượng chỉ còn khoảng vài trăm nghìn cá thể. “Mỗi năm qua đi, số lượng của chúng ngày càng ít đi”, ông Brandt nói.

Những người gác rừng đau lòng giữ cặp ngà của những chú voi bị bọn săn trộm giết chết.


Hình ảnh chú voi này được chụp vào năm 2007. Nhưng khi tác giả quay lại đây năm 2009, chú voi đã bị giết hại và lấy đi cặp ngà quý.

Những tấm hình của Nick Brandt có mặt trong 3 cuốn sách ảnh: “On This Earth” (2005), “A Shadow Falls” (2009) và một cuốn đang trong quá trình hoàn thiện. Hai bộ sách đầu đã tái hiện một cách chân thực sự biến mất nhanh đến ngỡ ngàng của quần thể động vật hoang dã châu Phi trong hơn một thập kỷ qua.

Cuốn sách đầu tiên cho thấy một thiên đường khi các loài động vật sống yên bình giữa những đồng cỏ, các khu rừng tươi tốt. Khung cảnh trong cuốn sách thứ hai trở nên dần trống trải và khô hạn hơn. Cuối cùng, các loài thú ít dần đi và cây cỏ gần như biến mất. Bộ sách, như các nhà phê bình nhận xét, đã kể lại một câu chuyện tình yêu mà không có hạnh phúc mãi mãi về sau.

Hộp sọ của hươu cao cổ chơ vơ trên mặt hồ khô cạn.


 Hai chú hươu cao cổ hoang mang trước cơn lốc xoáy.


Xác chết của những chú chim bám chặt trên cành cây.


Thế giới động vật hoang dã đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng bởi những hành vi của chính con người. Nếu không hành động kịp thời thì chẳng bao lâu nữa, những người bạn trên hành tinh xanh của chúng ta sẽ dần dần biến mất.

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"