10 năm trước, 36 người Tây phương đến Bắc Kinh thỉnh nguyện

22/11/11, 16:33 Tin Tổng Hợp
 

10 năm trước, 2 giờ chiều ngày 20/11/2001, ngay giữa quảng trường Thiên An Môn đông đúc như thường lệ, một nhóm người Tây phương đã tập trung gần cột cờ tại quảng trường và chụp ảnh tập thể. Phần lớn họ là những người trẻ tuổi đang xếp bằng ngồi trên mặt đất, với vài người giương lên một biểu ngữ màu vàng rất lớn, trên đó ghi ba chữ Hán rất to “Chân Thiện Nhẫn” và phiên dịch tiếng Anh: “Truth Compassion Tolerance”.

Chưa đầy 30 giây sau, một lượng lớn cảnh sát ập đến, giật lấy tấm biểu ngữ và cưỡng chế lôi tất cả mọi người lên xe. Người thanh niên 23 tuổi đến từ Canada, Zenon Dolnyckyj, đột nhiên giẫy thoát từ tay cảnh sát và rút trong áo T-shirt ra một tấm biểu ngữ nhỏ ghi năm chữ Hán: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Vừa giương biểu ngữ, anh vừa chạy đến bên các du khách Trung Quốc và hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Châu Âu biết! Canada biết! Nước Mỹ biết, cả thế giới đều biết, Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Anh không ngừng hô lớn, cho tới khi ba cảnh sát hung dữ đánh anh ngã xuống mặt đất.

Vài phút sau, 36 người Tây này bị bắt toàn bộ. Một ký giả người Đức có mặt tại hiện trường và đã chứng kiến toàn bộ sự kiện hồi tưởng lại: “Cảnh sát ẩu đả họ, đánh ngã họ xuống đất. Tất nhiên, cảnh sát không tàn nhẫn với họ như cách họ hành xử với các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc”.

Những người Tây này bị giam tại một nơi gần Thiên An Môn. Zenon đã liên lạc thành công bằng điện thoại với những người bạn ở Canada của anh, và nói với họ vắn tắt về tình trạng của bản thân, cũng như tình huống phóng viên CNN và phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài bị bắt giữ cùng. Ngày hôm sau, toàn bộ 36 người Tây phương bị cưỡng chế trục xuất. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Các hãng thông tấn lớn như New York Times, CNN, BBC, Reuters, Associated Press, và Daily News đều đưa tin.

Đây chính là sự kiện mang tính lịch sử khi 36 người Tây phương đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và kêu gọi chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.

36 người Tây phương này đến từ tổng cộng 12 quốc gia khác nhau như Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Mỹ, Canada, Australia, v.v. Trong số họ có giám đốc công ty, kỹ sư năng lượng nguyên tử, sinh viên, cố vấn kỹ thuật, bác sĩ và cả phụ nữ nội trợ. Họ không quản vạn dặm tới Bắc Kinh chỉ để nói một câu thành tâm tại quê hương của Pháp Luân Công: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.

Chỉ trong vòng 2 năm kể từ ngày 20/7/1999 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu trấn áp tàn khốc Pháp Luân Công, ít nhất 300 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết, hơn 1.000 người bị tống vào bệnh viện tâm thần, và hơn 50.000 người bị lao động cưỡng bức hoặc bỏ tù. Số học viên Pháp Luân Công bị mất việc hoặc phạt tiền thì khó mà đếm được, hơn 100 triệu người đã bị tước đoạt tự do tín ngưỡng và các quyền cơ bản của con người.

“Chúng tôi đến vì các bạn”

Vì sao người nước ngoài phải đến Trung Quốc thỉnh nguyện? Từ tuyên bố của họ trước lúc khởi hành, chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời. Zenon khi ấy là một sinh viên đại học. Trước khi tới Trung Quốc, anh đã lưu lại một băng ghi hình, chủ yếu nói về trải nghiệm và lợi ích của bản thân anh khi tu luyện Pháp Luân Công. Anh muốn dùng khuôn mặt và hành vi người Tây phương của mình để nói với những người Trung Quốc bị lừa dối sự thật rằng Pháp Luân Đại Pháp được tôn trọng và hoan nghênh tại khắp nơi trên thế giới, nhưng lại bị đàn áp tàn khốc tại chính mảnh đất quê hương nó.

Anh nói: “Tôi không phản đối chính phủ Trung Quốc, cũng không phản đối nhân dân Trung Quốc. Trên thực tế, từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã có lý giải sâu sắc hơn về văn hóa Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa, và đây cũng chính là nguyên nhân khiến tôi cảm thấy nhất định phải tới Trung Quốc. Tôi biết rằng Pháp Luân Công là tốt, bởi vì tôi đã tự mình tu luyện Pháp Luân Công 3 năm rưỡi. Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã bỏ được rượu chè, thuốc lá, ma túy và các thói xấu khác. Trước khi tìm thấy Pháp Luân Công, tôi đã chuẩn bị tách khỏi gia đình bè bạn, rời bỏ xã hội này, bởi vì tôi cảm thấy rất tuyệt vọng. Tôi đã quyết định ẩn thân nơi núi sâu. Tuy nhiên không lâu sau, tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công”.

“Tôi đã từ bỏ tất cả những thứ tôi từng nghiện ngập trước đây, và tâm hồn dơ bẩn bại hoại của tôi nay đã tràn ngập ‘Chân-Thiện-Nhẫn’. Sau khi mẹ tôi chứng kiến thay đổi lớn lao trên thân tôi, bà cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Bệnh viêm khớp của bà đã khỏi, và bà đã giảm được cân nặng. Những điều ấy đã củng cố niềm tin vững chắc của bà vào tu luyện Pháp Luân Công”.

Bốn học viên Pháp Luân Công người Tây phương tại Zurich đã giải thích động cơ chuyến đi của họ cho bạn bè bằng một cuốn băng từ. Trong đó họ tuyên bố: “Trái ngược với tuyên truyền bịa đặt của chính phủ Trung Quốc, khi chúng tôi tập Pháp Luân Công, chúng tôi thấy nó rất tốt, rất chân chính. Chân-Thiện-Nhẫn đúng là điều cần thiết cho thế giới đầy bạo lực và khủng bố của chúng ta. Chân-Thiện-Nhẫn mang đến hòa bình và hài hòa. Chính những người Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công đã mang theo tâm thái ôn hòa này để dũng cảm đối diện với chủ nghĩa khủng bố quốc gia của Giang Trạch Dân. Họ không đánh lại khi bị đánh, và không mắng lại khi bị mắng chửi. Trong ánh mắt của những người thỉnh nguyện này là khí phách tuyệt đối phi bạo lực”.

Một người khác cũng nói: “Học viên Pháp Luân Công sẽ vĩnh viễn không phản đối chính phủ. Họ chỉ là những người tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, muốn làm người tốt mà chịu bức hại và bị tước đi cơ hội nói lời chân thật. Chúng tôi lấy thỉnh nguyện ôn hòa để chứng thực và bảo vệ Chân-Thiện Nhẫn, đồng thời kêu gọi mỗi người lương thiện trên thế giới hãy đứng lên ngăn chặn bức hại. Chúng tôi muốn để các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc biết rằng họ không cô đơn trong cuộc kháng cự bức hại này, và trong trận chiến giữa Thiện và ác này, trên thế giới là không có biên giới. Chúng tôi muốn dùng phương thức này để biểu đạt nguyện vọng của chúng tôi với toàn thế giới rằng hãy kết thúc cuộc bức hại và ngược đãi phi lý này.”

Giọng hát tiếng Trung của Sara khiến cảnh sát rơi lệ

Sau đó còn có không ít học viên Pháp Luân Công Tây phương đến Bắc Kinh, với hy vọng tiếng nói từ đáy lòng của họ sẽ đến được với những người Trung Quốc đáng quý. Sara Effner là một trong số đó.

Ngày 20/7/1999 rơi đúng vào ngày sinh viên đại học Sara đang đi du lịch Trung Quốc lần thứ hai. Trong ngày hôm ấy, báo chí Trung Quốc tiến hành tuyên truyền rợp trời dậy đất để phỉ báng Pháp Luân Công. Ba tháng sau khi trở về Mỹ, Sara mới phát hiện tuyên truyền tại Đại Lục hoàn toàn là bịa đặt vu khống, từ đó cô nảy sinh tâm nguyện muốn nói rõ sự thật với người Trung Quốc.

Đúng vào Lễ Tình nhân ngày 14/2/2002, Sara một lần nữa tới Trung Quốc. Cô muốn đến quảng trường Thiên An Môn để giương lên biểu ngữ “Chân Thiện Nhẫn”, thế nhưng vừa tới gần quảng trường thì một công an ập tới và đưa cô về đồn. Không lâu sau, mười mấy học viên Pháp Luân Công Tây phương khác cũng bị bắt vào đồn công an.

Cảnh sát sau đó đưa họ đến một nơi khác. Trên đường, Sara đứng lên và hát một ca khúc mà cô yêu thích nhất: Đắc Độ. “Lạc sâu trong cõi phàm gian, Mê mờ không biết đường về. Thấm thoát đã trăm nghìn năm, May gặp Sư tôn phổ độ. Đắc độ, đắc độ, Đừng lỡ cơ duyên tái ngộ.” Cảnh sát bắt đầu hướng khuôn mặt dữ tợn của họ về phía cô để buộc cô ngồi xuống im lặng, nhưng Sara vẫn kiên trì đứng hát thêm một hồi. Nhưng rồi tất cả công an đều yên tĩnh lắng tai nghe, thậm chí một vị công an còn bị ca khúc của cô cảm động sâu sắc và lén chùi giọt lệ nơi khóe mắt. Sara nói với anh: “Chúng tôi đến từ các nơi trên thế giới chính là để nói với các anh rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Hiện tại các anh đã biết, sau này nhất định phải nhớ nói với gia đình và bè bạn”.

Sau khi bị câu lưu mười mấy tiếng đồng hồ, Sara và các học viên khác bị trục xuất về Mỹ. Khi được hỏi chuyến đi có đáng hay không, Sara gật đầu không do dự và nói: “Chúng tôi đã được người thế giới thấu hiểu. Bức hại Pháp Luân Công không chỉ là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, mà là vấn đề nhân quyền của toàn thế giới”.

Mười năm đã trôi qua trong nháy mắt, và ĐCSTQ vẫn đang bức hại tàn khốc Pháp Luân Công, thế nhưng Pháp Luân Công đã hồng truyền tại hơn 114 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn thế giới đều biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt, còn bản chất “giả, ác, bạo” của ĐCSTQ đã bị loài người chối bỏ hoàn toàn.

(Đại Kỷ Nguyên)

chanhkien.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?